24/05/2017, 14:14

Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Bài làm Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét :” Nguyễn Ngọc đích thực là tri thức của núi rừng là nhà văn hoa của Tây Nguyễn”. Trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc ông dã gắn bó máu thịt ...

Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Bài làm Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét :” Nguyễn Ngọc đích thực là tri thức của núi rừng là nhà văn hoa của Tây Nguyễn”. Trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc ông dã gắn bó máu thịt với mảnh đất Tây Nguyên và có những sáng tác thành công về mảnh đất và con người nơi đây. Tiếp nối tiểu thuyết “Đất Nước đứng lên” là truyện ngắn “Rừng xà ...

.

Bài làm

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét :” Nguyễn Ngọc đích thực là tri thức của núi rừng là nhà văn hoa của Tây Nguyễn”. Trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc ông dã gắn bó máu thịt với mảnh đất Tây Nguyên và có những sáng tác thành công về mảnh đất và con người nơi đây. Tiếp nối tiểu thuyết “Đất Nước đứng lên” là truyện ngắn “Rừng xà nu” sáng tác năm 1965. Đây là bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu nước. Tác phẩm là truyện đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn. Một trong những thành công công của tác phẩm là đã xây dựng được hình tượng nghệ thuật độc đáo giàu giá trị biểu tượng như “Rừng xà nu”. 

Trước hết rừng xà nu là hình tượng nghệ thuật lớn bao chùm toàn bộ tác phẩm, đã xuất hiện ngay nhan đề của truyện, trong phần mở đầu và kết thúc, đặc biệt còn rải rác khắp truyện với những hình ảnh khác nhau: đồi xà nu, rừng xà nu, khói xà nu… đã đem đên sức sống mãnh liệt cho tác phẩm và trở thành điểm tựa cho nhà văn suy ngẫm về mảnh đất và con người Tây Nguyên

Trên mảnh đất Tây Nguyên có biết bao là loại cây sinh sôi nảy nở nhưng Nguyễn Trung Thành đã lựa chọn cây xà nu làm hình tượng nghệ thuật lớn cho tác phẩm của mình. Xà nu là loại cây họ thông, gỗ túy, nhựa thơm sức sống mãnh liệt, mọc rất nhiều thành những cánh rừng lớn. Trong tác phẩm hình ảnh cây xà nu xuất hiện tràn ngập tạo nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoang dã đậm đà bản chất Tây Nguyên.

Nếu như người dân miền Bắc là cây tre gắn bó sâu sắc thì với người miền Nam là cây dừa, còn người Xô man hiện ra gần gũi quen thuộc  với hình ảnh cây xà nu ngay cả trong sinh hoạt cuộc song hàng ngày. Tuef việc láy gỗ làm nhà, củi xà nu lại cháy sáng trong bếp lửa mỗi nhà, phủ lên bảng cho Tnú học…thì xà nu cũng là nhân chứng cho mọi biến cố đau thương và hào hùng của người dân Xô man. Dưới ngọn lửa xà nu Tnú đọc thư của anh Quyết gửi dân làng trước lúc hi sinh, lửa xà nu cháy trên 10 đầu ngón tay của Tnú trước điệu cười man dợ của kẻ thù và đáng nhớ nhất là nhựa, đuốc xà nu cháy sáng trong tay cụ Mết trong đêm đồng khởi và xác 10 tên giặc nằm ngổn ngang bên đống lửa xà nu.

Như vậy rừng xà nu không chỉ làm phông nền cho câu chuyện mà còn là linh hồn của Tây Nguyên, của dân làng Xô man, là nhân chứng lịch sử thầm lặng của cộng đồng người nơi đây.

Trong chiến ranh cây xà nu được nhà và khắc họa đại diện cho con người Tây Nguyên đau thương. Thương tích chiến tranh mà rừng xà nu chịu được thể hiện ngay ở đầu tác phẩm:” làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc” câu văn đã khắc họa một tư thế, một sức sống trong cuộc đấu tranh với cái chết, đặt xà nu vào thế hiểm của hoàn cảnh báo hiệu mọt cuộc quyết đấu căng thẳng trong bão táp chiến tranh. Xà nu ngày ngày phải gánh chịu bao bom đạn của kẻ thù:” hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn” cho nên “cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”. Nhìn vào góc rừng nào ta cũng bắt gặp dấu vết của sự tàn phá hủy diệt. Và cũng chưa bao giờ ta được chứng kiến nét vẽ đau đớn về thiên nhiên của Nguyễn Trung Thành:” có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào à như một trận bão ở những vết thương nhựa ứa ra, ngọt ngào tràn trề, thơm ngào, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”. Những hình ảnh ấy đều gợi ta đến nỗi đau thương cử dân làng xô ma giống như rừng xà nu bị bom dạn hủy diệt của kẻ thù. Thì không một thê hệ nào nổi dậy lại không chịu tội ác dã man tàn bạo của quân xâm lược: anh Quyết của Đảng đã hy sinh, anh Sút bị treo cổ, bà Nhan bị chặt đầu, mẹ con Mai thì bị đánh đến chết, rồi đến Tnu cũng bị đốt cháy 10 đầu ngón tay.

Không chỉ vậy rừng xà nu còn biểu tượng cho sự kiên cường bất khuất, sức sống mãnh liệt của người dân Xô ma. Từ rừng xà nu còn toát lên một sức sóng mãnh liệt không một loài nào sống được:” cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có 4,5 cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Đặc biệt có những cây đã trưởng thành:” đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”. Đóa là những hình ảnh tuyệt đẹp gợi lên sức sống mãnh liệt của rừng xà nu, nó là bằng chứng cho thấy sự sống luôn mạnh hơn cái chết và nó tồn tại hơn ngay trong cả sự hủy diệt. Già làng Mết cũng khẳng định sức sống mãnh liệt của cây xà nu:” không có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta, cây mẹ ngã cây con mọc lên đố nó giết hết rừng xà nu này”. Bằng sức sóng mãnh liệt ấy những cây xà nu nối tiếp nhau tạo thành những rừng xà nu bạt ngàn bất tận:”rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”. Tố Hữu đã từng viết:

“ Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng  che bộ đội, rừng vây quân thù”

Những cây xà nu nối tiếp nhau chính là biểu tượng cho người dân Xô man nối tiếp nhau trên con đường đấu ranh giữ đất nước. Cụ Mết là cây cổ thụ xà nu, là linh hồn cội nguồn của dân làng. Tnu là nứa cây xà nu trưởng thành vững chãi trong giông bão. Mai ngã xuống đã có Dít thay cho chị cứng cỏi và mạnh mẽ hơn. Và sau Tnu đã có cậu bé Heng hứa hẹn một lớn cây xà nu trưởng thành trong tương lai. Như Tố Hữu đã từng  viết

“Đúng là lớp cha trước lớp con sau
Đã thành đồng chí chung nhau quân thù”

Hay như Hoàng Trung Thông đã viết:

“ Tôi lại viết bài thơ trên báng súng
Con lớn lên đang viết tiếp thay cha
Người đứng dậy viết người ngã xuống
Ngày hôm nay viết tiếp ngày hôm qua”

Cây xà nu ham ánh sáng nhựa thơm mỡ màng biểu tượng cho dân làng xô man ham cuộc sống tự do và tâm hồn đẹp. Nhà văn Ngyễn Trung Thành đã khẳng định trong tác phẩm của mình:” đây là loại cây ham ánh sáng mặt trởi đến thế. Nó phóng lên rất nhanh đẻ tiếp lấy ánh nắng. Từ trên cao rọi xuống từng luồng thẳng tắp”, những hình ảnh đẹp ấy gợi lên niềm khao khát cuộc sống tự do và tình yêu cách mạng của con người Tây Nguyên. Cây xà nu với nhựa thơm mỡ màng, lóng lánh vô số hạt bụi vàng cũng như con người Tây Nguyên gian khổ lạ càng tỏa sáng. Từ lời cụ Mết vang vọng:” cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước này còn”. Ý thức được điều này đặt trong sự khủng bố dã man của kẻ thù. Những thế hệ làng xô man nối tiếp nhau nuôi cán bộ và tiếp tục xây dựng cách mạng.

Truyện ngắn “ Rừng xà nu” mang kết cấu vòng tròn, đầu cuối tương ứng. Nếu ở đầu tác phẩm là những đồi xà nu nối tiếp nhau thì ở cuối tác phẩm là rừng xà nu nối tiếp nhau, từ đó cho thấy sức sống mãnh liệt của rừng xà nu, của con người Tây Nguyên nói riêng và con người Việt Nam nói chung. Mặt khác với kết cấu như vậy nhà văn đem đến chó người đọc cảm nhận rừng xà nu là một bản anh hùng ca hứa hẹn những kì tích chiến công trong tương lai, hơn thế đã tô đậm hơn cảm hứng sử thi hùng tráng của tác phẩm. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, xây dựng hình tượng cây xà nu, rừng xà nu cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi. Giọng văn thì tha thiết rất giàu biểu cảm tự hào. Sử dụng con mắt điện ảnh lúc thì quay cận cảnh lúc thì lại ra xa tạo ra một không gian vừa khái quát vừa cụ thể, kết hợp các giác quan nhuần nhuyễn. Sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, biểu tượng.   

Bằng ngòi bút tinh tế và cái nhìn nhạy cảm, Nguyễn Trung Thành đã xây dựng rừng xà nu là hình tượng nhân vật, đem lại khuynh hướng sử thi cho tác phẩm. Không những vậy còn khẳng định vị trí không thể thay thế của Nguyễn Trung Thành trong con người Tây Nguyên và làm giàu cho tri thức bạn đọc.

Từ khóa tìm kiếm:

phan tich hinh tuong cay xa nu

phân tích hình tượng cây xà nu

phan tich hinh tuong cay xa nu trong truyen ngan rung xa nu cu nguyen trung thanh

phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm rừng xà nu của nguyễn trung thành

phan tich hinh tuong cay xa nu trong tac pham rung xa nu cu nguyen trung thanh

phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn rừng xà nu của nguyễn trung thành

0