21/02/2018, 09:53

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo qua hình tượng nhân vật Chí Phèo của Nam Cao- Văn 11

Đề bài: Em hãy phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo qua hình tượng nhân vật Chí Phèo của Nam Cao. Nam cao được mệnh danh là “Ông hoàng của truyện ngắn” quả không sai chút nào, bởi trong các truyện ngắn hiện thực của ông có thể kể đến là “Chi Phèo” là một mẫu mực ...

Đề bài: Em hãy phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo qua hình tượng nhân vật Chí Phèo của Nam Cao.

Nam cao được mệnh danh là “Ông hoàng của truyện ngắn” quả không sai chút nào, bởi trong các truyện ngắn hiện thực của ông có thể kể đến là “Chi Phèo” là một mẫu mực về thể loại này. Bên cạnh đó còn chính là nội dung đặc sắc mang lại được cả giá trị nhân văn cũng như giá trị hiện thực thật sâu sắc biết bao.

Nói về giá trị hiện thực, thì giá trị hiện thực được hiểu là giá trị nói lên những bộ mặt hiện thực của cuộc sống mà cũng xuất phát từ đó khi nhìn vào đấy người ta biết rằng hiện thực xã hội nước ta lúc bấy giờ phải sống như thế nào. Và Nam cao thật tinh tế và khôn khéo khi đã xây dựng được một nhân vật Chí Phèo thành một nhân vật điển hình. Và ở nhân vật này mọi thứ như đều bắt đầu từ con số không.

Và có thể nói chính giá trị hiện thực trong truyện ngắn đó chính là một sự phản ảnh quy luật ở nước ta trong thời Pháp thuộc. Có lẽ trong thời này thì dường như người dân lương thiện đã bị xã hội thối nát đó xô đẩy vào con đường cùng trở thành lưu manh hóa bần cùng hóa, và như Chí Phèo thì anh đã trở thành một con quỷ dữ không thể quay lại làm người lương thiện được nữa.

Chính với những cách mở đầu câu chuyện của tác giả dường như cũng đã góp phần thể hiện được những sự hiện thực cuộc sống những năm ấy. Và nhân vật Chí Phèo xuất hiện thật ám ảnh anh xuất hiện chính với dáng vẻ của một thằng say rượu vừa đi vừa chửi. Và dường như chửi là một cách mà hắn giao tiếp với mọi người xung quanh. Nhưng đáng buồn thay chẳng ai trong làng Vũ Đại này chửi với hắn cả, vì họ đều có chung ý nghĩ “chắc nó chừa mình ra”. Vậy đó, Chí Phèo không hề được công nhận là người, cả làng Vũ Đại hay phóng đại hơn là cái xã hội đó đã không hề chấp nhận Chi là người.

Có lẽ rằng là ngay từ nhỏ khi mà sinh ra đã mang bi kịch lớn. Là một đứa trẻ không chamẹ, lớn lên phải đi ở đợ cho nhà người ta phải chịu cảnh bần cùng. Nhưng chịu cảnh nghèo khó đó nhưng Chí vẫn được coi là con người.

Và chính tên Bá Kiến đã đẩy Chí vào con đường tội lỗi và chịu cảnh tù đày. Chí đi tù và sau mấy năm khhi Chí về thì dường như cánh cửa của nhà tù thực dân đã nhuộm đen tâm hồn Chí. Chí đã thay đổi cả nhân hình và cả nhân tính, không ai nhận ra Chhis nữa, Chí lại trwor thành một con quỷ của Làng Vũ Đại.

Tác giả như không chỉ nói lên quy luật người nông dân lương thiện trong xã hội xưa họ đã bị tước quyền làm người. Có lẽ rằng chính nhà văn còn tố cáo mạnh mẽ chế độ thực dân phong kiến dường như cũng đã cướp đi quyền làm người của những người nông dân lương thiện. Và chính trong xã hội ấy đã biến Chí thành một con quỷ dữ chuyên đi phá hoại những hạnh phúc và tuyệt đối không cho Chí quay lại làm người. Và cũng bởi thế mà ở Chí chỉ còn có cái chết để kết thúc cuộc sống quỷ dữ ấy chứ anh không thể nào trở lại làm người được nữa.

Bên cạnh những giá trị hiện thực sâu sắc tác phẩm như lại còn lấp lánh những giá trị nhân đạo cao cả. Dường như chính giá trị nhân đao chính là cái nhìn hướng thiện của con người, khi chúng ta cứ như lại nhìn vào những điểm tốt của con người, và chính tình yêu thương con người và hướng cho họ đến một tương lai tươi sáng hơn.

Thứ nhất ta có thể thấy được những giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện chính qua sự đồng cảm của nhà văn đã nâng niu và dành cho nhân vật của mình. Nhà văn thật tinh tế khi ông miêu tả Chí Phèo là một con quỷ dữ không một chút thương tiếc. Và Nam Cao nhìn nhận vấn đề và nói thật vào sâu trong vấn đề thế nhưng không phải ông không thương, không xót cho nhân vật của mình. Có thể thấy được nhà văn càng nói rõ ra chính cái tàn ác của Chí dường như đã bao nhiêu thì càng thể hiện được tấm lòng thương cảm sâu sắc bấy nhiêu. Có lẽ chính bởi vì để có thể tô đậm được cái xấu biểu hiện bên ngoài thì dường như với Chí là nhà văn tố cáo được xã hội tàn ác kia được

Và giá trị nhân đạo của tác phẩm là sự yêu thương con người. Nhà văn dường như cũng đã khẳng định chính tình yêu thương con người sẽ sưởi ấm và có sức để làm trỗi dậy bản chất tốt đẹp trong Chí. Có thể nói ở nhân vật Thị Nở chính là một món quà mà nhà văn dành cho Chí. Ở Thị ta được xây dựng lên như là một người xấu ma chê quỷ hờn ế chồng nhưng hơn ai hết thị lại có công thức tỉnh Chí. Và cũng cình yêu dù là bồng bột của Thị dường như cũng đã làm cho Chí kết thúc những tháng ngày say xỉn của mình. Đặc biệt hơn chính là bát cháo hành của Thị Nở như lại càng làm cho Chí ấm lòng và lúc đó thấy thị giống như là mẹ mình vậy. Có lẽ đó chính là lần đầu tiên Chí khóc sau khi ra tù và được một người đàn bà chăm sóc cho ăn chứ không phải là đi cướp mới có được.

Thứ ba, ta có thể nhận thấy rằng chính nhà văn còn giúp chúng ta thấy được bản chất tốt đẹp của người nông dân qua hình tượng Chí Phèo. Đồng thời, thông qua đó thì dường như nhà văn hướng cho nhân vật của mình đến một tương lai tươi sáng hơn. Chí như cũng đã thức tỉnh và nhớ đến ước mơ giản đơn của mình.Đó là vợ chồng có một ngôi nhà để có thể ở hàng ngày chồng cuộc thuê cày mướn vợ ở nhà đan sợi nuôi tằm. Chính cái ước mơ ấy cho thấy Chí là một người nông dân rất lương thiện. Và khi mà ra tù thành quỷ dữ, Chí dường như cũng vẫn biết rung động trước một người đàn bà là Thị nở. Điều đó như cũng đã chứng tỏ Chí biết yêu thương. Chí như thật biết cảm động trước những hành động săn sóc của Thị. Chí khóc và anh cũng đã có mong muốn Thi sang ở nhà Chí “một nhà cho vui”. Và chính những điều mơ ước bấy lâu nay như lại được trỗi về trong Chí, hắn nhận ra cũng có thời mà hắn thèm được một cuộc sống giản dị như trước đó là chồng cày thuê cuốc mướn như trước. Và đó chẳng phải là tính nhân văn của tác phẩm hay sao?

“Chí Phèo” là một trong những tác phẩm như trải qua biết bao thời gian đến nay vẫn là một tác phẩm được người đọc yêu thích. Tác phẩm không phải là những ngôn từ như sáo rỗng mà nó như được viết lên từ chất liệu hiện thực của cuộc sống và tính nhân văn cao đẹp của tác giả cũng như chính nhân vật lan tỏa ra cho lòng người đọc.

Nguồn: Văn mẫu hay

0