25/05/2017, 09:03

Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân – Văn mẫu lớp 12

Đánh giá bài viết Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình Kim Lân là một nhà văn tài năng và đặc biệt ông bén duyên với những tác phẩm mang tính chất rất giản dị đặc biệt là các tác phẩm về ...

Đánh giá bài viết Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình Kim Lân là một nhà văn tài năng và đặc biệt ông bén duyên với những tác phẩm mang tính chất rất giản dị đặc biệt là các tác phẩm về những số phận khó khăn. Tác phẩm “Vợ nhặt “ là một trong số những tác phẩm tiêu biểu mà trong ...

Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình

Kim Lân là một nhà văn tài năng và đặc biệt ông bén duyên với những tác phẩm mang tính chất rất giản dị đặc biệt là các tác phẩm về những số phận khó khăn. Tác phẩm “Vợ nhặt “ là một trong số những tác phẩm tiêu biểu mà trong đó tác giả đưa ra cho ta những cách nhìn rất chân thực về người nông dân trong cảnh đói nghèo ,tù túng. Tác phẩm đã thể hiện rát rõ hai giá trị,giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực rất sâu sắc.

 Với tư cách là một nhà văn của nông thôn, Kim Lân là người rất hiểu người nông dân, lại là người trong cuộc của cái nạn đói khủng khiếp này, Vợ nhặt được tái hiện là một bức tranh cô đọng mà đầy đủ, khái quát mà cụ thể, khắc sâu thành ấn tượng rõ nét.

Qua tác phẩm ta có thể thấy bức tranh toàn cảnh về nạn đói khủng khiếp năm 1945 với cảnh người đói "bồng bế, dắt díu nhau xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ", "bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma", và sau đó là "người chết như ngả rạ", "thây nằm còng queo bên đường", "không khí vẩn lên mùi gây của xác người", rồi "mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt" và "tiếng hờ khóc tỉ tê trong đêm khuya"…như thế cái đói đó đã tràn đến xóm ngụ cư, ùa vào gia đình anh Tràng, bủa vây và đe dọa số phận từng con người, không trừ một ai.

 Tác phẩm cũng vẽ ra “Bức tranh về số phận những con người trên bờ vực thẳm của nạn đói: "những khuôn mặt hốc hác u tối trong "cuộc sống đói khát", "không nhà nào có ánh đèn, lửa", đến cả trẻ con cũng ngồi ủ rủ dưới những xó đường không buồn nhúc nhích. Trong gia đình Tràng thì bà cụ Tứ già lão không làm được gì, anh con trai đẩy xe bò thuê để kiếm sống qua ngày, người con dâu "áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đi, hai con mắt trũng hoáy, cái ngực gầy lép nhô hẳn lên"… Số phận của họ có khác gì "cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại” và bữa cơm ngày đói với nồi cháo cám "đắng chát và nghẹn bứ trong cổ"…

Vợ nhặt của Kim Lân còn là niềm khát khao tới cháy bỏng với tổ ấm gia đình trọn ven. Niềm khát khao tổ ấm gia đình được thể hiện chân thực và có chiều sâu qua tâm trạng nhân vật Tràng: từ trên bờ vực thẳm của cái chết, họ đã dám khát khao đến tổ ấm gia đình, đến một cuộc sống đích thực và cao đẹp của con người. Cho nên, tuy "chợn" khi nghĩ "thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng", nhưng Tràng vẫn "Chậc, kệ!" và dẫn vợ về nhà.  Trong tác phẩm Vợ nhặt “Anh vừa xấu hổ lại vừa tự hào khi đưa vợ đi qua xóm ngụ cư, bởi vì có "một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy" dâng lên "ôm ấp, mơn man khắp da thịt..,"; và nhất là, trong buổi sáng đầu tiên khi có vợ, Tràng thấy cuộc đời mình bỗng nhiên thay đổi hẳn: "Hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng", "một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng", "bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này". Đây là đoạn văn đầy cảm hứng nhân đạo với các nhân vật của ông. Chính vì yêu thương chính vì khát khao có một mái ấm gia đình nên con người ta biết quí trọng những thứ xung quanh hơn. 

Ở “Vợ Nhặt” giá trị hiện thực tuy chưa rõ nét nhưng đã hiện ra ở cuối truyện trong ý nghĩ của Tràng: "cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm". Đoàn người đi phá kho thóc Nhật và lá cờ của Việt Minh. Đây là hiện thực nhưng cũng là ước mơ của những người giống như Tràng.

 Không những truyện thể hiện giá trị hiện thực mà còn là giá trị nhân đạo sâu sắc. ở đây chúng ta có thể nhận ra tình thương yêu giai cấp, sự cưu mang lẫn nhau của những người nghèo khổ được thể hiện rất cao đẹp và cảm động qua tấm lòng bà cụ Tứ đối với con trai và con dâu. Vượt lên tình thương con – nhất là đổi với người đàn bà lạ bỗng nhiên thành con dâu mới – đó là tình thương yêu giai cấp của những người nghèo khổ. Bà cụ tứ đã gọi thị là "con", tôn trọng thị, nói chuyện thân mật với thị ngay đêm đầu gặp mặt. Và sáng hôm sau, bà cụ tứ cố tạo ra niềm vui cho con trai và con dâu vui. Trong tác phẩm” Chi tiết nồi cháo cám thật cảm động trong bữa cơm ngày đói đón dâu mới. Không chỉ là tấm lòng người mẹ thương con mà trong tình thương ấy còn có cả đức vị tha cao cả.

Truyện kết thúc với một cái kết đầy gợi mở đã tạo cho người đọc những cảm hứng trong tìm tòi và chiêm nghiệm. Dưới ngòi bút tài hoa của tác giả Kim Lân chúng ta có cơ hội đắm chìm trong không gian ấy, và nhận ra những vẻ đẹp của hai giá trị lớn: giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả.

Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân – Bài làm 2

Vợ nhặt trước hết là thiên truyện về cái đói. Hình ảnh cái đói hiện về qua hai chi tiết: con người năm đói và không gian năm đói. Trong tình huống ấy, người dễ cấu xé nhau, dễ ích kỷ hơn là vị tha và người ta rất dễ đối xử tàn nhẫn, làm cho nhau đau khổ.

Nhưng quan tâm chính của nhà văn là tạo ra một chất thơ đặt biệt của hồn người. Trong một lần phát biểu, Kim Lân từng nói "Khi viết về nạ đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm…Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người". 

Tràng là một thanh niên nghèo, xấu xí "2 con mắt nhỏ tí", "hai bên quai hàm bạnh ra", cái đầu cạo trọc nhẵn. Anh lại là người ngớ ngẩn "có tật vừa đi vừa nói lảm nhảm, than thở những điều hắn nghĩ. Khi bị bọn trẻ con trêu chọn, Tràng "ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch". Tràng lại là dân ngụ cư – loại người bị coi khinh trong cái xã hội lúc bấy giờ. Đó là những lí do để Tràng không thể lấy được vợ. Tràng, một con người – một thân xác vạm vỡ, lực lưỡng mà dưỡng như ngờ nghệch, thô kệch và xấu xí ấy lại mang trong mình một tình thương không phải ai cũng có được. Tràng liều lĩnh gặp thị cũng thế, "hai cái liều ấy gặp nhau kết tụ lại thành một gia đình". Hành động của Tràng dù vô tình, không có chủ đích, chỉ tầm phơ tầm phào cho vui nhưng điều ấy cũng hé mở cho ta thấy tình cảm của một con người biết yêu thương, cư mang, đùm bọc những người đồng cảnh ngộ. Anh nóng lòng sốt ruôt khi không thấy mẹ ề, rồi cử chỉ thiết tha mời mẹ ngồi; "thì u cứ ngồi lên giường lên giếc chĩnh chiện cái nào" đã nói cho ta nhiều phẩm chất của con người. Tình nghĩa vợ chồng ấm áp dưỡng như làm cho Tràng thay đổi hẳn tâm tính. Từ một anh chàng ngờ nghệch, thô lõ, cộc cằn, Tràng đã sớm trở thành một người chồng thật sự khi đón nhận hạnh phúc của gia đình. Hạnh phúc ấy như một cái gì đó vuốt nhẹ sống lưng". Tình yêu, hhanhj phúc ấy khiến "trong một lúc Tràng dường như quên đi rất cả, quên cái đói rét đang đoe đuổi, quên cả những tháng ngày đã qua". Không còn là anh Tràng ngày trước nữa mà giờ đây đã là một người con có hiếu, một người chồng đầy trách nhiệm dù chỉ trong ý nghĩ. Thay cho những bước chân ngật ngưỡng là những bước đi lững thửng ra sân rồi sau đó là "xăm xăm chạy". Thấy mẹ chồng nàng dâu quét tước nhà cửa, hắn đã bừng bừng thèm muốn một cảnh gia đình hạnh phúc. "Hắn thấy hắn yêu thương căn nhà của hắn đến lạ lùng", "hắn thấy mình có trách nhiệm hơn với vợ con sau này". Hắn cũng căm sẵn ra sân dọn dẹp nhà cửa. Hành động cử chỉ ấy ở Tràng đâu chỉ là câu chuyện bình thường mà đó là sự biến chuyển lớn. từ ngây dại Tràng đã trở nên có ý thức, từ khổ đau sang hạnh phúc, từ chán đời sang yêu đời. Chính tình yêu của người vợ, tình mẹ con hòa thuận ấy đã nhen nhóm trong hắn ước vọng về hạnh phúc, niềm tin vào cuộc sống sẽ đổi thay khi hắn nghĩ đến đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới.

Người Vợ nhặt không phải ngẫu nhiên xuất hiện trong thiên truyện. Thị xuất hiện đã làm thay đổi cuộc sống của xóm ngụ cư nghèo nàn, tăm tối ấy, đã làm cho những khuôn mặt hốc hác, u tối của mọi người rạng rỡ hẳn lên trong một chốc lát. Từ con người chao chát chỏng lỏn đến cô vợ hiền thục, đảm đam là một quá trình biến đổi nhờ tình người, tình yêu của gia đình Tràng. Thị xuất hiện không tên tuổi, quên quán, trong tư thế "vân vê tà áo đã rách bợt", điệu bộ trông thật thảm hại nhưng thị lại gieo mầm sống cho cái lều lụp xụp nơi gia đình Tràng ở. Thiếu thị, Tràng vẫn là anh Tràng của ngày xưa, bà cụ Tứ vẫn lặng thầm trong đau khổ, cùng cực. Có thị, Tràng đã biết chăm lo vun vén, bà cụ Tứ thì nói toàn những chuyện sung sướng về sau. Ta hoàn toàn có thể hy vọng về sự đổi thay số phận của thị cùng gia đình Tràng sau này.

Bà cụ Tứ với diễn biến tâm trạng phức tạo nhưng sâu sắc. Bà ngạc nhiên ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của một người đàn bà xa lạ. Cụ tủi phận mình rồi thương con đẻ, thương đến cả con dâu. Lòng bao dung đã khiến cụ nhận ra cảnh ngộ và duyên cớ mà người đàn bà kia đến với con mình. Kết thúc tác phẩm là hình ảnh lá cờ bay phấp phới và đoàn người kéo nhau đi đê Sộp hiện lên trong óc Tràng. Nó như dự báo một tương lai tươi sáng đến những con người nghèo khổ, tương lai đến từ cách mạng. Không phải ngẫu nhiên mà thiên truyện mở đầu bằng hình ảnh chiều tà, kết thúc bằng hình ảnh buổi sáng sớm bình minh, nó tượng trưng cho sự lạc quan của chính tác giả. Đây là điều mà các tác phẩm văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945 không nhìn thấy được.

Miêu tả nạn đói năm 1945, Kim Lân đã phê phán chính sách cai trị hà khắc của thực dân Pháp và phát xít Nhật, đẩy nhân dân ta đến nạn đói khủng khiếp và thê thảm nhất. Bằng những trang văn thấm đẫm tình người, nhà văn đã ngợi ca khát vọng mãnh liệt ở những thân phận nghèo đói, thảm hại kia.

Bài viết liên quan

0