25/05/2017, 00:55

Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ của Đặng Trần Côn – Văn mẫu lớp 10

Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ của Đặng Trần Côn – Văn mẫu lớp 10 4.25 (85%) 4 votes Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ của Đặng Trần Côn – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Quảng Bình Không có một nỗi đau nào bằng nỗi đau vợ ...

Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ của Đặng Trần Côn – Văn mẫu lớp 10 4.25 (85%) 4 votes Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ của Đặng Trần Côn – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Quảng Bình Không có một nỗi đau nào bằng nỗi đau vợ xa chồng, con xa cha,mẹ già xa tiễn con ra mặt trận. Những nỗi đau ...

Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ của Đặng Trần Côn – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Quảng Bình

Không có một nỗi đau nào bằng nỗi đau vợ xa chồng, con xa cha,mẹ già xa tiễn con ra mặt trận. Những nỗi đau , nỗi khổ tâm ấy như tức tưởi dâng trào,lúc lại nghẹn ngào khó tả, đặc biệt là cảnh người phụ nữ phải chứng kiến cảnh tiễn chồng ra chiến trận, không biết có được gặp lại nữa hay không. Chinh phụ ngâm khúc” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Đặng Trần Côn cùng với những vần thơ dịch Nôm của Đoàn Thị Điểm viết về đề tài này.

Mở đầu bài Chinh phụ ngâm là bốn câu thơ lục bát , khiến độc giả phải ngẫm nghĩ. Đó là nỗi buồn man mác, âu lo phiền muộn của người phụ nữ khi ngày đêm trông mong tin chồng ở vùng chiến trận. Cảnh vật như càng điểm thêm sự lẻ loi đơn chiếc và cái không gian u tịch hắt hiu. Ngọn đèn kia vẫn chiếu sáng hàng đêm, có hay chăng người ở đây mà hồn ở phương nào, mong ngóng đợi chờ từng ngày. Câu hỏi tu từ ở cuối như một lời tự vấn, bỏ ngõ chẳng bao giờ có câu trả lời.

 “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen
Ngoài rèm thước chẳng báo tin
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?”

Với việc sử dụng biện pháp so sánh, tác giả muốn cho người đọc thấy được nỗi lòng của người chinh phụ trải dài đến đâu. Nó giống như hàng năm hàng thế kỉ, cách nhau nghìn trùng, thật khó mà tưởng tượng nổi. Chỉ với hai câu thơ thôi, mà tác giả gợi ra bao nhiêu điều khó khăn thử thách ,nỗi buồn cứ thế gặm nhấm lấy con người của người chinh phụ. Nàng cứ mòn mỏi, cứ trông mong, nhưng trước mắt là nghìn trùng, mây che đường đi, núi che lối về

 “Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa

Không chỉ dừng lại đó, những câu thơ tiếp theo còn làm rõ nét thêm sự cô đơn, trống vắng hay cả sự vô vọng mà không biết điều gì sẽ xảy ra. Mọi thứ cứ lặp đi lặp lại hàng ngày như thế, nhưng có biết đâu, trang điểm kia cho ai nhìn, gảy đàn cho ai nghe, đốt hương cho ai thưởng thức.mọi thứ trở nên gượng gạo “ Gượng đốt, gượng soi, gượng gảy”. để rồi cuối cùng “ dây uyên kinh đứt phím loan ngại ngùng.

Ở những câu thơ tiếp theo, người chinh phụ chỉ biết gửi nỗi nhớ, khắc khoải nỗi lòng qua gió, nhưng nỗi lòng của nàng đâu biết sâu bao nhiêu, tựa như mây cao biển rộng, nỗi niềm ấy trùng trùng điệp điệp, liệu gió có thấu, có mang tới người chồng ở chiến trận?

“ Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong

Cảnh buồn người thiết tha lòng

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”

Không mượn hình ảnh của gió, không nhắc tới những gì đang diễn ra xung quanh, không còn mượn lời để nói tình cảnh của mình bây giờ, không biết rồi sẽ đi đâu về đâu, người xưa bao giờ cho gặp lại. Để đến cuối cùng, nàng thốt lên” nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”. Nỗi nhớ ấy được miêu tả với 2 từ “ đau đáu” nghĩa là chưa bao giờ nó dứt trong lòng nàng. Cùng với đó, cảnh buồn người buồn theo hay người buồn nên nhìn đâu cũng thấy một nỗi buồn vô tận.

Qua bài thơ “ chinh phụ ngâm khúc” đã thể hiện tình cảm thiết tha, da diết của người vợ dành cho người chồng đi chinh chiến. Với ngòi bút tinh tế và giàu lòng trắc ẩn, tác giả cũng ngợi ca tình yêu thủy chung của vợ chồng, đồng thời lên án gay gắt chiến tranh phi nghĩa thời phong kiến. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng gây ấn tượng trong lòng độc giả dù trải qua bao thế hệ với tư tưởng , niềm khát khao mãnh liệt được sống và yêu thương, bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ của Đặng Trần Côn – Bài làm 2

Nước Việt Nam ta đã trải qua những biến cố lịch sử đầy đau thương và nước mắt, nhưng giai đoạn thăng trầm biến chuyển của xã hội. Từ những cảnh thanh bình an lạc, cho đến cảnh bị đô hộ, bị ngoại xâm giày xéo, dân tộc Việt Nam ta luôn dũng cảm đứng lên phá vỡ những ô nhục để đem lại vinh quang cho sứ sở. Nhưng có những tình cảnh của thời nội chiến, vợ chồng phải biệt li nhau. 

Ngựa lên ngựa kẻ chia bào

Để rồi người ở lại chờ đợi mọi mòn về phương trời xa xăm kia hình bóng của một con người trong chiến trận. Những cảnh biệt li đau khổ này và sự chờ đợi mỏi mòn kia đã được văn học Việt Nam khắc ghi lại qua những khúc ca ngâm đầy cảm động của người chinh phụ. Trong hoàn cảnh ấy, người chinh phụ làm sao tránh khỏi những tâm trạng đau buồn khắc khoải với nỗi cô đơn lẻ loi của mình. Thế tâm trạng ấy ra sao ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua khúc ngâm « Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ».

Lời tâm sự của người chinh phụ trong đoạn trích vô cùng đau xót, nó mang lại cái dáng vẻ tâm trạng cô đơn, trống vắng của một con người sống với những tháng ngày chìm đắm trong sâu tư khắc khoải. Nhưng lòng vẫn luôn hướng về nơi biên thùy xa xôi. Nơi đó có hình bóng của một con người mà nàng yêu thương nhất :

Lòng này gởi gió đông có tiện

Nghìn vàng xin gởi đến Non Yên

Cái tâm trạng chời đợi, sầu nhớ chồng giống như tâm trạng của người chinh phụ trong « Nỗi thương nhớ ».

Nay Hán xuống Bạch thành đóng lại

Mai Hồ và Thanh Hải dòm qua

Người chinh phụ này cũng tưởng tượng cảnh chồng nơi chiến trường, cảnh chiến trường mà nàng tưởng tượng ra thật thê lương, thảm đạm, hãi hùng bằng những cuộc hành quân liên miên. Trở về với đoạn trích, ta thấy có lẽ nàng chinh phụ đang tuyệt vọng trầm uất trước nhưng suy tư, nghĩ ngợi về cuộc giao tranh dữ dội ở một vùng đất lạ, xa xôi thì lại có một hi vọng le lói nhớ nhung nhờ gió Đông gởi đến Non Yên cho chồng. Dù gởi cho gió Đông mà chẳng tới chàng thì nỗi nhớ của nàng sẽ đằng đẳng xa thẳm như « đường lên bằng trời ». Cái hi vọng ấy cao vút lên nhưng bi kịch của hiện thực khách quan đã bóp nó bởi tâm trạng của nàng không hề được khuây khỏa :

Non Yên dù chẳng tới miền

Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời.

Và dù cho đường có lên bằng trời thì nàng vẫn cố lên với chàng bằng được. Ý nghĩ ấy có thể thực hiện được chăng khi con đường ấy vô bờ bến, nó « thăm thẳm » và vô tận, xa xôi ?

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

Ấy chỉ là một giấc mơ huyền ảo, nàng mơ ước được gặp chàng, được đến với chàng, một nỗi mơ ước vượt khỏi thực tại thử hỏi có thực hiện được chăng ? Cái mơ ước tưởng tượng ấy cũng giống như người thiếu phụ trong đoạn trích « Trông bốn bề ». Thật đúng là « Tình trong giấc mộng muôn vàng cũng không ». Thế rồi, cái hi vọng ấy đã bị chuyển hóa góc độ thành một nỗi đau, chà đi xát lại trong tâm hồn nàng :

Cảnh buồn người thiết tha lòng

Càng cây sương đượm tiếng trùng mưa phun

Nàng vừa hi vọng đây thì lại bắt đầu thất vọng, thật chẳng khác gì cái tâm trạng người chinh phụ ở đoạn trích này :

Hẹn cùng ta Lũng Tây nham ấy

Sớm đã trông nào thấy hơi tăm…

… Hẹn nơi nao Hán Dương cầu nọ

Chiều lại tìm nào có tiêu hao

Cái tâm trạng thất vọng của nàng cũng làm cho cảnh vật cũng muốn buồn theo :

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Một bức tranh thiên nhiên gợi lên cái tâm trạng buồn bã của người chinh phụ liên tiếp xuất hiện hàng loạt những hoạt cảnh sinh động,với hình ảnh mưa xuân rả rích nhưng nó ẩn tìm một sức mạnh ghê ghớm đã gây nên những đoạn trường đứt ruột không chịu nổi của một con người đau khổ ; bằng các từ gợi cảm giác mạnh như « bổ mòn », « xẻ héo » và các từ chỉ âm thanh mà sinh lực của người chinh phụ còn sót lại :

Sương như búa, bổ mòn gốc liễu

Tuyết dường cưa, xẻ héo càng ngô

Giọt sương phủ bụi chim gù,

Sân trường kêu vẳng, chuôn chùa nên khơi

Trước mắt nàng là những cảnh vật thiên nhiên vô cùng sống động, nó khơi dậy từng mảng từng lớp trong không gian như biểu hiện rõ cái sức mạnh của mình, nhưng cái sức mạnh ấy có ý nghĩa gì khi nàng vẫn thẩn thờ như một kẻ mất trí, không còn phân biệt được âm thanh và hình cảnh của cảnh vật nữa. Nhưng có lẽ nhờ con gió mạnh thổi qua, cái tiếng gió ấy đã thốc lên, vén tấm màn lên làm nàng hồi tỉnh lại với những cảnh vật ở bên ngoài tiếp tục hiện ra trước mắt :

Vài tiếng dế, nguyệt soi trước ốc

Một hàng tiêu, gió thốc ngoài hiên

Lá màn lay ngọn gió xuyên

Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm

Cảnh vật càng về khuya càng sinh động lạ thường, với âm thanh ra rả của những chú dế mèn kêu vang, hòa với ánh trăng soi cả hiên nhà. Hàng tiêu trước ngõ cũng đang vui đùa cùng chị gió. Cảnh vật đẹp như thế đấy, sinh động và cụ thể như thế đấy nhưng lòng của người chinh phụ vẫn cứ bồi hồi, cô đơn. Tất cả dường như gợi lên sự cô liêu trống trải, cô quạnh cho nàng và như có cái gì đó che khuất, ẩn nấp trong điều nàng ngón trông. Cái tâm trạng ấy cùng hòa đồng với tâm trạng của người thiếu phụ trong « Trông bốn bề ». Cảnh vật trong bài thơ này cũng hết sức sống động và cụ thể với bờ bãi phù sa, mặt nước ngàn dâu, cỏ xanh, xóm thôn và đàn cò trắng nhưng rồi người thiếu phụ ấy cũng cô đơn và buồn tẻ.

Trông bến nam bãi che mặt nước

Cỏ biếc um dâu mươt màu xanh,

Nhà thôn mấy xóm chông chênh,

Một đàn có đậu trước ghềnh chiều hôm.

Thiên nhiên vẫn cứ muôn màu muôn sắc nó trùm lên khoảng không trung rộng lớn của bầu trời mà con người thì vẫn sầu tư, ủ rũ :

Hoa giải nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông

Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng

Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau.

Biện pháp liên hoàn trong khổ thơ cuối này cứ trùng điệp nhau, khơi gợi lên cái cảnh trăng hoa xoắt xuýt nhau, tỏa sắc lên hương để biểu hiện cho niềm vui tuổi trẻ, khao khát đắm say với niềm hạnh phúc hiếm hoi bất ngờ. Có lẽ chính thiên nhiên lúc này đã đánh thức tâm trạng của người thiếu phụ một lần nữa, làm nàng có thể trở về với tâm trạng cân bằng. Nhưng cảnh sắc vừa nhóm lên để cân bằng thì tâm trạng ấy lại biến đổi.

Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau

Ta lại đi vào hành trình của tâm trạng mới, hoa nguyệt ấy vẫn không giấu cất nổi cái khổ đau của người chinh phụ. Nàng vẫn tiếp tục cô đơn và buồn tẻ bởi nàng đang đứng ngóng trông chồng mà chồng đâu chẳng thấy chỉ toàn những cảnh vật thiên nhiên của đất trời hiện ra không còn dấu vết gì của người thương.

Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời, chẳng thấy người thương.

Nàng càng buồn càng ngóng trông thì người thương càng xa mãi, càng chờ thì càng xa :

Ngày ngày em đứng em trông

Trông non non ngất, trông sông sông dài

Trông mây, mây kéo ngang trời

Trông trăng trăng khuyết, trông người người xa

Nàng cứ chờ đợi, đến từng tháng ngày trôi qua trong sự nhớ thương chồng chất. Phải chăng « Người đàn bà chờ đợi người đàn ông, nhưng chờ đợi như con nhện giăng tơ » như Roschester đã nói. Người chinh phụ ngóng chồng mình cho đến bao giờ đây ? Chẳng lẽ trông ngóng chồng cho đến lúc phải hóa đá « Vọng phu » chăng ?

Tác giả phân tích tâm trạng của người chinh phụ thật là xuất sắc.

Phải chăng tác giả đã phác họa nên một bức  tranh thiên nhiên có kết cấu hết sức hài hòa với cổ điện : đườn nét màu sắc, âm thanh rất linh hoạt được sáng tạo theo lối bức tranh thủy mạc chấm phá của người xưa nên rất gợi. Nhưng mục đích không phải là tả cảnh mà tạo nên một bức tranh tâm trạng của người chinh phụ ngồi ngắm cảnh trời, suy tư mơ tưởng đến chồng giống như người chinh phụ trong những câu thơ Đường :

Tương tư nhất dạ mai hoa khởi

Nhất kiến song tiền nghi thị quân

Và :

Khuê xuân thiếu phụ bất như sầu

Xuân nhật ngưng trang thượng thúy lâu

Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc

Hối giao phu tế mịch phong hầu.

Đây là bài thơ phác họa tâm trạng của người con gái phải xa chồng biền biệt, ngày tháng chờ đợi mỏi mòn trong lòng và cô đã thấy được mùa xuân phơi phới bên ngoài mà nàng thì vẫn cứ đợi chờ.

Phải chăng câu nói của Honore de Balzac là hoàn toàn đúng:

“Rung cảm, yêu, chịu đau khổ, hi sinh –những chữ này mãi mãi dệt nên trang đời của người phụ nữ”.

Qua đoạn trích, ta thấy “Chinh phụ ngâm” là một tác phẩm chống chiến tranh trong quan niệm của người sáng tác cũng như người dịch thì chiến tranh đối với người ra đi chinh chiến là chết chóc và đối với người ở lại là sự cô đơn sầu muộn, lo âu, sợ hãi. Do đó, chiến tranh không thể nào phù hợp với con người mà nó đối lập toàn bộ cuộc sống con người. Mặt khác, tác phẩm còn nói lên cái khát khao cháy bỏng của con người về cuộc sống, hòa bình và mong muốn được hưởng hạnh phúc của tuổi trẻ tình yêu, không phải mòn mỏi chờ đợi để tàn phai đi lứa tuổi thanh xuân của mình một cách vô lí như Xavier Forneret đã nói: “Người con gái là một đóa hoa hồng mà năm tháng tỉa dần từng cành”.

Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ của Đặng Trần Côn – Bài làm 3

Đặng Trần Côn là nhà văn đã nói lên được những cảm xúc và tâm trạng của những người thiếu phụ khi phải chịu những cảnh cô đơn, buồn tủi, những cảm xúc đó đang bao trùm lên toàn bộ sáng tác của ông, nổi bật lên trong sáng tác đó là cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

Những người phụ nữ cô đơn khi có chồng đi chinh chiến nơi xa, bao nhiêu cảm xúc đang được thể hiện và nó thực sự mang những nỗi lòng cảm xúc sâu sắc cho tâm hồn của mỗi người, hình ảnh những người thiếu nữ đứng trước mình và soi bóng vào những chiếu cô đơn, thì tâm hồn của chúng ta lại ngập tràn thêm bao nhiêu sự đồng cảm sâu sắc. tâm trạng và hình ảnh của người phụ nữ được hiện lên với ngập tràn những nỗi nhớ mong và khắc khoải lên những cảm xúc của con người, mỗi chúng ta đều có thể thấy trong đoạn thơ đầu tác giả hầu như đã tập trung đến tâm trạng và cảm xúc của chính những người thiếu nữ đó:

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết?
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương!.

Trước hiên vắng lòng người đang khắc khoải từng bước đi, nó cô đơn và trong khung cảnh đó con người, đang rất cô đơn, và những nỗi nhớ mong đó đang dần làm cho tâm trạng của người con gái đó dạt dào và đậm tình cảm, bước trong hiên thềm chỉ còn hình bóng của người thiếu phụ, những cảm xúc đó đã đủ để diễn tả những dòng cảm xúc của con người.

Trước rèm thưa đang rủ những đòi phen, đó là ngập tràn những cảm xúc, và cả những xúc cảm sâu sắc về chính con người, một lần nữa tác giả lại đang nhấn mạnh đi nguồn cảm hứng xuất hiện trong bài thơ, đó là những khung cảnh của thiên nhiên xa xôi và nó mặn nồng trong biết bao cảm xúc của con người, trước những khung cảnh đó, cô đơn lẻ loi, trong khung cảnh đó người con gái luôn phải chịu những cảm giác đau đớn và lẻ loi nhất, đó là những tình cảm thể hiện mạnh mẽ và da diết về tình yêu thương của con người, luôn luôn phải chịu cảnh khổ đau lẻ loi trong những chiếu bóng không cảm xúc, đó là những cảm xúc ngập tràn, và lan tỏa rộng đến tâm hồn của người đọc.

Tình người đang bị chi phối bởi những chiếu rủ cô đơn, lẻ loi khuất bóng con người, những những cảm giác đó, con người dường như chỉ biết làm bạn với hình bóng của mình, trong hình ảnh của người chinh phụ, những chiếc bóng và chiếc đèn vẫn đang tâm tình và khắc khoải những nỗi chờ mong cô đơn của những người con gái. Biết bao nhiêu cảm xúc đang đan xen và trào dâng trong tâm hồn của con người, những tình cảm đó mạnh mẽ và mãnh liệt nhất trong tâm hồn, và nỗi nhớ mong của người chinh phụ.

Hình bóng của những người chinh phụ hiện lên trong một khoảng không gian mênh mông, và nó ngập tràn những cảm xúc và những nỗi nhớ thương đối với người chồng của mình, tình cảm đó là sự xúc động sâu sắc và mạnh mẽ nhất, nó là nguồn xúc cảm để nói lên tâm hồn đang mênh mông dạt dào cảm xúc của con người.

Những cảm xúc đang dần biểu lộ lên những xúc cảm mạnh mẽ và day dứt nhất trong tâm hồn của mỗi con người, những điều đó đã tạo nên được nhiều cảm xúc trong tâm hồn của tác giả, luôn luôn phải biết làm nên những điều có ý nghĩa khi tác giả đã vẽ ra những tâm trạng và khắc khoải những dòng tâm trạng đó, nhiều cảm xúc và hình thức đó được tạo nên nhiều cảm xúc của riêng chính con người của tác giả về cuộc đời và điều đó làm nên những giá trị trong việc khắc sâu thêm dòng tâm trạng điển hình và mênh mông trong tâm hồn của con người.

Những tiếng gà eo óc đang gay trong những năm sương và đang trống vắng trong khoảng trống tâm hồn của chính tác giả về những năm tháng xa cách tình cảm lẻ loi, và không có sự gắn bó, nó tạo dựng nên những cảm xúc xa vắng và đang làm gia tăng lên những nhịp cảm to lớn và đang ản chứa bao dòng tâm trạng lớn lao và mênh mang về con người, tâm trạng đó đã khắc khoải, cảm giác cô đơn, lẻ loi, và bóng dáng của họ chỉ đơn chiếc như những tấm tà chiều, đơn côi trong ngày dài lê thê, những cung cách trong đó đã mang đậm những giá trị lớn lao và tạo dựng nên nhiều cảm xúc to lớn khi chúng ta nhìn thấy hình ảnh xa xôi và đơn bóng một mình:

Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rũ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

Những tiếng gà gáy năm trống nhưng người chinh phụ vẫn đơn bóng trong phòng của mình, với những hình bóng bốn bên phơ rũ không còn sức sống, những thời gian dài khắc khảo như niên, năm tháng đã trôi qua nhưng tình cảm đó đã mang nặng những tình cảm và nỗi nhớ thương với người chồng, người yêu của mình, thời gian xa vắng nhưng nỗi buồn đó thì mênh mang và dằng dặc tựa như miền biển xa, nó xa xôi và cách trở lòng người, làm cho tâm hồn của những người chinh phụ héo mòn đi những sức sống và tình yêu của chính mình, khi cứ phải chờ đợi và khắc khoải những nỗi nhớ mong.

Những tiếng gà đang gáy và mong mỏi đến trời sáng để cho những nỗi nhớ mong đó bị giảm nhẹ đi, nhưng tình cảm của con người dường như vẫn không thể thoát khỏi trong cái không gian đó, tình cảm mặn nồng và nó đã có tác động lớn lao đối với con người trong cả bầu không gian rộng của thiên nhiên của những cảnh vật.

Trong những cảnh giới đó, con người dường như đang phải trải qua những thời kì cô đơn và hiu quạnh nhất của lòng người, những gượng giụ trong những cung đàn và cầm gảy những nỗi lòng, nhưng rồi những phím đàn đó cũng đã thể hiện được rất chi tiết những tình cảm và sự mặn nồng trong tình yêu mặc dù, vẫn luôn phải chờ mong và thương nhớ:

Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dày uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.

Tâm hồn của những người chinh phụ đang mê sắc trong những nỗi nhớ,và đang soi mình trong chiếc gương, để rồi những giọt lệ rơi ra, cầm đàn mà gẩy nhưng tâm trạng đang trịu nặng, những dòng cảm xúc đó đang dần khắc sâu và ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với mỗi con người khi đọc những dòng thương nhớ của chính tác giả, về cảm xúc và tâm trạng của những người thiếu phụ.

Trong bao nhiêu cung bậc tình cảm đó, nỗi lòng thầm kín chỉ muốn dành tặng cho những người luôn mong mỏi và đến ngày được gặp lại những vị tiên non, gửi theo gió biết bao nhiêu lời thương:

Lòng này gửi gió đông có tiện ?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Những hình bóng và dáng vẻ thăm thẳm của không gian rộng lớn, nhưng chính tác giả cũng đang khắc khoải những nỗi nhớ mong tới người thương của mình, điều đó đem lại một cảm nhận mới mẻ, và nó khắc sâu trong tâm hồn một nỗi nhớ, một nỗi nhớ da diết khôn nguôi không thể nào thay đổi được.

Cho dù không gian xa xôi cách trở nhưng lòng tin và sự yêu thương đó vẫn luôn dành tặng cho trái tim của mỗi người chinh phụ. Những hình ảnh đơn bóng và mang trong mình bao nhiêu cảm xúc, dùng tình yêu thương của mình đối với chính những người thân thương là những điều tuyệt vời nhất, cuối bài thơ là dòng tâm trạng của tác giả, khi dùng vật để nói lên tâm trạng của những người chinh phụ, cảm xúc thật khó diễn tả:

Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc,
Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên.
Lá màn lay ngọn gió xuyên,
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.
Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!

Những hình bóng cô đơn, và mang những dòng cảm xúc tran chứa những nỗi chứa tran và mang trong lòng người những cảm xúc của con người, những cảnh vật như chiếc bóng cô đơn, và in dấu trong những nỗi đau xé lòng về tâm trạng của những người chinh phụ cô đơn, lẻ loi.

Hình ảnh người thiếu phụ đang đơn chiếc trong hình bóng cô đơn và lẻ loi đơn bóng của mỗi ngày, đó là điều buồn bã và tủi hờn nhất.

Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ của Đặng Trần Côn – Bài làm 4

Đặng Trần Côn (chưa rõ năm sinh, năm mất) người làng Nhân Mục, tên nôm là làng Mộc, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. về sáng tác, ngoài tác phẩm chính là Chinh phụ ngâm, ông còn làm thơ chữ Hán và viết một số bài phú chữ Hán. Theo các tài liệu lịch sử, đầu đời Lê Hiển Tông, có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình cất quân đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận. Đặng Trần Côn cảm động trước nỗi khố đau mất mát của con người, nhất là những người vợ lính trong chiến tranh, đã viết Chinh phụ ngâm. Khúc ngâm này gồm 476 câu thơ làm theo thể trường đoản cú (câu thơ dài ngắn không đều nhau).

Tác phẩm đã được dịch ra chữ Nôm, và chưa biết ai là tác giả bản dịch hiện hành. Có người cho rằng đó là bản dịch của Đoàn Thị Điểm. Lại có người cho rằng Phan Huy Ích chính là dịch giả của Chinh phụ ngâm.

Đoạn trích dưới đây thuộc bản dịch hiện hành, viết về tình cảm và tâm trạng người chinh phụ phải sống cô đơn, mòn mỏi trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về.

Kể từ lúc tiễn chồng vào “cõi xa mưa gió” người chinh phụ trở về sống trong tình cảm đơn chiếc, lẻ loi. Ngày cũng như đêm, sau khi công việc đã yên mọi bề, người chinh phụ

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

Bốn câu thơ song thất lục bát với vần điệu chặt chẽ, thăng trầm như những nốt nhạc buồn càng làm đậm thêm tình cảnh đơn chiếc, lẻ loi kia. Người trước có lúc sóng đôi vợ chồng thì nay “thầm gieo từng bước" dưới mái hiên vắng vẻ. Ngày nào bàn chuyện làm ăn cùng chồng bên cửa sổ thì nay buông xuống kéo lên nhiều lần mong ngóng nhưng chẳng thấy chim thước báo tin lành. Ngày thì như thế, còn đêm thì không ngủ được, một mình đối diện với ngọn đèn khuya. Tình cảnh của người chinh phụ quá lẻ loi, đơn chiếc. Ngày thì khắc khoải chờ mong. Đêm dài câm lặng, biết riêng lòng mình, Hoa đèn kia dẫu sao còn lửa. Riêng lòng này với bóng lạnh lùng.

Khắc giờ đằng đẵng như niên,

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

Hai câu lục bát, một câu miêu tả thời gian, một câu miêu tả nỗi buồn. Cả hai câu đều mang nghệ thuật so sánh. Trong tình cảnh lẻ loi ấy thì một giờ là đợi dài tựa một năm, như người xưa thường ví “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề", ngày sau này Xuân Quỳnh tâm sự “Một ngày không gặp nhau / Biển bạc đầu thương nhớ”. Thời gian chờ đợi càng dài thì nỗi sầu càng lớn "tựa miền biển xa”. Tình cảnh đã bước qua tâm trạng. Đấy là tâm trạng nhớ thương của người chinh phụ gửi tới chồng ở miền xa. Nỗi nhớ thương thật tha thiết.

Lòng này gửi gió đông có tiện?

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên

Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Bốn câu thơ trên là lời tâm sự của vợ gửi đến chồng. Nhưng chim thước không có để nhờ mang thư đi. Vậy thì gửi lời nhớ thương theo gió. Nhưng gửi theo gió đông thì gió có mang lời thủ thỉ đến được tai chàng? Biết chàng đang ở nơi nào ngoài mặt trận? Thôi thì lòng thương quý chàng xin được gửi đến nơi xa nhất mà chàng tới như Đậu Hiến đời Hậu Hán đánh đuổi giặc Bắc Thiền Vu đến núi Yên Nhiên, bởi vì:

“Nay Hán xuống Bạch Thành đóng lại,

Mai Hồ vào Thanh Hải dòm qua.”

Đời chiến binh là như thế, là “ôm yên, gối trống đã chôn, / Năm vùng cát tráng ngủ cồn rêu xanh”, chưa kể đời chiến binh mấy người đi trở lại. Tình thương, nỗi nhớ của nàng là như thế. Nhưng:

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

Cảnh buồn người thiết tha lòng,

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.

Dù là “Trời” thì Trời cũng khó mà hiểu thấu tình thương và nỗi nhớ da diết của người chinh phụ. Các từ láy “thăm thẳm, đau đáu” càng làm tăng thêm sự không hiểu biết, không thấy được của Trời, và chỉ có người trong cuộc (người chinh phụ) mới cảm nhận rõ lòng mình. Cảnh thì buồn, đến cả cây cỏ và tiếng côn trùng cũng não ruột. Còn tình thì da diết thiết tha.

Thể thơ song thất lục bát vốn thích hợp với tự sự, trong đoạn trích, bản dịch lại dùng phép so sánh, từ lặp và từ láy một cách tự nhiên càng làm tăng thêm giá trị nội dung.

Đọc đoạn trích người đọc cứ ngỡ ngàng rằng chỉ để miêu tả tình cảnh lẻ loi, thể hiện tâm trạng khát khao tình yêu của người chinh phụ. Nhưng nếu nghĩ sâu xa hơn thì đoạn trích bày tỏ sự oán ghét chiến tranh. Chiến tranh đã chia rẽ tình yêu, ngăn cách hạnh phúc lứa đôi của nhiều thế hệ, nhất là thế hệ trẻ, có lẽ vì thế mà tác phẩm đã được độc giả cùng thời hết sức tán thưởng. Nhiều người còn dịch Chinh phụ ngâm sang thơ Nôm (tức thơ tiếng Việt) để khúc ngâm được truyền bá rộng rãi hơn. Bản diễn Nôm hiện hành là bản dịch thành công nhất.

Từ khóa tìm kiếm

  • Đọc văn bản sau và thực hiện những yêu cầu nêu bên dưới: gà eo óc gáy sương năm trống Dây uyên kinh đứt phím loan ngại ngùng (1)văn bản trên diễn tả tâm trạng gì của nhân vật trữ tìng
  • phân tích tâm trạng của người chinh phụ
  • phân tích tâm trạng cô đơn lẻ loi của người chinh phụ
  • phân tích tác phẩm Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ văn lớp 10
  • phan tich doan tho tinh canh le loi
  • cảnh buồn người thiết tha lòng
  • cảm nhận về bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
  • cảm nhân về 12 câu đầu đoạn trích chinh phụ ngâm
  • cam nhan cua em ve doan trich tinh canh le loi cua nguoi chinh phu
  • Cảm nhận của anh chị về nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ trong đoạn thơ lòng này gửi gió đông có tiền mà người dân Đông Yên trên cành cây xuân đường

Bài viết liên quan

0