12/01/2018, 16:11

Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc

Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc “Ta về mình có nhớ ta ……Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung ” ...

Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc

“Ta về mình có nhớ ta ……Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung ”

BÀI LÀM

   Đây là một tác phẩm thơ trường thiên dài 150 dòng được Tố Hữu sáng tác hoàn thành vào tháng 1 năm 1954 đúng vào thời điểm Đảng và Nhà nước ta sắp rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hoà bình được lập lại, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng. Việt Bắc là bài thơ trữ tình đằm thắm thiết tha thể hiện ân tình sâu nặng thủy chung cùa tác giả - người cán bộ sắp rời Việt Bắc về miền xuôi đối với căn cứ địa cách mạng của cả nước. Đây không chỉ là tình cảm riêng của nhà thơ nà đồng thời cũng là tâm trạng chung của mọi người. Bài thơ này tiêu biểu cho những nghĩ suy, tình cảm cao đẹp của những con người kháng chiến đối với miền đất quê hương cách mạng, với đất nước và nhân dân, với kháng chiến và cách mạng. Cũng có thể nói đây là khúc hát tâm tình chung không những của con người kháng chiến, của nhân dân la mà động đến chỗ sâu xa của truyền thống ân nghĩa, thuỷ chung của dân tộc hoà vào, tiếp nối và khơi sâu thêm nét truyền thống cao đẹp đó.

   Việt Bắc dựng ra một hoàn cảnh đặc biệt để bộ lộ những cảm xúc trữ tình dào dạt. Đó là một cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa kẻ ở với người đi, giữa Việt Bắc với cán bộ về xuôi bâng khuâng và bịn rịn. Đó cũng là cuộc chia tay cuả những người đã từng gắn bó sâu nặng với nhau: mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Họ từng cùng nhau nằm gai nếm mật, sẻ ngọt chia bùi. Giờ đây, trong phút giây chia tay, họ cùng nhau gợi lại bao kỷ niệm về những ngày tháng đã. qua. Họ khẳng định nghĩa tình bền chặt và hẹn ước về một ngày mai tươi sáng. Việt Bắc vận dụng lối hát giao duyên đối đáp nam nữ của dân ca vì vậy thường sử dụng lối xưng hô thân mật tình tứ rất quen thuộc là: ta, mình. Ta thường dùng ở ngôi thứ nhất. Mình thường dùng ở ngôi thứ hai. Tuỳ theo văn cảnh, ta và mình có thể là Việt Bắc hay người cán bộ về xuôi. Nhưng nhiều lúc lẫn lộn, tuy hai mà một vì mình hay ta cũng dều là người cách mạng cả, cũng đều là ân tình sâu nặng với nhau “tuy hai mà một” cả.

   Nói là kết cấu đối đáp, nhưng ở Việt Bắc không chỉ là lời hỏi, lời đáp mà còn là sự hô ứng. đồng vọng của cùng một tâm trạng. Lời đáp, ngoài việc trả lời, cho những điều đặt ra của lời hỏi, còn là sự mở rộng, làm phong phú thêm cho những ý định đã được gợi ra trong lời hỏi. Cũng có khi cả lời hỏi và lời đáp : trở thành lời đồng vọng ngân vang lên những tinh cảm chung.

   Thật ra, nếu nhìn sâu hơn vào kết cấu của bài thơ, chúng ta thấy được đối thoại chỉ là lớp vỏ ngoài còn ở chiều sâu bên ưong chính là lời độc thoại. Hình thức độc thoại là khả năng phân thân của cái “tôi” trữ tình để hoá thân vào đối tượng, khiến tâm trạng được thể hiện sàu sắc dễ lay động lòng người hơn.

   Bài giảng văn trong sách giáo khoa là đoạn mở đầu và phần một là phần đặc sắc hơn cả của bài thơ. Đoạn trích là đoạn hoài niệm về một Việt Bắc gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến nay đã trở thành kỉ niệm sâu nặng khôn nguôi trong lòng người. Toàn phần trích giảng thông qua nỗi nhớ da diết, thể hiện nghĩa tình cách mạng, tình cảm thuỷ chung son sắt của người cán bộ về xuôi đối với quê hương Việt Bắc.

   Mở ra bài thơ là một cảnh chia tay đầy dùng dằng quyến luyến giữa hai người: kẻ ở và người đi. Đó là Việt Bắc và người cán bộ cách mạng sắp về xuôi. Cả hai được nhà thơ hình tượng hoá như một đôi bạn tình. Đôi bạn tình này đã cùng nhau chia bùi sẻ ngọt, đồng cam động khổ trong suốt thời gian mười lăm năm ân sâu nghĩa nặng. Nhà thơ sử dụng cặp đại từ nhân xưng mình, ta thật tự nhiên, sinh động và linh hoạt mang nhiều sắc thái ngữ nghĩa làm bài thơ dạt dào xúc cảm đời thường với những lời nhắn nhủ, dặn dò, hò hẹn, nguyền... vừa rất riêng tư thể hiện được những nghĩa tình cách mạng rộng lơn, sâu sắc có tính khái quát cao mang yếu tố trữ tình sử thi rõ rệt. Thật ra, hình  thức đối đáp ở đây chỉ là một dụng ý nghệ thuật khơi gợi bộc lộ tâm trạng và tạo ra được sự hô ứng và đồng vọng của xúc cảm trữ tình.

   Bao trùm trong tâm trạng của kẻ ở lẫn người đi là một nỗi nhớ da diết, mênh mang một niềm hoài niệm thiết tha, sâu nặng về những tháng ngày vừa qua trong kháng chiến và cách mạng. Nỗi nhớ, niềm hoài niệm đó đã khơi gợi lên, tái hiện lại bao nhiêu là bức tranh về Việt Bắc với cảnh thiên nhiên, núi rừng, vớ những cảnh sinh hoạt của nhân dân, cơ quan và cán bộ, với mọi hoạt động khẩn trương, sôi nổi trong cuộc sống kháng chiến gian khổ mà hào hùng. Tất cả từ lâu đã lắng vào kỉ niệm giờ đây theo dòng hồi tưởng của tác giả lại hiện lên. Nững bức tranh đó có nhiều sắc độ khác nhau: lúc rõ đến từng màu sắc, đường nét, chi tiết (Nhớ người mẹ nắng cháy lưng, Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Nhớ cô em gái hái măng một mình...) lúc lại xa thẳm mơ hồ (Nhớ gì như nhớ người yêu, Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù, Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều, Chày đêm nện cối đều đều suối xa), lúc cô đọng lại thành biểu tượng (Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai, Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng…). Nỗi nhớ da diết mênh mang của nhà thơ ở đây là nỗi nhớ về thiên nhiên núi Việt Bắc, nỗi nhớ con người, cuộc sống ở rừng Việt Bắc và những kỉ niệm khó quên về cuộc sống kháng chiến gian khổ hào hùng ở nơi đây.

   Hình ảnh ihiên nhiên núi rừng Việt Bắc hiện lên trong bài thơ với những vẻ đẹp đa dạng trong nhiều thời gian, không gian khác nhau, trong các thời tiết sương sớm, nắng chiều, trăng khuya và các mùa xuân hạ thu đông thay đổi, nhưng lúc nào cũng hài hoà Rắn bó với con người. Bóng dáng con người khiến cảnh đẹp hoang sơ bớt phần hiu quạnh. Đặc sắc hơn chính là đoạn thơ:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung

   Nhiều người cho rằng bút pháp lả cảnh của Tố Hữu ở đoạn thơ này đạt đến vẻ đẹp cổ điển như thể Truyện Kiều.

  Cuộc sống của con người Việt Bắc, tiếp đó, cũng thể hiện ra trong nhiều khung cảnh bình dị, quen thuộc khác nhau. Có khung cảnh thơ mộng, thanh bình

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa

   Nhưng cũng có khung cảnh nghèo khó cơ cực mà thấm đẫm nghĩa tình sâu nặng:

Thương nhau, chia củ sắn lùi

 Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Dịu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô

Lại có khung cảnh gắn với những kỉ niệm riêng tư:

Nhờ tưng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

   Tuy nhiên, xúc động hơn cả là những câu thơ tái hiện cảnh sinh hoạt cuộc sống bình dị của đồng bào miền núi tuy gian khổ thiếu thốn nhưng nghĩa tình son sắt thuỷ chung với cách mạng và kháng chiến: Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son.

   Liền một mạch thơ là hình ảnh Việt Bắc kháng chiến với những bức tranh rộng lớn, hào hùng, sôi động với hình ảnh những đoàn hộ đội dân công nao nức trên các nẻo đường:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đò đuốc từng đoàn

Bước chăn nát đá, muôn tàn lửa bay...

   Khép lại phần 1 của bài thơ là cảnh một cuộc họp của Trung ương Đảng Chính phủ, bộ máy đầu não của cuộc kháng chiến, thật giản dị mà trang nghiêm gần gũi được thể hiện trong tám câu thơ sáng đẹp, rõ ràng. Để khẳng định niềm tin yêu của nhân dân cả nước với Việt Bắc, Tố Hữu lại sử dụng những vần thơ thuần chất dân tộc vừa trang trọng vừa thắm thiết nghĩa tình:

Ở đâu u ám quân thù

Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi

Ở đâu đau đớn giống nòi

Trông về Việt Bấc mà nuôi chí bền

Mười lăm năm ấy, ai quên

Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hoà...

   Như thế, Việt Bắc là bài thơ dài làm theo thể loại lục bát truyền thống, lại dùng cả hình thức đối đáp thường gặp trong các điệu hát quan họ hoặc dân ca ca dao. Nhờ hình thức đối đáp ta - mình, mình - ta gắn bó, quấn quýt tạo nên cảm giác thân thuộc, gần gũi với bất kì một người Việt Nam nào. Vì vậy, bài thơ đậm đà chất trữ tình, đằm thắm tinh tế về tình cảm, dìu dặt về nhạc điệu.

   Việt Bắc của Tố Hữu xứng danh là đỉnh cao của văn học cách mạng ở nước ta.

0