24/05/2017, 12:18

Phân tích đoạn thơ Lẽ ghét thường trong truyện Lục Vân Tiên

Đề: Phân tích đoạn Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu). BÀI LÀM Đoạn thơ Lẽ ghét thương nằm trong Truyện Lục Vân Tiên. Truyện Lục Vân Tiên là khúc ca chiên thắng của chính nghĩa, đồng thời cũng là bản án kết tội những kẻ bất nhân phi nghĩa. ...

Đề: Phân tích đoạn Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu).

BÀI LÀM

Đoạn thơ Lẽ ghét thương nằm trong Truyện Lục Vân Tiên. Truyện Lục Vân Tiên là khúc ca chiên thắng của chính nghĩa, đồng thời cũng là bản án kết tội những kẻ bất nhân phi nghĩa.

Lẽ ghét thương là những lời giải bày của Nguyễn Đình Chiểu về sự thương ghét rạch ròi, dứt khoát trên lập trường nhân nghĩa của nhân dân.

Ong Quán là một nhân vật đáng quý trong Truyện Lục Vân Tiên. Nguyễn Đình Chiểu đã hóa thân vào nhân vật để nói lên những lời tâm huyết của chính mình.

1.Ong Quán thương dân, thương dân phải chịu cảnh  ‘sa hầm sẩy hang ‘, thương dán lâm vào nỗi  ‘lầm than muôn phần ‘, thương dân phái  ‘nhọc nhằn‘ vì những cái dối trá, ác độc.

Ông Quán thương Khổng Tử, thương thầy Nhan Từ thông minh đức hạnh nhưng chết sớm, thương ông Gia Cát Lượng tài giỏi, mưu lược nhưng khi chết nước vẫn chia ba, thương Đổng Trọng Thư đại nho đời Mán long đong, thương Đào Tiềm (tự là Nguyên Lượng) tài hoa, khí tiết bỏ quan về ở ẩn, thương Hàn Dù, nhà văn nối tiếng đời Đường cương trực nên tù đày đi xa, thương cả ba triết gia nổi tiếng đời Tông (Chu đến Di ở Liêm Khê và Trình Hiệu, Trình Di ở Lạc Dương) không được đắc dụng quay về dạy học. Ông Quán thương những gì có lợi cho dân, thương những tấm lòng, những nhân cách cao cả, vì dân vì nước.

Ông Quán ghét Kiệt, Trụ hai vua tàn ác có tiếng trong sử sách Trung Quốc, ghét hai bạo vương u, Lệ, ghét Ngũ Bá, năm chư hầu cuối đời Chu, ghét đời Thúc Quý (cuối nhà Dường). Ổng Quán ghét những gi làm hại cho dân. Ghét việc tầm phào, ghét cái mô dâm, ghét những cái dối trá vì chúng làm cho dân  ‘lầm than muôn phần ‘ làm  ‘rối dân ‘,  ‘làm dân nhọc nhằn ‘.

2.  Tính chất nhân dân thế hiện trong Lẽ ghét thương.

Với Nguyỗn Đình Chiểu nhân đạo là thương dân và cùng với lòng thương dân là lòng căm thù,  ‘ghét cay ghét dắng‘ những gì chà đạp lên cuộc sống của nhân dân. Qua lời ông Quán, nhà thơ đã thế hiện tấm lòng yêu thương đối với những con người hướng về dân về nước, hết lòng với nhân dân nhưng cuối cùng đều bất hạnh, mơ ước giúp nước, cứu dân không thành.

Xuất phát từ lòng thương dân, Nguyễn Đình Chiếu mới  ‘ghét vào tận tám ‘ những con người, những việc, những tội ác làm tôn hại đến nhân dân.

Ghét và thương là hai trạng thái đối lập trong tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Đình Chiểu.  ‘Bởi chưng hay ghét củng là hay thương‘. Quan niệm yêu ghét rạch ròi gắn liền với quyền lợi, cuộc sống của dán đã thế hiện tính nhân dân sâu sắc trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

Giá trị tu từ của hiện tượng diệp từ  ‘ghét ‘ và  ‘thươngtrong bài thơ.

Biện pháp tu từ được thể hiện thành công trong đoạn thơ là điệp từ (điệp từ góp phần tô dậm cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ). Điệp từ  ‘ghét ‘,  ‘thương ‘ láy đi láy lại - đặc biệt ở mỗi câu thơ 6 chữ - làm cho bài thơ có giá trị biểu cảm lớn. Điệp từ xoáy sâu vào nỗi lòng của người đọc nỗi lòng của tác giả day dứt xót thương, hùng hồn dõng dạc lên án, lại vừa trầm buồn luyến tiếc. Điệp từ tạo cho bài thơ một giọng điệu vừa trang nghiêm vừa thông thiết, được xem là một nét đặc trưng của thơ trữ tình Nguyễn Đình Chiểu.

Nguồn:
0