12/02/2018, 16:40

Phân tích cái thiện và cái ác trong truyện Tấm Cám

(Kenhvanmau.com) – Em hãy . ( Bài làm văn của học sinh giỏi trường THPT Cẩm Giàng). Đề bài: BÀI LÀM Cổ tích là những câu chuyện cổ có thêm tính chất kì ảo và thường kết thúc có hậu do tác giả dân gian nghĩ và sáng tác nên với mong muốn là ở đời người ở hiền thì ...

(Kenhvanmau.com) – Em hãy .  ( Bài làm văn của học sinh giỏi trường THPT Cẩm Giàng).

Đề bài: 

BÀI LÀM

          Cổ tích là những câu chuyện cổ có thêm tính chất kì ảo và thường kết thúc có hậu do tác giả dân gian nghĩ và sáng tác nên với mong muốn là ở đời người ở hiền thì có kết thúc tốt người ác thì sẽ phải chịu sự trừng phạt. Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích hay nhất nước ta qua đó ta thấy được những cái thiện và những cái ác trong đó.

phan-tich-cai-thien-va-cai-ac-trong-truyen-tam-camphan-tich-cai-thien-va-cai-ac-trong-truyen-tam-cam

          Cái thiện trước hết là những cái hiền lành và trong cuộc sống cái thiện luôn luôn được người ta chú ý tới là những điều đẹp, tốt, là sự đánh giá đạo đức phù hợp với xã hội, lịch sử và giai cấp.  hơn nữa theo văn hóa phương Đông cái thiện luôn luôn được đề cao trong Phật Giáo và hình tượng Cô Tấm  trong truyện cổ tích Tấm Cám là đại diện cho cái thiện và được thể hiện qua những phẩm chất cũng như cuộc đời của cô.

Tấm là một cô gái ngoan ngoãn biết nghe lời cha mẹ. Ngay cả khi cha mất nàng phải ở với Dì Ghẻ những luôn luôn nghe theo lời của Dì và chịu sự ghen ghét đố kị của người em gái của cô.Tấm còn là một người chị luôn biết nhường nhịn em cho dù chuyện có thiệt về mình. Trái tim Tấm luôn hướng tới điều thiện chứ không thể nào chứa trong đầu những cái đen tối và ác độc được.

Mặc dù trong cuộc sống hàng ngày ở với Dì Ghẻ tấm bị đối xử tệ bạc bắt làm cái này cái kia nhưng chưa lúc nào Tấm than trách về điều đó mà luôn có thái độ dịu dàng ngoan ngoãn nghe lời. Như vậy có thể nói những đức tính của cô chính là cái thiện. Đặc biệt khi bi đối xử hư không phải con người cô không được đi chơi hội may mà có bụt giúp đỡ cho nên Tấm đã được đi và trở thành hoàng hậu. Khi trở thành một người quyền quý giàu sang Tấm vẫn không quên đến ngôi nhà của mình, vẫn giữ những thói quen về giỗ cha hay là làm mâm cúng cho cha

phan-tich-cai-thien-va-cai-ac-trong-truyen-tam-camphan-tich-cai-thien-va-cai-ac-trong-truyen-tam-cam

Cũng chính vì lòng bao dung hiền lành như vậy nên luôn có người giúp đỡ đặc biệt là có sự giúp đỡ của ông Bụt  và sau khi bị hãm hai Tấm chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần, qua những lần ấy thì cô càng nhận thức được những việc làm độc ác kia. Lúc trèo cau , mụ dì ghẻ ở dưới chặt cau khiến cô ngã mà chết, rồi cô biến thành chim vàng anh . Sau khi biến thành chim vàng anh ngày đêm bên vua lại bị giết thì Tấm lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, cây thị quả thị. Sức sống của Tấm làm cho mụ gì ghẻ phải bất lực và  đó  cũng chính là sức sống của cái thiện trong cuộc sống. Cái thiên tuy gian nan, con người thiện thường hay phải chịu những uất ức ban đầu nhưng cuối cùng vẫn nhận được những kết cục tốt đẹp.

Đối lập với cái Thiện cái Ác là độc ác, xấu, hại; là sự đánh giá đạo đức ngược với xã hội, lịch sử và giai cấp. Và trong truyện cổ tích Tâm Cám  thì mẹ con Cám là đại diện cho cái ác. Không những Mẹ con Cám đã làm những việc xấu đối với Tấm mà lại còn làm những chuyện đó một cách công khai không sợ trời sợ đất . Tấm còn ở nhà thì họ lừa dối hắt hủi bắt Tấm làm tất cả những việc trong nhà như chăn châu, cắt cỏ, mò cua bắt ốc Cho đến khi mụ Dì ghẻ hứa tặng cho ai bắt được nhiều tôm tép thì Cám ham chơi sau đó lừa dối Tấm để đoạt hết những phần lao động của Tấm. Lúc không muốn Tấm có cơ hội đi chơi hội nên đã tìm cách làm khó Tấm. Ngay cả khi Tấm được vào cùng lòng  đố kị của chúng không thể nào ngưng.

Nhưng ra sức hiếp đáp và hại người thì họ cũng phải gánh chịu hậu quả, cuộc đời họ vì thế mà cũng không có một chút thương tâm từ người đời để lại mà trái lại là cảm thấy hả hê khi cái ác bị tiêu diệt.Sau nhiều lần hại Tấm và cuối cùng cũng nhận lại cái chết đau đớn. Như vậy từ kết quả của câu chuyện dân gian thì cái ác không bao giờ tồn tại được lâu và thường bị hủy câu diệt. nhưng chính vì cái thiện luôn luôn mạnh cho nên cái ác luôn bị khống chế và tiêu diệt bởi cái Thiện

          Cái thiện và cái ác của câu chuyện cổ tích Tấm Cám được thể hiện ngay ở những nhân vật trong truyện. Tình tiết trong truyện không kém phần gay cấn kích tính đồng thời mang nhiều  ý nghĩa nhân văn sâu sắc cái thiên luôn luôn trường tồn mãi mãi mà bất cứ một sự độc ác nào cũng không thể giết chết sức sống đó được. Cái Thiện một khi bị đè nén sẽ tới một lúc bùng phát và thiêu rụi mọi xấu xa mưu mô và cả nguồn gốc của cái ác.

Tác giả: ANH ĐÀO




0