24/05/2017, 13:26

Phân tích bài Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải

Phan tich bai Tung gia hoan kinh su – Đề bài: Anh chị hãy Phân tích Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải trong chương trình văn học lớp 10 tập 2. Trong công cuộc kháng chiến chống giặc Mông Nguyên của quân và dân nhà Trần, thượng tướng Trần Quang Khải đã lập được rất nhiều chiến công ...

Phan tich bai Tung gia hoan kinh su – Đề bài: Anh chị hãy Phân tích Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải trong chương trình văn học lớp 10 tập 2. Trong công cuộc kháng chiến chống giặc Mông Nguyên của quân và dân nhà Trần, thượng tướng Trần Quang Khải đã lập được rất nhiều chiến công oanh liệt, từ chiến thắng Hàm Tử tới chiến thắng Chương Dương năm 1825. Trong ngày vui trọng đại của đất nước, trong lúc đi đón nhà vua về kình thành, ông đã sáng tác ra bài ...

– Đề bài: Anh chị hãy Phân tích Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải trong chương trình văn học lớp 10 tập 2.

Trong công cuộc kháng chiến chống giặc Mông Nguyên của quân và dân nhà Trần, thượng tướng Trần Quang Khải đã lập được rất nhiều chiến công oanh liệt, từ chiến thắng Hàm Tử tới chiến thắng Chương Dương năm 1825. Trong ngày vui trọng đại của đất nước, trong lúc đi đón nhà vua về kình thành, ông đã sáng tác ra bài thơ “tụng giá hoàn kinh sư” – đây là một trong những bài thơ ca ngợi quê hương đất nước với tinh thần yêu nước, kháng chiến sâu sắc- được coi là viên ngọc sáng, là khúc ca khải hoàn đầu tiên trong lịch sự nước ta chống lại giặc ngoại xâm.

Trước thời đại của  nhà Trần, tuy đất nước ta đã từng nhiều lần chống giặc ngoại xâm, thế nhưng vẫn chưa từng có những tác phẩm văn học nào sáng tác ra để ngợi ca ý chí quyết tâm chống giặc của nhân dân ta như là bài thơ” tụng giá hoàn kinh sư” hay còn gọi là “ phò giá về kinh” của thượng tướng đồng thời cũng là nha thi sĩ lỗi lạc của dân tộc- trần quang khải.

Đoạt sáo chương dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan

Hay

Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù

phan tich bai tung gia hoan kinh su

Mở đầu bài thơ là hình ảnh của những địa điểm diễn ra những trận đánh lớn mà tại đó, quân và dân ta đã đạt được những thắng lợi vang dội. Tại sao lại là hai địa điểm Chương Dương và hàm Tử. Để giải thích điều này, chúng ta hãy cùng nhau quay lại lịch sử của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên đời Trần, quân và dân ta đã giành được rất nhiều thắng lợi trong nhiều chiến dịch, nổi bật nhất trong số đó là trận chiến trên sông bạch Đằng. thế nhưng tướng Trần Quang Khải lại nhắc tới trận Chương Dương và hàm Tử trước. Bởi lẽ, đây là hai trận chiến cuối cùng mang tính quyết định chiến thắng toàn bộ quân xâm lược. Trước đó, để đánh lừa quân địch, toàn bộ kinh thành đã phải sơ tán đi tới khu vực nông thôn theo kế sách “vườn không nhà trống”. có lẽ thế nên khi được vinh dự phò tá nhà vua trở về kinh thành, tướng Trần Quang khải mới không thể đè nén được xúc động và thể hiện sự tự hào, vui sướng cho chiến thắng của nhân dân ta.

Mặc dù trên thực tế, trận chiến Hàm Tử có trước rồi mới tới trận chiến Chương Dương. Thế những vị tướng tài ba lại nhắc theo thứ tự ngược lại. Đây là những chi tiết hết sức thú vị. tìm hiểu dòng lịch sử, chúng ta biết rằng ở trận  chiên Hàm Tử, Trần Quang Khải là người tham gia hỗ trợ còn Tràn Nhật Duật mới là vị tướng chỉ huy chính. Còn trong trận chiến thứ hai, tức là trận chiến Chương Dương thì tướng Trần Quang Khải là người trực tiếp thống lĩnh toàn bộ quân dân chiến đấu một trận chiến khốc liệt nhưng cũng rất vẻ vang mang lại chiến  thắng toàn cục cho đất nước ta. Niềm vui chiến thắng cùng hòa nhịp với niềm vui được phò giá nhà vua trở về như khiến sự vui tươi, hãnh diện và tự hào của vị tướng như được nhân đôi. Ông liên tưởng những sự kiện trên theo thời gian từ gần tới xa. Đầu tiên, ông nghĩ ngay tới trận đánh Chương Dương rồi sau đó như ngẫm lại mới nhắc tới trận Hàm Tử.  tất cả những chí khí của quân ta được ông đúc kết trong những chữ như “ đoạt sáo”( cướp giáo), ”cầm hồ” (bắt quân Hồ). Chỉ với hai từ những đã thể hiện hết sức rõ rang những hành động của chúng ta. “đoạt” là lấy hắn được về phía bên mình qua những cuộc đấu tranh với người khác. Bởi thế “đoạt sáo” không những làm nổi bật hình ảnh dũng cảm chiến đấu của nhân dân ta mà còn thể hiện sự tích cực, chính nghĩa. Chúng ta không đi cướp, chúng ta chỉ đòi lại những gì là của chúng ta mà thôi, không thể để cho kẻ thù lấy đi và chèn ép được.  do đó,  bản dịch nghĩa sử dụng từ “cướp giáo} phần nào đã làm mất đi ý nghĩa vốn có của từ ngữ gốc do tác giả sang tác. Ở Chương Dương, chúng ta đã giành được vũ khí của quân giặc, thì ở trận chiến Hàm Tử, chúng ta đã bắt sống được tướng địch. Mỗi lần đấu tranh chúng ta lại lấy được những lợi phẩm khác nhau, thế nhưng tổng kết lại thì đó lại là thắng lợi hoàn toàn, thắng lợi toàn cục và quan địch phải nhận lấy kết quả thất bại ê chề. Những câu thơ không hề có những hình ảnh đổ máu, chém giết đã làm cho tinh thần chính nghĩa của những câu thơ như thêm phần sâu sắc và cũng là khẳng định lại mục đích chiến đấu của nhân dân ta là bảo vệ bờ cõi chứ không hề đi cướp bóc, gây mất đoàn kết giữa các nước với nhau. Những ý thơ với mạch thơ nhanh, gọn cũng là nét tiêu biểu cho những khúc ca khải hoàn sau này.

Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san
Hay  Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu

Nếu như hai câu đầu của đoạn thơ chỉ là hình ảnh của những trận chiến thắng oanh liệt của dân tộc thì hai câu tiếp theo chính là lời tự nhắc nhở bản than mình của cả quân và dân tộc chúng ta. Lần đầu tiên mà ý chí của một người đã được nâng lên thành ý chí của nhiều người. tác giả cho rằng, chiến tranh sử dụng vũ lực chỉ là bất đắc dĩ mà thôi. Còn trau dồi phẩm chất, đạo đức và trí tuệ của toàn dân tộc mới là cái gốc, cái cội nguồn để cả đất nước có chung một tinh thần, ý chỉ sắt đá mà không một đất nước nào có thể xâm phạm được. có thể thấy, tướng Trần Quang Khải là một trong những người có ánh nhìn rất sâu xa, biết khi nào nên vận dụng những gì để giúp cho đất nước mãi duy trì được cảnh thái bình. Và đây cũng là tiếng nói chung của toàn dân tộc chúng ta, và là niềm hy vọng, khao khát của bất cứ một triều đại nào trong lịch sử. lời thơ có sự biểu cảm, uyển chuyển hài hòa với nhau tạo niềm tin yêu cho dân chúng.

Bài thơ “phò giá về kinh của Trần quang khải tuy chỉ có bốn câu thơ nhưng trong đó lại bao hàm rất nhiều ý nghĩa sâu sắc với những biểu cảm dạt dào. Tuy chỉ có những chữ hán việt, có thể chúng ta không hiểu hết, thế nhưng khi đã làm quen, cố gắng tìm hiểu về nó, chúng ta sẽ thấy nó có ý nghĩa tới từng câu từng chữ. Do vậy, dù đã qua cả ngàn năm nhưng những ý nghĩa, hào khí của tác phẩm vẫn đi theo chúng ta cho tới tận bây giờ.

0