10/08/2018, 01:00

Phân tích bài Tràng Giang lớp 11

[Văn mẫu lớp 11] – Anh chị hãy phân tích Phân tích bài Tràng Giang lớp 11 của Huy Cận. (Bài phân tích hay của bạn Nguyễn Vũ Việt Anh lớp 11). Đề bài : Hãy phân tích bài TRÀNG GIANG của Huy Cận Bài làm Huy Cận là nhà thơ lãng mạn sớm đi theo con đường cách ...

[Văn mẫu lớp 11] –  Anh chị hãy phân tích Phân tích bài Tràng Giang lớp 11 của Huy Cận. (Bài phân tích hay của bạn Nguyễn Vũ Việt Anh lớp 11).

Đề bài : Hãy phân tích bài TRÀNG GIANG của Huy Cận

Bài làm

Huy Cận là nhà thơ lãng mạn sớm đi theo con đường cách mạng. Thơ Huy Cận có sự kết hợp giữa lòng yêu nước, yêu cách mạng. Thơ ông hàm xúc , giàu chất suy tư và triết lý. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông phải kể đến đó là bài thơ “Tràng Giang”.Huy Cận đã cho ta thấy được khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, ở đó nỗi buồn được phảng phất gợi lên sự xa lánh , chia lìa giữa trời và sông.

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng. 

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. 

Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. 

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

 “Tràng Giang” là bài thơ được rút từ tập “Lửa Thiêng” năm 1939. Buổi chiều thu 1939 bến Chàm sông Hồng mênh mông sông nước nghĩ về kiếp người nổi trôi . Bài thơ được hoàn thành sau 13 lần sửa bản thảo.

Tràng Giang là một bài thơ hay, nó hay nó đẹp trước hết là ở nỗi buồn vì thông thường đẹp và buồn lại là hai nguồn tâm giao nhất đối với các thi sĩ trẻ

“Sóng gợi tràng giang buồn điệp điệp”

Nỗi lòng ấy không thể đem ra để đong đếm mà nỗi buồn ấy cứ lớp lớp vỗ vào nhau, tràn lên nhau càng nặng trĩu. Cái nặng của lòng người được gợi lên từ sông nước bao la nên càng hụt hẫng vàng chơi vơi. Nỗi buồn ấy làm cho thi nhân càng cảm thấy cô đơn.

“Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”

Hình ảnh của đời sống con người là con thuyền là buông trôi theo dòng nước gợi sự trôi nỗi. Phó mặc đi đến đâu thì đi

“Con thuyền xuôi mái nước song song”

Hình ảnh và nước vận động ngược chiều nhau. “thuyền về nước lại” gợi lên nỗi sầu chia ly tan nát.

 “Củi một cành khô, lạc mấy dòng”

Một cành cây đã chết lạc giữa dòng nước mênh mông. Thể hiện sự nhỏ nhoi và lạc loài.  Những hình ảnh ấy đã cho ta thấy mỗi tương quan đối lập giữa không gian bao la với thế giới cõi nhân sinh bé nhỏ , đơn côi. Thể hiện 1 cảm giác cô đơn lẻ loi của con người trong trời đất. Dòng sông tượng trưng cho dòng đời. Còn “thuyền”, “củi" tượng trưng cho những kiếp người đương côi lênh đênh lạc loài giữa dòng đời mênh mông. Bức tranh tràng giang được cảm nhận một cách cụ thể với không gian là cồn nhỏ, hoang sơ, vắng lặng với các từ láy “lơ thơ” “đìu hiu”. Không gian thiên nhiên vắng lặng cô tịch còn sự sống của con người thì xa vắng và mơ hồ.

“Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”

Nỗi buồn cô đơn trống vắng, một niềm khao khát được giao hòa với con người.

“Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”

Màu sắc của bức tranh thiên nhiên mang âm hưởng của đường thi, không gian được mở rộng ở nhiều chiều khác nhau. Có cao, có dài, có rộng. Huy Cận đã diễn tả không gian thật độc đáo. “Sâu chót vót” chứ không phải là “cao chót vót”. Sâu chót vót là diễn tả độ sâu thăm thẳm vô cùng như cái thiên địa vô thủy vô chung vô cùng vô tận. Mà không gian càng cao , càng dài , càng rộng thì con người càng trở lên nhỏ bé , rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn với nỗi buồn trống trải cô đơn.

“Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

Không gian mênh mông hoang vắng. “Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng”. Sự tĩnh lặng thiếu  dáng vẻ và sự sống của con người, điệp từ “không” được lặp đi lặp lại hai lần “không cầu, không đò”. Gợi lên chút niềm thân mật. Trong buổi trời thi mênh mông ấy, nhà thơ đã nhìn thấy những cảnh bèo trôi dạt về một phương trời vô định như một âm vang buồn xa vắng bất tận trong tâm hồn của nhà thơ và câu thơ đậm thêm sự thèm khát về sự hòa hợp giữa con người và sự sống.

Phân tích bài Tràng Giang lớp 11Phân tích bài Tràng Giang lớp 11

ở khổ cuối nhà thơ đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, cái đẹp cảu ánh chiều trước khi vụt tắt, lớp lớp mây chiều xếp chồng lên nhau thành núi mây trắng trông như nhưng hòn núi bạc

“Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳng

Mặt đất mây đêm cửa ải xa”

(Đổ Khải)

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Ở câu thơ thứ hai nó vừa mang tính cổ điển vừa mang tính hiện đại bởi trong bức tranh xưa khi vẽ cảnh buổi chiều đều không thể thiếu cánh chim nếu như thiếu vắng nó thì bóng chiều chưa rõ nét. ở đây , Huy Cận đã tạo nên cái mới và cái hiện đại hết sức độc đáo “Chim nghiêng cánh nhỏ”

Hai câu thơ cuối, Huy Cận đã kế thừa ý thơ của Thôi Hiệu trong bài Hoàng Họa Lân

“Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”

 Thôi Hiệu nhìn khói sóng để nhớ quê hương còn Huy Cận không thấy sóng mà vẫn nhớ nhà, nhớ quê hương da diết và ẩn sâu đó là nỗi lòng của nhà thơ đối với đất nước. Nỗi nhớ quê hương đất nước thật mênh mông vời vợi, nó dờn dợn trải dài như những con sóng nước nối đuôi nhau chảy đến vô cùng vô tận của buổi chiều thu thăm thẳm.

Tràng Giang là bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển. Huy Cận đã kết hợp hai yếu tố cổ điển và hiện đại tạo nên bức tranh thiên nhiên hiu quạnh, sầu buồn. Qua bài thơ, Huy Cận muốn thể hiện sự cô đơn của cái tôi cá nhân trước cảnh thiên nhiên, vũ trụ bao la thấm đượm lòng người, tình yêu quê hương đất nước sâu sắc.

0