11/09/2018, 17:14

Phân tích bài thơ Tương Tư

(Văn mẫu lớp 11) – Em hãy phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính (Bài văn phân tích của một bạn học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam). BÀI LÀM Trong phong trào thơ Mới lãng mạn 1930 – 1945 Nguyễn Bính dường như đã đi định nghĩa lại một cách ...

(Văn mẫu lớp 11) – Em hãy phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính (Bài văn phân tích của một bạn học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam).

BÀI LÀM

Trong phong trào thơ Mới lãng mạn 1930 – 1945 Nguyễn Bính dường như đã đi định nghĩa lại một cách chính xác về thơ “mới” khi ông xây dựng lên một phong cách “chân quê”. Nguyễn Bính muốn khẳng định “mới” không phải là sao rỗng học theo sự văn học phương Tây du nhập mà là sáng tạo và làm giàu đẹp hơn văn học quê hương. Bài thơ “Tương tư” đã thể hiện rất rõ tài năng, phong cách và tâm hồn nhà thơ.

Trước hết, Nguyễn Bính dùng bốn câu thơ đầu để giới thiệu về nỗi tương tư: 

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Nắng mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”

 Nỗi tương tư đậm màu sắc làng quê Việt Nam. Chỉ có một chàng trai thôn Đoài gửi lòng thương nhớ sang cô gái thôn Đông mà cuối cùng thành thôn Đoài nhớ thôn Đông. Cách nói đó tạo hiệu quả bất ngờ bởi nó hình thành hai miền không gian đang “nhớ” nhau. Hình ảnh “thôn Đoài” và “thôn Đông” được dồn vào hai đầu ngọn bút như thể hiện khoảng cách. Đoạn thơ rất đậm chất kể lể của phong cách Nguyễn Bính. Mỗi câu thơ như có xu hướng giãn ra bởi giọng kể lể và chất đầy những số từ thậm xưng làm thành ngữ. Việc coi mình tương đương với trời cũng là một cái ngông của Nguyễn Bính. Bệnh của trời là gió và mưa còn bệnh của tôi là bệnh “tương tư”, bệnh “yêu nàng”. 

>>>Xem thêm:

  • Soạn bài Tương Tư lớp 11
  • Cảm nhận bài thơ Tương Tư của Nguyễn Bính

Căn bệnh muốn chữa khỏi thì phải tìm ra nguyên nhân phát sinh bệnh và nguyên nhân ấy được thể hiện rõ trong 8 câu thơ tiếp:

“Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy cho tình xa xôi…”

Lý do nhân vật trữ tình mắc bệnh tương tư là bởi “bên ấy chẳng sang bên này”. Rõ ràng là “chung lại”, “cách một đầu đình” rất gần gũi với nhau nhưng “cớ sao” nàng chẳng chịu tìm sang, khiến nhân vật mắc bệnh tương tư mong mỏi chờ đợi. Chàng trai như thẫn thờ ngồi đếm từng, ngày từng ngày và tâm trạng ấy lây cả sang cảnh vật. Anh đã chờ đợi rất lâu rồi, đợi em khi lá cây vẫn còn xanh đến nay vàng úa hết cả rồi vậy mà… Đây chính là bút pháp tả cảnh ngụ tình quen thuộc trong thơ ca. 

phan-tich-bai-tho-tuong-tuphan-tich-bai-tho-tuong-tu

Bốn câu thơ tiếp là con đường giải quyết nỗi tương tư: 

“Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?”

Nhớ mong lên tới tột đỉnh thể hiện trong những hình ảnh mơ hồ của một trái tim đã khắc khoải, mong chờ quá lâu. Trong câu “Biết cho ai, hỏi ai người biết cho”, “ai” thứ nhất là chỉ chàng trai còn “ai” thứ hai là chỉ cô gái. Cô gái có biết tình cảm của chàng trai hay không? Bao giờ thì “hoa khuê các” gặp “bướm giang hồ”. Khi nào thì mình mới gặp được nhau? Một chàng trai thật đa tình, lãng mạn! 

Thi sĩ bộc lộ những chân tình thầm kín nhất trong 4 câu thơ cuối:

“Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”

Đoạn thơ rất giàu lối nói ý vị quen thuộc trong ca dao. Hình ảnh “giầu” – “cau” thể hiện sự bền chặt của đôi lứa, gợi nhân duyên tốt đẹp. Giầu và cau là thứ kết nối duyên phận đôi lứa, là biểu tượng của đám cưới thôn quê. Thôn Đoài có cau thôn Đông có giầu. Vậy thôn Đoài sẽ kết duyên cùng thôn nào? Nguyễn Bính đang muốn nhấn mạnh một chân lý: tình yêu là phải đi theo tiếng gọi trái tim.

Bài thơ “Tương tư” thể hiện đậm phong cách Nguyễn Bính, đó là cái tôi đầy tâm tư sâu kín. Bài thơ như đánh thức hình ảnh con người nhà quê trong chúng ta và đánh thức cả những tình cảm chân thật tốt đẹp nhất của người Việt. Cách thể hiện rất ý nhị, duyên dáng thông qua những hình ảnh sáng tạo từ văn học dân gian, thể thơ lục bát, giọng thơ sâu lắng… Bài thơ chứng minh cho phong cách “chân quê” của Nguyễn Bính.
 

0