24/05/2017, 14:22

Phân tích bài thơ Hầu trời của Tản Đà

Đề bài: Phân tích bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà Bài làm Tản Đà là một nhà thờ đặc biệt khi cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương của ông đều mang dấu ấn “người của hai thế kỉ” (Hoài Thanh). Thơ văn của ông chinh phục khan giả bởi một điệu tâm hồn mới mẻ, với sự hiện ...

Đề bài: Phân tích bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà Bài làm Tản Đà là một nhà thờ đặc biệt khi cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương của ông đều mang dấu ấn “người của hai thế kỉ” (Hoài Thanh). Thơ văn của ông chinh phục khan giả bởi một điệu tâm hồn mới mẻ, với sự hiện diện của “cái tôi” lãng mạn bay bổng, vừa ngông nghênh phới đời, vừa cảm thương ưu ái. Giữa lúc thơ phú nhà Nho tàn cuộc, Tản Đà có lối đi riêng, vừa tìm về ngọn nguồn ...

Đề bài: Phân tích bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà

Bài làm

Tản Đà là một nhà thờ đặc biệt khi cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương của ông đều mang dấu ấn “người của hai thế kỉ” (Hoài Thanh). Thơ văn của ông chinh phục khan giả bởi một điệu tâm hồn mới mẻ, với sự hiện diện của “cái tôi” lãng mạn bay bổng, vừa ngông nghênh phới đời, vừa cảm thương ưu ái. Giữa lúc thơ phú nhà Nho tàn cuộc, Tản Đà có lối đi riêng, vừa tìm về ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc, vừa có những sáng tạo độc đáo và tài hoa. Thơ văn của ông có thể xem như một cái gạch nối giữa hai thời đại văn học dân tộc: Trung đại và hiện đại. Bài thơ “Hầu trời” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho điều ấy.

Bài thơ mở đầu bằng bốn câu thơ đầy ấn tượng:

“Đêm qua chẳng biết có hay không

Chẳng phải hoảng hốt không mơ mòng

Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!

Thật được lên tiên – sướng lạ lùng”

Bốn câu thơ đã gây ấn tượng với người đọc khi tạo ra một mối nghi ngờ để khơi gợi trí tò mò. Chuyện có vẻ như mộng mơ, như bịa đặt “chẳng biết có hay không”, nhưng dường như lại là thật, thật hoàn toàn, bởi tác giả đã bồi đắp sau đó ba câu thơ như những lời khẳng định chắc như đinh đóng cột, nhắc đi nhắc lại như để củng cổ lòng tin (hai lần phủ định “chẳng phải”, “không”, bốn lần khẳng định “thật…”, lại còn có vẻ như rất chân thành khi diễn tả cảm giác “sướng lạ lùng”). Cảm giác đó làm cho câu chuyện mà tác giả sẽ kể trở nên có sức hấp dẫn đặc biệt, không ai có thể bỏ qua.

Những câu thơ tiếp theo tác giả kể chuyện được mời lên thiên đình để đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe. Cảnh đọc thơ cho Trời nghe được kể lại một cách tuần tự, rõ ràng và rất sinh động. Lên thiên đình, thi sĩ được Trời cho ngồi “ghế bành như tuyết vân”, cho uống nước nhấp giọng và truyền “Văn sĩ đọc văn nghe”. Thi sĩ cao hứng:

“Đọc hết văn vần sang văn xuôi

Hết văn thuyết lý lại văn chơi

Đương cơn đắc ý đọc đã thích

Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi”

 Vừa đọc, nhà thơ vừa tự đắc:

“Văn dài hơi tốt ran cung mây

Trời nghe trời cũng lấy làm  hay

…..

Văn đã giàu thay lại lắm lối…”

Chư tiên nghe xong rất xúc động hâm mộ:

“Tâm như mở dạ, Cơ lè lưỡi

Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày

Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng

Đọc xong mỗi bài cũng vỗ tay

….

Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:

Anh gánh lên đây bán chợ “

Trời cũng đánh giá cao và không ngớt lời tán dương:

“Trời lại phê cho “Văn thật tuyệt”!

Văn trần được thế c hắc có ít

Nhời văn chuốt đẹp như sao bang

Khí văn hùng mạnh như mây chuyển

Êm như gió thoảng! Tỉnh như sương

Đầm như mưa sa lạnh như tuyết!”

Hết tự khen mình lại mượn lời các chư tiên, rồi mượn lời của Trời để tự khen thơ mình, nhà thơ Tản Đà quả thật rất tự tin và có khí phách. Qua giọng thơ có vẻ hài hước, dí dỏm mà cao ngạo, có thể thấy được tâm hồn của thi sĩ Tản Đà. Ông rất ý thức về tài năng của mình và cũng là người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ bản ngã “cái tôi” cá nhân. Ông cũng rất ngông cuồng khi tìm đến tận trời để khẳng định tài năng của mìn trước Ngọc Hoàng thượng đế và chư tiên. Đó là niềm khao khát chân thành trong t âm hồn thi sĩ. Giữa chốn văn chương hạ giới rẻ như bèo, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được kẻ tri kỉ, tri âm, phải lên tận cõi tiên này mới có thể thỏa nguyện.

Tản Đà cũng đã vẽ lên một bức tranh rất chân thực và cảm động về chính cuộc đời mình  và nhiều nhà văn khác – cuộc đời cơ cực, tủi hổ của

người nghệ sĩ tài hoa trong xã hội thực dân phong kiến lúc ấy”

“Bẩm trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

Nhờ trời năm xưa học ít nhiều

Vốn liếng còn một bụng văn đó

Giấy người, mực người, thuê người in

Mướn cửa hàng người bán đường phố

Văn chương hạ giớ rẻ như bèo

Kiếm được đồng lãi thực rất khó

Kiếm được thời ít, tiêu thời nhiều

Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu….”

Bao nhiêu là chuyện cơ cực: nghèo khó, không tấc đất cắm dùi, thân phận bị rẻ rúng, làm chẳng đủ ăn, bị o ép nhiều chiều,…. Bức tranh hiện thực đó giúp người đọc hiểu sao Tản Dầ thấy “đời đáng chán”, “trần thế em nay chán nửa rồi”, vì sao ông phải tìm cõi tri âm tận trời cao , phải tìm đến  Hằng Nga, Ngọc Hoàng, chư tiên để thỏa mãn niềm khao khát.

Qua bài thơ “Hầu trời”, Tản Đà đã mạnh dạn thể hiện bản ngã cái tôi, cái cá nhân, phóng túng, ngông nghênh, tự ý thức đầy đủ về tài năng và giá trị đích thực của mình và niềm khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời. Hình thức nghệ thuật có nhiều sáng tạo. tài hoa: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ, giản dị hóm hỉnh.

0