12/02/2018, 15:28

Phân tích bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh Bài làm Tác giả Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà văn, nhà thơ mà người còn là một nhà lãnh tụ đại tài của dân tộc Việt Nam. Người đã sáng tác rất nhiều bài văn bài thơ hay gây được tiếng vang lớn trong nền cách ...

Đề bài: Phân tích bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh

Bài làm

Tác giả Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà văn, nhà thơ mà người còn là một nhà lãnh tụ đại tài của dân tộc Việt Nam. Người đã sáng tác rất nhiều bài văn bài thơ hay gây được tiếng vang lớn trong nền cách mạng của nước ta. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp người đã dùng tài năng thơ ca văn chương của mình là vũ khí chiến đấu sắc bén. Bên cạnh đó, người cũng sáng tác nhiều bài thơ ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên của nước ta vô cùng đặc sắc như bài "Cảnh khuya"

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bài thơ được chủ tịch Hồ Chí Minh viết những năm người hoạt động ở Việt Bắc, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vô cùng cam go quyết liệt, sau những giờ phút đàm đạo việc quân người lại ngắm trăng sao, bầu bạn với những vần thơ để giải tỏa những căng thẳng,

Trong câu thơ đầu tiên tác giả Hồ Chí Minh đã gợi lên trong lòng người đọc một cánh rừng hoang sơ thiên nhiên vô cùng hoang dã, nhưng lại đẹp như một bức tranh thủy mặc nơi tiên cảnh:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Tác giả Hồ Chí Minh đã vô cùng tinh tế khi mà so sánh tiếng suối với tiếng hát, bằng cảm nhận từ thính giác đặc biệt của mình. Tác giả Hồ Chí Minh không chỉ lắng nghe bằng đôi tai mà lắng nghe bằng cả tâm hồn của mình, thể hiện một trái tim vô cùng đa cảm.

Tiếng suối chảy trong veo ngọt lành, tinh khiết đó chính là món quà vô cùng quý báu của thiên nhiên và núi rừng Việt Bắc bạn tặng cho những người chiến sĩ bộ đội, những người đã không ngại hy sinh gian khổ xông pha nơi trận mạc để bảo vệ mảnh đất quê hương.

Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Không chỉ có vậy tiếng suối trong veo róc rách đó tựa những tiếng hát thánh thót của một cô thôn nữ, vùng biên cương. Một khúc hát trữ tình vô cùng sâu lắng, làm say đắm lòng người.

Tiếng hát đó có sức mạnh vô cùng to lớn nó có khả năng lan tỏa mạnh mẽ khiến cho những con người dù ở xa tới đâu cũng có thể nghe thấy được, cảm nhận được giai điệu say đắm của nó.

Nó cũng chính là tiếng hát vang lên trong đêm tối tĩnh lặng bởi nếu không nó sẽ bị hòa vào những âm hưởng khác, những tạp âm khác của cuộc sống, con người khó có thể cảm nhận được nữa.

Sự đặc biệt trong những câu thơ của tác giả Hồ Chí Minh là một âm thanh vô cùng tự nhiên đó chính là tiếng suối chảy lại được so sánh với một âm thanh của con người nó chính là tiếng hát, thể hiện sự sâu lắng, tinh tế của tác giả Hồ Chí Minh trong nghệ thuật so sánh.

Cảnh khuya càng đêm càng tĩnh lặng, yên ắng tới nhường nào, dường như tác giả có thể nghe được hết những âm thanh đặc biệt tinh tế long lành đó.

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong câu thơ này tác giả Hồ Chí Minh sử dụng điệp từ "lồng" để thể hiện sự ấn tượng của câu thơ. Tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, tinh tế tựa như chốn bồng lai tiên cảnh.
Chính từ đó làm cho câu thơ trở nên vô cùng duyên dáng hữu tình ánh trăng mênh mông lan tỏa bao trùm ánh sáng của mình lên cảnh vật Việt Bắc lên những nhánh hoa, cành cây làm cho không gian trở nên tinh khiết, lung linh sắc màu.

Tác giả đã sử dụng từ "lồng" thể hiện cho sự đồng điệu của cảnh sắc thiên nhiên và ánh trăng, làm cho câu thơ trở nên đan xen hòa quyện vào nhau một cách vô cùng dễ thương duyên dáng.

Chính trong thời khắc hiếm có đó ánh mắt người nghệ sĩ của tác giả thật tài tình để có thể nắm bắt được hồn thơ vô cùng sinh động sáng tác ra những câu thơ làm lay động lòng người.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Trong không gian bao la trong veo vô cùng yên ắng tĩnh lặng càng làm cho hình ảnh con người cụ thể là tác giả trở nên cô quạnh, trong đêm tối tác giả cảnh đẹp càng làm cho tác giả cảm thấy vô cùng thao thức khó ngủ.

Bởi con người lúc này đã hòa mình vào với thiên nhiên, tác giả cất lời thơ thể hiện tình cảm yêu quê hương đất nước là những phút lãng du tâm hồn gửi gắm vào mây núi đất trời

Tác giả chưa ngủ vì người còn đang mang nặng một nỗi buồn nỗi sầu cho quê hương đất nước, khi quê nhà đang trong thời kỳ nô lệ, đêm tối.

Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc càng ngày càng trở nên cam go quyết liệt, khiến cho tác giả Hồ Chí Minh càng ngày càng trở nên khó ngủ trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành.

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Bài thơ khép lại với câu thơ cuối đã nói lên hết tâm tư của tác giả khi mà người còn trăn trở, lo lắng những nỗi buồn của dân tộc, của sự nghiệp giải phóng đất nước. Bài thơ "Cảnh khuya" khiến cho người ta cảm nhận được tâm trạng của tác giả trước thời cuộc, người chưa bao giờ có những giây phút nghỉ ngơi trọn vẹn vì trái tim người đã dành trọn cho dân cho nước.

Thảo Nguyên

 

 

0