04/06/2017, 23:42

Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.

Ta gặp đâu đây ngòi bút tài hoa của Nguyễn Duy trong tác phẩm: Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm... Nhưng khi hòa bình lập lại, ông đã chuyển sang một trang viết mới về sự chuyến mình của đất nước, của con người mà cuộc sống đời thường đang che lấp mất dần những điều đáng quý mà họ vốn có. Bài thơ Ảnh ...

Ta gặp đâu đây ngòi bút tài hoa của Nguyễn Duy trong tác phẩm: Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm... Nhưng khi hòa bình lập lại, ông đã chuyển sang một trang viết mới về sự chuyến mình của đất nước, của con người mà cuộc sống đời thường đang che lấp mất dần những điều đáng quý mà họ vốn có. Bài thơ Ảnh trăng là một bài thơ tiêu biểu cho chủ đề đó. Bài thơ như một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước, đồng thời ...

Trước hết, đọc bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, điều mà chúng ta cảm nhận đầu tiên là hình ảnh vầng trăng tình nghĩa hiểu hậu, bình dị gắn liền với cuộc kháng chiến gian lao khiến mỗi chúng ta trân trọng tình cảm ấy.
 
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kĩ.
 
Bằng nghệ thuật nhân hóa, Nguyễn Duy đã gợi về trong lòng người đọc cả một kí ức tuổi thơ, một tình bạn tươi đẹp. Nhân vật trữ tình gắn bó với trăng trong những năm dài kháng chiến. Trăng vẫn thủy chung, tình nghĩa. Dẫu rằng cuộc sống nơi đồng, bể là khó khăn nhưng bằng tình cảm chân thành mộc mạc, cao quý, trăng đến với con người không một chút ngần ngại. Trăng với người như hai mà một, đều chung thủy, son sắt. Trăng xuất hiện không chỉ có hồn mà còn mang vẻ hoang sơ, mộc mạc.
 
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ.
 
Bằng cả tâm hồn đồng điệu, Nguyễn Duy đã viết lên những vần thơ chân thành đến thế. Trăng hiện lên bình dị, khác xa so với những gì giả tạo:
 
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương.
 
Từ những khó khăn, buồn bã, quạnh hiu nơi núi rừng, trăng và người xích lại gần nhau, tình cảm ấy càng mặn nồng. Dường như cuộc đời người lính không còn cô đơn lạnh lẽo, nó được sưởi ấm trong tình thương yêu, tình cảm bạn bè.
 
Vầng trăng hiện lên với mối quan hệ khăng khít với con người. Cuộc sống vô tư và chịu nhiều khó khăn đã đưa đẩy con người đến với thiên nhiên. Tâm hồn họ thật sự không khô héo cùng hoàn cảnh. Trăng hiện lên trong những vần thơ tiếp theo lại nhân ái, bao dung, tha thứ cho tất cả lỗi lầm của người lính. Ta tưởng rằng tình bạn ấy có thể sâu đậm lắm, mãi mãi vững bền nhưng đột nhiên trong lòng người đọc một cảm giác hụt hẫng. Hai hình ảnh đối lập khá tinh tế: ngỡ không bao giờ quên đối lập với như người dưng qua đường.
 
Một sự thay đổi phũ phàng khiến người ta không khỏi nhói đau. Tình cảm xưa kia nay chia lìa. Bởi một hiện thực, vầng trăng bị lãng quên từ khi về thành phố đầy đủ tiện nghi. Cuộc sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa của điện gương đã làm át đi sức sống của ánh trăng trong tâm hồn con người. Anh lính đã lãng quên đi rằng chính ánh trăng đã đồng cam cộng khổ cùng người lính; quên đi tình cảm chân thành, quá khứ cao đẹp nhưng đầy tình người.
 
“Người lãng quên ta nhưng ta không lãng quên người”. Vâng! Trăng xuất hiện với một tình cảm tràn đầy, không mảy may sứt mẻ. Trăng xuất hiện đột ngột trong khoảnh khắc thay thế điện, khi đó nhân vật trữ tình “bật tung cửa sổ” - một phản xạ rất tự nhiên và hình ảnh ánh tráng lại xuất hiện trong tâm hồn anh lính:
 
đột ngột vầng trăng tròn
 
“Trăng tròn” một hình ảnh thơ khá hay, không chỉ là ánh trăng tròn mà còn là tình cảm bạn bè trong trăng vẫn trọn vẹn, vẫn chung thủy như năm xưa. Tình cảm ấy chân thành ở chỗ: trăng không hề đòi hỏi, chỉ biết thương hết mình. Chính sức tỏa sáng của ánh trăng đã tỏa sáng không gian, tỏa sáng tâm hồn, rọi về những quá khứ đẹp.
 
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng.
 
Ánh trăng đánh thức lại những kỉ niệm quá khứ, đánh thức lại tình bạn năm xưa, đánh thức những gì con người đã quên. Trăng và nhân vật trữ tình đã đối diện thẳng, nhìn thẳng vào nhau. Cảm xúc “rưng rưng” là biểu thị của một tâm hồn vui sướng gặp lại bạn tri kỉ lại vừa cảm thấy ăn năn vì vô tình lãng quên đi quá khứ.
 
Trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào:
 
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình ánh
trăng im phăng phắc
 
Trăng không trách móc oán hờn mà vẫn khoan dung vị tha. Nhưng đôi khi sự im lặng chính là sự trừng phạt nặng nề nhất. Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ. Ánh trăng chính là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ, khiến nhà thơ day dứt:
 
đủ cho ta giật mình
 
“Giật mình” biểu thị sự thức tỉnh với quá khứ tràn đấy bất diệt kia. Không một tòa án nào xét xử sự phản bội trong tình bạn, chỉ duy có tòa án lương tâm. Con người thực sự không thể sống thiếu quá khứ, không thể không biết đứng trên quá khứ để vươn tới tương lai. Đó mới là cách sống của một con người. Nguyễn Duy đã đưa ra một triết lí thật tự nhiên và sâu sắc về cuộc sống - tình người.
 
Thông qua hình tượng Ánh trăng phải chăng Nguyễn Duy muốn nói đến tình cảm của nhân dân trong thời kì kháng chiến. Tuy thiêu thốn vật chất nhưng họ không nghèo nàn về tình cảm, họ đã bao bọc, chở che cho người lính. Ánh trăng là biểu tượng đẹp đẽ về con người ấy.
 
Bài thơ khép lại nhưng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc: Nguyễn Duy - một phong cách rất giản dị nhưng mang triết lí sâu xa. Nó gợi ra trong lòng chúng ta nhiều suy ngẫm sâu sắc về cách sống, cách làm người: “Uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

Mariazic1

0 chủ đề

23882 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0