24/05/2017, 13:22

Phân tích bài ca dao Rủ nhau đi cấy đi cày Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu …

Đề bài: Phân tích bài ca dao: Rủ nhau đi cấy đi cày…Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa. Sự hăng say trong lao động của người dân Việt Nam ta là một nét đẹp truyền thống của nhân dân ta. Rất nhiều câu ca dao đã ca ngợi sự lao động vất vả của người nông dân nhưng họ lại rất hăng say miệt mài ...

Đề bài: Phân tích bài ca dao: Rủ nhau đi cấy đi cày…Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa. Sự hăng say trong lao động của người dân Việt Nam ta là một nét đẹp truyền thống của nhân dân ta. Rất nhiều câu ca dao đã ca ngợi sự lao động vất vả của người nông dân nhưng họ lại rất hăng say miệt mài không than phiền không oán trách. Ta chỉ thất ở họ vẻ đẹp khi lao động một vẻ đẹp của sự hăng say phấn khởi trong công việc khiến chúng ta thật ngưỡng mộ. Trong đó nổi bật ...

Đề bài: Phân tích bài ca dao: Rủ nhau đi cấy đi cày…Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.

Sự hăng say trong lao động của người dân Việt Nam ta là một nét đẹp truyền thống của nhân dân ta. Rất nhiều câu ca dao đã ca ngợi sự lao động vất vả của người nông dân nhưng họ lại rất hăng say miệt mài không than phiền không oán trách. Ta chỉ thất ở họ vẻ đẹp khi lao động một vẻ đẹp của sự hăng say phấn khởi trong công việc khiến chúng ta thật ngưỡng mộ. Trong đó nổi bật lên là bài ca dao:

“Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”

ru nhau di cay di cay

Bài thơ nói về sự hăng say lao động hăng say cày cấy của người nông dân

Câu thơ đầu tiên “Rủ nhau đi cấy đi cày”. Nhân dân ta rất yêu lao động . Truyền thống hăng say trong lao động đã được nhân dân ta tiếp nối từ bao đời nay. Bác Hồ đã dậy “lao động là vinh quang”. Thật vậy câu thơ đầu tiên với hai từ “rủ nhau”giúp cho chúng ta thấy được sư mời gọi hăng say trong lao động của người dân Việt Nam. Ngay sau đó là điệp từ đi với hai từ kết hợp với nó là đi cấy và đi cày. Trong nghề nông thì cấy cày là hai việc được coi là nặng nhọc nhất để làm ra hạt gạo. Đó là hai công việc đòi hỏi sự khéo léo nhịp nhàng của người lao động. Thế nhưng người nông dân dường như không hề ngại ngần sự vất vả đó àm còn đón nhận nó một cách rất vui vẻ bình thường. Nhịp thơ khiến cho chúng ta thấy sự hăng hái sự phấn trấn của người lao động. Dân gian đã cố ý lấy hai hình ảnh nặng nhọc đó đem vào câu thơ khiến cho  người đọc thêm một lần nữa cảm nhận được sự yêu công việc yêu lao động yêu sản xuất của người nông dân. Câu thơ thứ hai cho ta hiểu thêm về tính chất công việc
“Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu”

Quả đúng như thế công việc lao động đồng áng là một công việc khó nhọc tốn nhiều mồ hôi công sức. Nhưng người nông dân cũng hiểu được công việc khso khăn nhưng thành qur mà nó đem lại sẽ rất to lớn. Câu thơ có sự đối lập khiến cho chúng ta thấy được một phần nào đó sự lạ quan của người nông dân. Chúng ta cũng biết rằng những người nông dân một nắng hai sương họ rất vất vả thế nhưng cuộc sống của họ lại rất bấp bênh.

Những ngày lao động vất vả thế nhưng làm nông vốn phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nếu thuận thời thì cây lúa phát triển tốt cho năng suất ca. Thế nhưng nếu thời tiết không ủng hộ con người thì vụ mùa đó sẽ thất thu. Điều đó thể hiện sự lạc quan trong tâm hồn của người lao động, Bên cạnh đó ta cũng biết nghề nông là một nghề làm quanh năm mấy khi có lúc an nhàn may ra chỉ khi trời mưa hoặc bão thì mới có khi được nghỉ ngơi. Thế nhưng người nông dân cũng nghĩ đến việc an nhàn. Có lẽ đó là cách để họ có thể vui vẻ hăng say lao động. Để có được những ngày an nhàn thì người nông dân phải lao động rất vất vả:

“Trên đồng cạn dưới đồng sâu”

Công việc thật vất vả, hai từ đồng cạn đồng sâu đã cho ta thấy sự khó nhọc đó. Hình ảnh đối lập khiến cho chúng ta thấy được đây là một mảnh ruộng xấu . Mảnh ruộng ấy nhấp nhô chỗ sâu chỗ cạn thật vất vả cho người nông dân biết bao. Cấy cày đã vất vả thửa ruộng lại còn xấu nữa thì thật vất vả cho người nông dân. Khó khăn là thế vất vả là thế nhưng đâu thể làm khó được những người nông dân chân lấm tay bùn, họ cùng nhau lao động
“chồng cầy vợ cấy con trâu đi bừa”.

Họ dốc hết sức mình vào công việc. Cả vợ cả chồng và còn có sự xuất hiện của  con trân nữa tất cả đều ra sức làm việc để hoàn thành công việc một cách sớm nhất. Bằng sự đối ý tương đồng chồng vợ con trâu cũng như cày cấy bừa người nông dân thể hiện được sự gắn bó trong mối quan hệ giữa gia đình với nhau. Họ biết phân bổ công việc cho nhau . Hai vợ chồng cùng nhau cấy còn con trâu thì bừa cho mảnh ruộng được đẹp hơn để dễ cấy hái hơn. Họ đáng quý và khiến chúng ta đáng trân trọng biết nhường nào.

Bài ca ngắn ngủi nhưng đầy tình cảm ngọt ngào thiết tha yêu thương và một niềm tin sự lạc quan vào tương lai sự cần cù chịu khó đáng ngợi ca của người nông dân châm lấm tay bùn. Những nghệ sĩ vô danh thấy khéo léo họ biết sử dụng cách nói đặc sắc và những từ ngữ thường thấy được sử dụng hàng ngày. Chính điều này khiến cho bài ca dao dễ đi vào lòng người đọc người nghe. Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp trong lao động của những người nông dân cần cù chịu khó vẻ đẹp khi lao động của họ thật khiến cho chúng ta ngưỡng mộ biết nhường nào

0