25/05/2017, 00:19

Phân tích bài ca dao Công cha như núi thái sơn

Đề bài: Phân tích bài ca dao: Công cha như núi thái sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.  Không chỉ mang đến cho chúng ta sự sống mà còn hết lòng chăm sóc, quan tâm, thậm chí còn có thể hi sinh cả cuộc đời chỉ mong chúng ta khôn ...

Đề bài: Phân tích bài ca dao: Công cha như núi thái sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.  Không chỉ mang đến cho chúng ta sự sống mà còn hết lòng chăm sóc, quan tâm, thậm chí còn có thể hi sinh cả cuộc đời chỉ mong chúng ta khôn lớn. Tấm lòng bao la, tình cảm thiêng liêng đó chỉ có thể là của những bậc sinh thành, những con người vĩ đại nhất trên đời. Nói về tình cảm thiêng liêng, vĩ đại của cha mẹ dành cho ...

Đề bài: Phân tích bài ca dao: Công cha như núi thái sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

 Không chỉ mang đến cho chúng ta sự sống mà còn hết lòng chăm sóc, quan tâm, thậm chí còn có thể hi sinh cả cuộc đời chỉ mong chúng ta khôn lớn. Tấm lòng bao la, tình cảm thiêng liêng đó chỉ có thể là của những bậc sinh thành, những con người vĩ đại nhất trên đời. Nói về tình cảm thiêng liêng, vĩ đại của cha mẹ dành cho con cái, ca dao Việt Nam cũng có một bài rất hay mà không kém phần cảm động: Công cha nhưu núi thái sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc đã có rất nhiều những bài ca doa hay nói về sự thiêng liêng của tình cảm gia đình, tình mẫu tử, tình phụ tử bao la, rộng lớn. Nhưng nói về công lao của bậc sinh thành thì khó có thể có một bài ca dao nào phản ánh được chân thực, sâu sắc và cảm động như bài ca dao:

“Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Bài ca dao này là sự khẳng định công lao to lớn, trời bể của các bậc cha mẹ dành cho con cái của mình. Đó là tình cảm được trao đi vô tư, không cần nhận lại, là thứ tình cảm chân thành mà tự nguyện nhất trong cuộc đời. Bài ca dao này trước hết đề cập đến công lao to lớn của người cha, người đứng đầu của gia đình, người luôn bươn chải, vất vả với cuộc sống để tạo thành trụ cột vững chắc của gia đình, điểm tựa vững chắc không cho vợ, cho con: “Công cha như núi thái sơn”. Để nói về công lao của người cha, tác giả dân gian đã mượn hình ảnh của ngọn Thái Sơn, đó là một ngọn núi cao mà người ta không thể nhìn thấy đỉnh.

Tình cha cũng vậy, cao lớn, vẹn đầy mà không có điểm dừng, có thấy điểm bắt đầu nhưng không thể thấy điểm kết thúc. Có thể thấy các tác giả dân gian đã vô cùng khéo léo, cũng như sâu sắc khi lựa chọn những biểu tượng nói về tình cha, tình mẹ. Nói về tình phụ tử, các tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh của ngọn thái sơn, hình ảnh này mang đầy ý nghĩa, ngọn thái sơn cao lớn, vững chắc như chính vai trò của người cha trong gia đình của mình, bao giờ cũng là người mạnh mẽ nhất, quyết đoán nhất. Không chỉ là chỗ dựa về mặt tinh thần mà còn là người đáng tin cậy nhất. Ngọn thái sơn tuy cao lớn đấy, tức tình cảm của cha dành cho những đứa con của mình cũng là vô hạn, không thể đong, không thể đếm.

Nhưng lúc nào ngọn núi ấy cũng lặng lẽ, cũng thâm trầm. Tương ứng với nó đó chính là tình cảm của người cha, tuy vẹn tròn, da diết nhưng lại luôn lặng thầm, không ồn ào, không thể hiện nhiều ra bên ngoài. Người cha thường là những người rất ít khi nói những lời yêu thương với con cái của mình, đôi khi còn có sự nghiêm khắc, cứng rắn đối với những lỗi lầm của con. Nhưng bên trong cái vỏ bọc mạnh mẽ, nghiêm khắc đấy là tình cha đầy bao la, ấp áp. Vì vậy mà nếu như không quan tâm hay không dùng trái tim để cảm nhận thì ta khó có thể cảm nhận hết sự vĩ đại của tình cha.

Nếu ở người cha là sự vĩ đại nhưng lặng thầm thì tình cảm của mẹ lại mềm mại, êm ái dạt dào như nước chảy từ nguồn: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Như đã nói, các tác giả dân gian rất dụng ý khi sử dụng những hình ảnh để miêu tả. Nếu như tình cmar của người cha thâm trầm, mạnh mẽ như đá núi thì tình nghĩa của người mẹ là vô cùng dạt dào, vô cùng đủ đầy, lúc nào cũng da diết, khắc khoải như nước chảy ra từ nguồn. “Nước trong nguồn chảy ra” là nguồn nước trong sạch nhất, mát mẻ nhất. Đặt câu ca dao trong mối quan hệ với tình mẹ ta có thể hiểu, tình cảm của mẹ dành cho con luôn là thứ tình cảm dạt dào nhất, ấp áp và chân thành nhất, vì nó xuất phát từ chính trái tim rộng lượng, yêu thương của người mẹ ấy.

Nếu người cha luôn là người mạnh mẽ, nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái thì mẹ lại ngược lại, người mẹ luôn sống tình cảm hơn và thứ tình cảm ấy luôn được thể hiện, bộc lộ ra bên ngoài, nó không quá mạnh mẽ, không quá ồn ào nhưng lúc nào cũng êm ái, dịu mát, lúc nào cũng khác khoải, hiển hiện. So với cha thì tình cảm của mẹ dễ nhận biết, dễ cảm nhận hơn, nếu cha biểu hiện ra bằng hành động thì mẹ biểu hiện ra bằng lời nói, bằng hành động ân cần, quan tâm chăm sóc cho những đứa con của mình. Nói lên công lao to lớn của bậc sinh thành ấy, các tác giả dân gian như muốn nhắc nhở chúng ta sao cho phải đạo hiếu, phải có ý thức đáp đền công lao trời bể ấy.

“Một lòng thờ mẹ kính cha”, là người con cần luôn yêu thương, kính trọng, biết ơn công lao sinh thành của bố mẹ, bởi để sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta không hề là một công việc dễ dàng, nếu những hi sinh về vật chất là một thì những hi sinh thầm lặng về tinh thần, về những tình cảm đã trao gửi nơi ta là mười. Vì vậy, chỉ có thật lòng báo đáp, dùng tình cảm để đáp đền thì mới xứng đáng là đạo làm con, phải “thờ mẹ”, “kính cha”. Cũng như sự vô tư, chân thành của tình cảm to lớn cha mẹ dành cho chúng ta thì khi báo đáp cũng phải xuất phát từ tấm lòng tự nguyện, tự nhiên nhất, bởi cái bố mẹ muốn nhận ở chúng ta không phải thứ vật chất tầm thường mà ở tấm lòng hiếu nghĩa: “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Bài ca dao vô cùng ý nghĩa, nó thể hiện được sâu sắc công lao của cha, tình cảm của mẹ cũng như là lời nhắc nhở đầy chân thành đến những người con, rằng hãy nhận thức được công lao to lớn ấy, hãy báo đáp, thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa với bậc sinh thành của mình. Bài ca dao cũng đánh động đến tình cảm gia đình của mỗi người nghe, người đọc.

0