Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin/P3.VII.1

I. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN 1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó a. Khái niệm giai cấp công nhân Trong nhiều tác phẩm của mình C.Mác và Ph.Ăngghen đã sử dụng nhiều thuật ngữ như: giai cấp công nhân, giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân công ...

I. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó

a. Khái niệm giai cấp công nhân

Trong nhiều tác phẩm của mình C.Mác và Ph.Ăngghen đã sử dụng nhiều thuật ngữ như: giai cấp công nhân, giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân công nghiệp, giai cấp công nhân hiện đại... Dù khái niệm giai cấp công nhân có nhiều tên gọi khác nhau như thế nào đi nữa thì theo C.Mác và Ph.Ăngghen giai cấp công nhân vẫn chỉ mang hai thuộc tính (tiêu chí) cơ bản. Đó là:

Thứ nhất, về phương thức lao động, phương thức sản xuất (nghề nghiệp),đó là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao. Đây là tiêu chí cơ bản để phân biệt người công nhân hiện đại với người thợ thủ công thời Trung cổ thay người thợ trong công trường thủ công. C.Mác viết: “Trong công trường thủ công và trong nghề thủ công, người Công nhân sử dụng công cụ của mình, còn trong công xưởng thì người công nhân phải phục tùng máy móc” “Công nhân cũng là phát minh của thời đại mới. Giống như máy móc vậy ... công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại”

Thứ hai, về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp côngnhân là những người lao động không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sảnxuất, làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư. Đây là đặc trưngcơ bản nhất của giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa. Chính vì vậy,C.Mác và Ph.Ăngghen đều gọi giai cấp công nhân dưới chủ nghĩa tư bản là giai cấp vô sản. Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, bộ mặt của chủ nghĩa tư bản đã có những thay đổi to lớn và đi cùng với nó là sự thay đổi nhất định của giai cấp công nhân so với trước kia. Cơ cấu ngành nghề của giai cấp công nhân đã có những thay đổi to lớn: bên cạnh công nhân của nền công nghiệp cơ khí, đã xuất hiện công nhân của nền công nghiệp tự động hoá. Giai cấp công nhân hiện nay không chỉ bao gồm những người lao động trong công nghiệp, trực tiếp tạo ra các giá trị vật chất cho xã hội mà còn bao gồm những người lao động trong các bộ phận dịch vụ công nghiệp, gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất vật chất. Song, dù cho trình độ kỹ thuật có thay đổi như thế nào đi nữa thì xét theo tiêu chí kinh tế - xã hội, giai cấp công nhân vẫn tồn tại như một giai cấp đặc thù với cả hai tiêu chí cơ bản nêu trên. Căn cứ vào hai thuộc tính nói ở trên chúng ta có thể đưa ra định nghĩa như sau về giai cấp công nhân:

“Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và pháttriển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao; là lực lượng lao động cơ bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay” b. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Trong mỗi thời kỳ chuyển biến cách mạng lên một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn luôn có một giai cấp đứng ở vị trí trung tâm của lịch sử, đóng vai trò là động lực chủ yếu và là lực lượng lãnh đạo quá trình cách mạng đó. Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền đại công nghiệp, lực lượng sản xuất tiên tiến, phương thức sản xuất tiên tiến, đại biểu cho xu hướng phát triển của xã hội tương lai, do vậy về mặt khách quan nó có nhiệm vụ xoá bỏ xã hội cũ, tổ chức,lãnh đạo, xây dựng xã hội mới phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Nhiệm vụ này do chính địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp đó quyết định. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là: Xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa và tiền tư bản chủ nghĩa; từng bước xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa; xoá bỏ áp bức bóc lột; giải phóng mình đồng thời giải phóng toàn nhân loại. Đó là nội dung cơ bản bao trùm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Lịch sử phát triển của xã hội loài người chính là lịch sử của đấu tranh giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực cơ bản phát triển của lịch sử. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động xung quanh mình, tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng nhằm xoá bỏ xã hội cũ và xây dựng xã hội mới về mọi mặt. Con đường để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình đó chính là phải tiến hành cuộc cách mạng không ngừng và triệt để qua hai giai đoạn: Một là, lật đổ giai cấp tư sản giành lấy chính quyền, thiết lập nền chuyên chính cách mạng của giai cấp công nhân. Hai là, sử dụng chính quyền mới làm công cụ cải tạo xã hội cũ, tập hợp quần chúng nhân dân lao động xây dựng thành công xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa để tiến lên chủ nghĩa cộng sản. 2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ các điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. a. Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa Xét một cách tổng quát chúng ta có thể khẳng định rằng, địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân quy định một cách khách quan vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Bởi vì:

Thứ nhất, giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhấttrong các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản. Trong nền sản xuất hiện đại, giai cấp công nhân vừa là chủ thể trực tiếp, vừa là sản phẩm căn bản nhất của nền sản xuất đó. Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với đại công nghiệp, còn giai cấp công nhân lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp. Giai cấp công nhân hiện đại có xu hướng ngày càng được tri thức hóa. Điều này có được là do yêu cầu khách quan của sự phát triển công nghiệp trong thời đại mà khoa học và công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Thứ hai, do không có tư liệu sản xuất nên giai cấp công nhân phải bán sức lao động của mình cho nhà tư bản và bị nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư, họ bị lệ thuộc hoàn toàn trong quá trình phân phối các kết quả lao động của chính mình. Do vậy, về mặt lợi ích giai cấp công nhân là giai cấp đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản. Xét về bản chất, họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa. Điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định rằng, giai cấp công nhân chỉ có thể tự giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy, họ không mất gì ngoài xiềng xích mà lại được cả thế giới.

Thứ ba, giai cấp công nhân có lợi ích căn bản thống nhất với lợi ích của toàn thể nhân dân lao động nên họ có thể tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo đông đảo quần chúng đi theo làm cách mạng, đồng thời họ cũng là người đi đầu trong cuộc đấu tranh của toàn thể nhân dân lao động và của dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

b. Đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân Địa vị kinh tế - xã hội khách quan còn tạo ra những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân. Chính những đặc điểm này đã tạo ra khả năng để giai cấp công nhân hoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. Những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân gồm:

Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng.

Giai cấp công nhân là đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất, chế độ xã hội tiên tiến nhất, do đó, họ đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Giai cấp công nhân luôn phát triển và lớn mạnh không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại. Chính điều kiện làm việc ở thành thị và các khu công nghiệp giúp cho giai cấp công nhân mở rộng các quan hệ xã hội, mở mang trí tuệ. Cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột vì dân sinh dân chủ, cải thiện điều kiện làm việc đã tôi luyện cho giai cấp công nhân có những phẩm chất cần thiết cho cuộc đấu tranh. Lợi ích căn bản của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích căn bản của nhân dân lao động nên họ có đủ khả năng và điều kiện tập hợp quần chúng nhân dân làm cách mạng.

Thứ hai, giai cấp công nhân là giai cấp có tính cách mạng triệt để. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng, tất cả các giai cấp khác đều là những tầng lớp trung đẳng ... Đó là do giai cấp công nhân không gắn với tư hữu, do vậy, họ kiên định trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội mới”

Thứ ba, giai cấp công nhân có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Môi trường làm việc của giai cấp công nhân là sản xuất tập trung cao và có trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, có cơ cấu tổ chức ngày càng chặt chẽ, làm việc theo dây chuyền buộc giai cấp công nhân phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động. Do yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp chống lại giai cấp tư sản - là một giai cấp có tiềm lực về kinh tế - kỹ thuật nên giai cấp công nhân phải đấu tranh bằng phẩm chất kỷ luật của mình.

Thứ tư, giai cấp công nhân có bản chất quốc tế. Giai cấp công nhân ở tất cả các nước đều có chung một mục đích là giải phóng mình đồng thời giải phóng xã hội khỏi áp bức bóc lột và họ đều có chung một kẻ thù là giai cấp tư sản bóc lột. Và cũng do yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp, để chống lại chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản khi mà chúng đã liên kết với nhau thành tập đoàn tư bản, chủ nghĩa đế quốc, vì vậy mà giai cấp công nhân càng phải nêu cao tinh thần quốc tế của giai cấp mình. Dựa vào đặc điểm này, C.Mác - Ph.Ăngghen nhấn mạnh: trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”. V.I. Lênin sau này cũng khẳng định: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”.

3. Vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất hiện một cách khách quan, song, để biến khả năng khách quan đó thành hiện thực thì phải thông qua những nhân tố chủ quan. Trong những nhân tố chủ quan ấy, việc thành lập ra Đảng Cộng sản trung thành với sự nghiệp, lợi ích của giai cấp công nhân là yếu tố quyết định nhất đảm bảo cho giai cấp công nhân có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. a. Tính tất yếu và quy luật hình thành, phát triển chính đảng của giai cấp công nhân Tính tất yếu của việc hình thành và phát triển đảng của giai cấp công nhân Trong thực tế lịch sử, phong trào công nhân chống giai cấp từ sản đã xuất hiện ngay từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời. Mặc dù quy mô ngày càng mở rộng nhưng đều bị thất bại. Khi chưa có đảng lãnh đạo, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chỉ mang tính tự phát, rời rạc, chưa có tổ chức và hệ thống, chưa có lý luận dẫn đường. Khi Đảng Cộng sản ra đời và trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng và với tư cách là đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân và toàn xã hội, Đảng Cộng sản có nhiệm vụ đề ra cương lĩnh, mục tiêu, phương hướng, đường lối, chiến lược, sách lược, các chính sách đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước, với quy luật vận động khách quan của thế giới; với quyền lợi của đại đa số nhân dân lao động. Chỉ có Đảng Cộng sản lãnh đạo giai cấp công nhân mới chuyển từ đấu tranh tự phát lên tự giác, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trở thành điều kiện để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Để giữ được vai trò lãnh đạo của mình, Đảng phải luôn luôn hướng mọi hoạt động vì lợi ích chung của dân tộc, luôn tổ chức, giáo dục toàn đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Đảng phải chăm lo xây dựng về tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, vững mạnh về chính trị, gắn bó với nhân dân. Quy luật hình thành và phát triển đảng của giai cấp công nhân Bằng thực tiễn cách mạng ở nước Nga cùng với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế V.I. Lênin đã khái quát và nêu lên một vấn đề có tính quy luật về sự ra đời của Đảng Cộng sản, đó là: Chủ nghĩa Mác kết hợp với phong trào công nhân dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản. Đây là vấn đề có tính phổ biến đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản ở nhiều nước trên thế giới, nhất là châu Âu. Vận dụng một cách sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin vào tình hình cụ thể của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930), đó là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đây là một sáng tạo, một đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam. b. Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản với giai cấp công nhân Giai cấp công nhân là cơ sở giai cấp của Đảng Cộng sản, là nguồn bổ sung lực lượng cho Đảng, nói cách khác Đảng trước hết bao gồm những người ưu tú nhất trong giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản là đội tiên phong chiến đấu, là lãnh tụ chính trị, là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân. Vai trò của đảng đối với giai cấp công nhân thể hiện ở chỗ: Một là, không có một tổ chức chính trị nào hoạt động được mà lại không thông qua chính đảng của giai cấp mình. Giai cấp công nhân cũng vậy, họ hoạt động, làm cách mạng thông qua đội tiên phong của mình, đó là Đảng Cộng sản, đảng của giai cấp công nhân. Hai là, để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình thì giai cấp công nhân cần phải có một chính đảng chính trị vững vàng kiên định, sáng suốt, có đường lối chiến lược sách lược đúng đắn thể hiện lợi ích của giai cấp hay toàn thể phong trào. Ba là, với một Đảng Cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của Đảng chính là sự lãnh đạo của giai cấp. Đảng với giai cấp là thống nhất nhưng Đảng có trình độ lý luận và tổ chức cao nhất để lãnh đạo giai cấp và dân tộc, vì thế không thể lẫn lộn Đảng với giai cấp.


Phần I: thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin

  • Chương II: Phép biện chứng duy vật
  • Chương III: Chủ nghĩa duy vật lịch sử

Phần II: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

  • Chương V: Học thuyết giá trị thặng dư
  • Chương VI: Học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa Tư bản độc quyền Nhà nước

Phần III: Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về Chủ nghĩa xã hội

  • Chương VII: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa
  1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
  • Chương VIII: Những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa

Liên kết đến đây

Xem đến trang này.
0