31/05/2017, 12:29

Nguyên nhân vật lý gây đắm tàu Trelutkin

Từ những điều kể trên xin chớ vội kết luận rằng, ma sát của băng trong mọi trường hợp đều không đáng kể. Vì ngay cả khi nhiệt độ gần không độ, ma sát của băng cũng đã khá lớn rồi. Do đó ma sát của băng ở các biển vùng cực được nghiên cứu rất kỹ. Thì ra, ma sát này lớn đến không ngờ, chả thua gì ma ...

Từ những điều kể trên xin chớ vội kết luận rằng, ma sát của băng trong mọi trường hợp đều không đáng kể. Vì ngay cả khi nhiệt độ gần không độ, ma sát của băng cũng đã khá lớn rồi. Do đó ma sát của băng ở các biển vùng cực được nghiên cứu rất kỹ. Thì ra, ma sát này lớn đến không ngờ, chả thua gì ma sát của sắt đối với sắt; hệ số ma sát của vỏ thép bọc tàu đối với băng là 0,2.

Để hiểu được hệ số đó có ý nghĩa như thế nào đối

Tàu «Trelutkin» đắm trong băng. Hình dưới: các lực tác dụng lên mạn tàu MN khi đang phá băng.

với tàu phá băng, chúng ta hãy phân tích các lực tác dụng lên mạn tàu MN khi chịu áp suất của băng. Lực p áp suất của băng được phàn thành hai lực: lực R vuông góc với mạn tàu, còn lực F có hướng tiếp tuyến với mạn tàu. Góc giữa p và R bằng a — chỉ độ nghiêng của mạn tàu đối với đường thẳng đứng. Lực ma sát Q của băng vào mạn tàu bằng R nhân với hệ số ma sát, nghĩa là nhân với 0,2: Q = 0,2R. Nếu lực ma sát Q nhỏ hơn F, lực F sẽ đẩy băng xuống sâu trong nước; băng sẽ trượt dọc theo mạn tàu mà không gây hư hại gì cho tàu. Nếu như lực Q lớn hơn lực F, ma sát sẽ làm cho các tảng băng không trựợt được, và khi chịu áp suất lâu dài, mạn tàu có thể bị đè ép gây hư hỏng.

Khi Q < F! Dễ dàng thấy rằng F = R tg α; do đócần giải bất đẳng thức Q < R tg α, nhưng vì Q = 0,2 R, nên Q < F dẫn đến

0,2 R < R tgα, hay tgα > 0,2

Tra bảng ta tìm được góc ứng với tgα = 0,2 là góc 11°. Nghĩa là Q < F khi nào α > 11°. Cũng bằng cách đó ta xác định được độ nghiêng của các mạn tàu đối với đường thẳng đứng phải như thếnào để đảm bảo an toàn cho tàu chạy & các biển đóng băng: độ nghiêng đó không được bé hơn 11°.

Bây giờ chúng ta hãy trở lại với vụ đắm tàu «Trelutkin». Chiếc tàu thủy này (không phải tàu phá băng) đã đi khắp các vùng biển miền Bắc, nhưng khi đến eo biển Beringa thì bị dập nát trong băng. Băng trôi đã đưa tàu «Trelutkin» lên mãi tận phía Bắc và vùi dập nó ở đây (tháng Hai năm 1934). Hai tháng trời, các thủy thủ anh dũng chống chọi trên tàu «Trelutkin» và sau đó nhờ các phi công cứu sống, đã khắc sâu vào ký ức của họ. Đây là đoạn mô tả vụ đắm tàu đó.

«Kim loại cứng của vỏ tàu không dễ gì lập tức bị phá hỏng, trưởng đoàn thám hiểm O. Iu. Smit báo tin qua diện đài. — Trông rõ các tảng băng đè vào mạn tàu, và các tấm kim loại của vỏtàu bị dập nén uốn cong ra ngoài. Băng cứ thế mà tiếp tục, tuy chậm nhưng không thể nào ngăn nổi. Các tấm thép vỏ tàu phồng lên và bị xé đứt theo các mối nối. Các đinh tán bay tứ tung kèm theo tiếng kêu lách cách. Trong khoảnh khắc mạn tàu bên trái bị cắt đứt từ khoang mũi cho đến phần cuối của đuôi boong tàu...»

Sau khi đọc những điều mô tả ởbài báo này, chắc độc giả đã hiểu được nguyên nhân vật lý gây nên nạn đắm tàu. Từ đó rút ra được kết luận thực tế: khi đóng các tàu dùng ở các vùng băng giá, mạn tàu nhất thiết phải có độ nghiêng thích hợp, tức là không nhỏhơn 11°.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0