05/02/2018, 12:21

Nguyễn khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình? – Bài tập làm văn số 3 lớp 11

Nguyễn khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình? – Bài tập làm văn số 3 lớp 11 4.64 (92.86%) 14 đánh giá Xem nhanh nội dung1 Nguyễn khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác ...

Nguyễn khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình? – Bài tập làm văn số 3 lớp 11 4.64 (92.86%) 14 đánh giá Xem nhanh nội dung1 Nguyễn khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình? – Bài làm 1 2 Nguyễn khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình? – Bài làm 2 3 Nguyễn khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình? – Bài làm 3 Nguyễn khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình? – Bài làm 1 Như chúng ta đã biết, Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai người sống trong cùng thời đại, họ đều là những con người rộn ràng, có tấm long yêu nước sâu sắc và tình yêu với thơ văn. Hơn hết, họ đã dùng lời thơ, lời văn của mình để bày tỏ thái độ mỉa mai, châm biếm, đả kích đối với xã hội phong kiến đương thời. Đồng thời, Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh của đất nước. Điều này thể hiện rõ qua các tác phẩm như “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến và “Vịnh khoa thi hương” của Trần Tế Xương. Tuy cả Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều có chung nổi niềm, nổi tâm sự, sự căm ghét, phẩn uất đối với xã hội phong kiến nửa thực dân đương thời. Thế nhưng, do hoàn cảnh sống và thân thế, lai lịch của mỗi người là khác nhau nên giọng thơ của mỗi người được lột tả một cách khác nhau, chúng ta có thể thấy rõ qua các bài thơ, văn của hai người. Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình nghèo nhưng học giỏi và đổ đầu cả ba kì thi, thi Hương, thi Hội, thi Đình. Ông có thời gian ngắn làm quan nhưng vì bất mãn với triều đình nên đã từ quan, về quê làm nghề dạy học, sống cuộc đời thanh bạch. Ông là người có cốt cách thanh cao và có tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Ông sống một cuộc đời thảnh thơi và không vướng bận chuyện gì, có niềm vui tao nhã. Điều này đã được tô vẽ thành công qua bài thơ “Câu cá mùa thu”. Bài thơ này đã vẻ ra một bức tranh êm đềm của mùa thu Bắc Bộ, đồng thời cho thấy một tình yêu quê hương, đất nước tuy thầm kín, không bộc lộ rõ ràng, nhưng lại chân thật và đơn giản hơn bao giờ hết. Giọng thơ vô cùng thanh thản. thong thả với thú vui tao nhã là câu cá trong một không gian tĩnh lặng êm đềm, với ao nước trong veo, một chiếc thuyền nhỏ. Sóng chỉ hơi gợn tí, lá bay trong gió, mây thì lơ lững trôi còn cá thì đớp động dưới chân bèo. Nguyễn Khuyến kể chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu và cõi lòng của mình. Trong không gian tĩnh lặng này càng làm ông cảm thấy cô đơn hơn. Một nỗi niềm lo nghĩ ẩn sâu trong tâm hồn ông. Lời thơ của Nguyễn Khuyến tuy nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu sắc, thâm thúy. Qua đó, ta cũng có thể thấy được cốt cách thanh cao và sự châm biếm đối với xã hội bấy giờ của ông. Còn về Tú Xương, ông không thuận lợi trong việc thi cử, phải đi thi nhiều lần và chỉ đỗ tứ tài. Không được cử làm quan như Nguyễn Khuyến, tình cảnh thì khốn khổ, túng thiếu đủ đường. Thơ của ông chính là những tâm huyết của ông, đây như là lời nói với dân, với nước, với đời. Tiêu biểu là bài Vịnh khoa thi hương. Bài thơ là cả một sự phẫn uất, thái độ mỉa mai của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời cũng như con đường thi cử của riêng ông. Đồng thời đã vẽ ra một hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội nửa thực dân phong kiến, và nói lên tâm sự bất lực của mình trước tình cảnh đất nước. Trong bài này, lời thơ của ông viết khá mạnh mẽ thể hiện sự căm ghét vô cùng của ông. Nhưng cũng nói lên sự tiếc nuối không cống hiến được gì cho đất nước, không làm gì để giúp dân, cũng như giúp cho gia đình, vợ con mình. Sự bất lực đành phải bỏ mặc, một nổi đau được thể hiện qua từng câu, từng chữ trong bài thơ. Hai nhà thơ, cùng một nỗi niềm tâm sự, nhưng hai cách thể hiện, hai tâm tư được bộc lộ ra tuy có khác nhau nhưng đều chung một đích, một con đường mong muốn một xã hội khác, một xã hội không có sự bất công, một xã hội mà không phải chịu xiềng xích, không chịu bất kỳ một ách áp bức nào. Hai nhà thơ, là hai màu sắc, cho ta cảm nhận những giá trị nghệ thuật khác nhau, nền tảng khác nhau nhưng tất cả đều chảy chung một mạch. Từ những gì mà Tú Xương và Nguyễn Khuyến đã thể hiện trong các bài thơ của mình chúng ta có thể thấy tuy hai người đều có chung một tình yêu quê hương, thiên nhiên, đất nước nhưng giọng thơ lại khác nhau đó không chỉ xuất phát từ hoàn cảnh khác nhau, cảm nhận khác nhau mà còn ở sự lựa chọn khác nhau, cuộc sống khác nhau. Nguyễn khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình? – Bài làm 2 Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX là xã hội thực dân nửa phong kiến với biết bao những thối nát, nhố nhăng. Đây chính là môi trường để văn thơ hiện thực trào phúng thời kỳ này phát triển thành dòng, thành hướng riêng. Các tác giả của loại văn thơ này phần lớn là những nho sĩ. Ở họ có những nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng cũng có nhiều nét khác biệt. Ta bắt gặp điều này ở hai nhà thơ tiêu biểu nhất là Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Cả Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều xuất thân từ dòng dõi nho học. Do vậy giữa hai người cũng ít nhiều gặp nhau về một tư tưởng. Tuy không cùng sinh ra trong một thời kì (Nguyễn Khuyến sinh ra và lớn lên khi Pháp chưa xâm lược còn Tú Xương sinh ra khi đất nước đang rơi vào cảnh nguy nan khốn đốn, công cuộc xâm lược và bình định của Pháp đang đi vào hồi cực thịnh). Nhưng nhìn chung hai mảnh đời đều trải qua thời kì đen tối nhất của lịch sử dân tộc. Xã hội Việt Nam lúc ấy đã chuyển sang một xã hội mới là xã hội thực dân nửa phong kiến. Cái xã hội ấy gắn với sự thay đổi trong tình hình giai cấp, sinh hoạt, trạng thái tâm lí xã hội. Đây là lúc ông làm thằng, thằng làm ông, cậu bồi, cậu bếp, thầy thông, thầy kí,… rặt một phường bất tài vô liêm sỉ nhưng sẽ làm anh làm chị, nghênh ngang vênh mặt với đời. Và đây cũng là lúc nho phong tàn tạ, sĩ khí tiêu điều, bút lông đến ngày hết được săn đón, mọi giá trị cũ đang sụp đổ trước uy thế của đồng tiền. Cái xã hội đảo điên tan tác ấy đã tác động đến nhiều nhà nho chân chính, có ý thức trước vận mệnh đất nước trong đó có Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Trước hiện thực cuộc sống ấy cả hai ông đều có những nỗi niềm giống nhau: Sự bất mãn phản kháng trước xã hội, tiếng nói tâm tình của một tấm lòng yêu nước nhưng giọng thơ lại rất khác nhau. Điều này sẽ được thấy rõ khi sớm hiểu về nội dung thơ ca của hai nhà thơ. Cùng là sự bất mãn với xã hội, châm biếm, tố cáo những người những việc xấu xa nhưng cách thể hiện của hai nhà thơ rất khác nhau. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một nhà thơ châm biếm. Nội dung châm biếm của ông bao giờ cũng có một ý nghĩa xã hội và chính trị phong phú. Động cơ châm biếm của ông xuất phát không phải từ sự bất mãn về quyền lợi cá nhân mà là từ lòng yêu nước nồng nàn. Đối tượng đả kích của ông tập trung xung quanh những người những việc có liên quan đến việc nước mất hay việc thực dân Pháp đặt quyền thống trị trên đất nước ta. Hạng người bị Nguyễn Khuyến châm biếm nhiều hơn cả là bọn thống trị phong kiến. Ông rất khinh và ghét mọi quan lại cũ hay mới vì ông cho rằng khi chủ quyền trong nước đã mất thì làm quan là một điều hổ thẹn, một sự vi phạm không thể tha thứ được đối với đạo đức của một nhà nho chân chính. Nguyễn Khuyến đã đánh một đòn đau vào toàn bộ bọn vua quan đương thời khi chỉ ra tất cả bọn chúng chỉ là một đám hát chèo nghĩa là một đám bù nhìn của thực dân: Vua chèo còn chẳng ra gì Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề Ông đã hạ bệ những ông tiến sĩ tri thức nhân tài của chế độ phong kiến khi ví chúng với những ông tiến sĩ giấy. Tất cả chỉ là một lũ bất tài vô dụng: Chiết thân xiêm áo sao mà nhẹ Cái giá khoa danh thế mới hời Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi Nguyễn Khuyến đã lột trần cái bản chất xấu xí giả tạo của bọn quan lại nhưng bằng một cách thể hiện một cách rất nhẹ nhàng sâu kín. Cái bản chất ấy thường được bọc bên trong những hình ảnh ẩn dụ với nhiều hình thức: khi là sự mượn lời của người vợ mắng chồng, khi là qua một đồ vật giả, khi là lời khuyên… Tất cả đều ẩn ý, sâu cay. Khác với Nguyễn Khuyến, Tú Xương khi phản ánh hiện thực ông thường miêu tả một cách chân thật đến chua xót, đắng cay chứ không nhẹ nhàng thâm thúy. Tuy nhiên, đó không phải là “một lối chửi đổng, bất lực chứng tỏ một trạng thái đầy ghen tức, oán hờn” như có người phê phán. Ông không hoàn toàn đứng trên lập trường cá nhân, bất mãn rồi phản ánh hiện thực. Tú Xương có vướng mắc trong vấn đề thi cử, có phần bất mãn cá nhân. Điều đó chúng ta không chối cãi. Nhưng điều cần thấy trước là ở Tú Xương có phần bất mãn chung của dân tộc. Nói cho đúng là ở Tú Xương bất mãn cá nhân và bất mãn chung của dân tộc đã kết hợp thành một chỗ đứng, một tư thế cho Tú Xương nhìn hiện thực và phê phán hiện thực. Cũng là châm biếm, đả kích bọn quan lại nhưng hãy xem, quan lại trong thơ Tú Xương hiện lên như thế nào? Với một thái độ khinh ghét đến tột độ, quan lại trong mắt của Tú Xương cũng là món hàng cho nên “đứa thì mua tước, đứa mua quan”, cũng thành chuyện đắt rẻ “Tri huyện lâu nay giá rẻ mà”. Bộ mặt quan lại trong thơ Tú Xương hiện lên khá đậm nét. Tú Xương đã dựng lên trước mắt người đọc một cuốn phim thời sự đơn sơ nhưng sâu sắc về lai lịch, hành tung của bọn đó. Khi còn là sĩ tử, họ lôi thôi bệ rạc, một chút sinh khí không còn: Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ Họ tranh lộn nhau khoa bảng Hai đứa tranh nhau cái thủ khoa Tuân khoe văn hoạt, nghị văn già Khi đỗ đạt được thì chẳng qua là lao sâu vào ô nhục: Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt, Dưới sân quan cử ngỏng đầu rồng Rồi lực làm quan thì sa đoạ, truỵ lạc, không còn lấy chút đạo lí tối thiểu: Chồng chung vợ chạ kìa cô bố Đậu lạy quan xin nọ chú hàn Đặc biệt họ chỉ chuyên nghề vơ vét, bòn rút của nhân dân mà một chút trách nhiệm cũng không hề nghĩ tới: Chữ y chữ chiểu không phê đến Ông chỉ quen phê một chữ tiền Dưới ngòi bút của Tú Xương, quan lại là phường tuồng, đeo râu vẽ mặt, hò hét múa may để lừa bịp thiên hạ: Nào có ra gì cái lũ tuồng, Cũng hò cũng hét cũng y uông Dẫu rằng dối được đàn con trẻ, Cái mặt bôi vôi nghĩ cũng buồn Mô tả bọn quan lại trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến như Tú Xương là hay lắm. Trong xã hội thực dân nửa phong kiến, đồng tiền làm mưa làm gió thêm một bước gây đảo điên trong xã hội. Cùng là sự phản ánh mặt tiêu cực của đồng tiền nhưng ở Nguyễn Khuyến đó là một câu hỏi nghe nhẹ nhàng nhàng hàm ý sâu cay: Có tiền việc ấy mà xong nhỉ! Đời trước làm quan cũng thế à? Khác hẳn với cách viết của Tú Xương, dưới ngòi bút của ông, đồng tiền có sức mạnh kì lạ. Nó được người đời âu yếm và tôn thờ. Nó bắt kẻ “tráng sĩ cũng nằm co” nếu trong túi không có nó, ngược lại nó cho phép hễ ai có nó thì tha hồ nói dơi nói chuột mà vẫn được người khen. Đúng là: Kẻ yêu người ghét hay gì chữ Đứa trọng thằng khinh chỉ vì tiền. Vì tiền mà bao nhiêu xấu xa thối nát, bao nhiêu quái gở lố lăng một ngày một diễn ra trong xã hội. Vị tiên mà có cảnh: Chí cha chí chát khua giày dép Đen thủi đen thui cũng lượt là. Vì tiền mà bọn tu hành bỏ rơi cả đức độ từ bi của Phật quay sống cái nghề cho vay nặng lãi, vì tiền mà nhiều gia đình lục đục, con khinh bố, vợ chửi chồng. Thật là nguy hiểm. Đồng tiền đã phá hoại nhân tâm, phá hoại đạo lí, phá hoại bao nhiêu tình cảm thiêng liêng của con người. Như vậy ở cùng một đối tượng phản ánh nhưng người đọc bao giờ cũng phân biệt được đâu là thơ Nguyễn Khuyến, đâu là thơ Tú Xương chính bởi giọng điệu. Thơ Nguyễn Khuyến bao giờ cũng nhẹ nhàng, thường dùng hình thức ẩn dụ để qua đó đả kích, phê phán đối tượng. Người đọc thấy được cái hàm ý sâu cay thâm thúy ẩn chứa đằng sau con chữ. Đọc thơ Nguyễn Khuyến lúc đầu tưởng là khen đấy, hỏi han ân cần thật đấy nhưng để rồi đến câu cuối lại là lời mỉa mai chế nhạo của nhà thơ. Tú Xương thì khác, ông không dùng ẩn dụ mà nói hẳn, đả kích trực tiếp đối tượng với tất cả những xấu xa của nó. Thơ ông như những đòn giáng thẳng vào đối tượng, lôi tuột hết những xấu xa, giả tạo của chúng, phơi bày trước mắt người đọc. Đọc thơ Nguyễn Khuyến người đọc thấy hóm hỉnh và thâm thúy thì đến thơ Tú Xương đó lại là sự bực bội, bất mãn đối với cái xã hội thực dân nửa phong kiến. Cái xã hội ấy đã đẻ ra những thứ nhố nhăng, lố bịch. Ở đậy, người đọc luôn thấy được ngay sự xấu xa của đối tượng bị nhắc đến và thái độ gay gắt của nhà thơ thể hiện trên con chữ mà không cần suy ngẫm, đợi chờ. Tuy nhiên, châm biếm đả kích sự xấu xa của xã hội mới chỉ là một mặt của lòng yêu nước ở hai nhà thơ. Một mặt khác không kém phần quan trọng là những nỗi buồn rầu, đau đớn thương tiếc luôn giày vò tâm can họ. Cả hai đều ý thức được nỗi nhục mất nước, ý thức được trách nhiệm của kẻ sĩ trước vận mệnh nước nhà rồi bất lực. Họ nghĩ đến giống nòi, tổ tông, biết tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ thù, biết khinh bỉ những kẻ bán mất lương tâm. Song đến cuối đời vẫn không thoát được cái vòng bế tắc, quẩn quanh, sự day dứt mà chủ yếu vẫn bởi họ không đủ dũng khí bước vào đấu tranh. Nguyễn Khuyến đã từng làm quan nhưng khi nhận ra những suy đồi của chế độ ông lập tức dứt áo giã từ. Ra đi theo tiếng gọi của lương tâm ông quyết sống cuộc đời dù nghèo khổ nhưng bảo toàn được danh tiết. Tú Xương không làm quan, đi thi tám lần không đỗ chỉ bởi phạm huý, sai luật. Đứng trước những đổi thay của thế thái nhân tình, nhân cách nhà nho chân chính của hai con người ấy vẫn giữ được sự vững vàng, kiên trung. Ở họ ta bắt gặp những quan điểm sống giống nhau. Với Nguyễn Khuyến đó là cách sống giả câm giả điếc “Tấm hồng nhan đem bôi lấm xóa nhòa”. Tú Xương cũng vậy, sống chỉ là “ấm ờ, giả câm giả điếc”, là “khôn chán thì giả làm ngây” là không cần phô trương chí khí với đời là không màng công danh, ung dung ngoài vòng cương tỏa mà vẫy vũng cho thỏa chí. Hai con người, hai cách sống, hai cách thể hiện khác nhau, điều đó tạo nên sự độc đáo riêng đối với từng phong cách tác giả đồng thời làm giàu, làm đẹp thêm cho vườn hoa văn học đất nước. Nhưng dù khác nhau về hình thức, họ lại gặp nhau nơi tấm lòng yêu nước sắt son, chung thủy. Đây chính là yếu tố để cả Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến và người thư kí của thời đại Tú Xương luôn đi bên nhau và cùng nhau đường hoàng bước vào cõi bất diệt của văn học Việt Nam. Nguyễn khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình? – Bài làm 3 Trần Tế Xương (hay Tú Xương) và Nguyễn Khuyến là hai nhà thơ thuộc hai thời đại khác nhau, có những sự khác nhau rất nhiều về cuộc sống, công danh, Nguyễn Khyến là một đại quan trong triều đình nhà Nguyễn, mà Tú Xương thì lại là một người vô cùng lận đận về đường công danh. Tuy nhiên, họ là những nhà thơ có cùng cách nhìn, cùng tư tưởng, cùng sự đánh giá về cuộc sống và xã hội. Họ đều sử dụng những lời thơ sắc bén của mình để đả kích bản chất tàn ác, nham hiểm của thực dân, cũng như sự suy yếu, bất lực, nhu nhược của triều đại phong kiến đương thời, cũng như bày tỏ sự đau xót trước sự suy tàn của Nho học. Tư tưởng của họ, tấm lòng của họ, sẽ còn sống mãi, như những vần thơ của họ trong lòng người đọc hôm nay và mãi về sau. Điểm chung đầu tiên của họ là sự đau xót trước cảnh đất nước suy tàn, thực dân tàn ác khiến nhân dân lầm than, văn hóa phương Tây khiến cho nền Nho học nước nhà ngày càng lụi tàn. Nguyễn Khuyến đã làm quan hơn mười năm trong triều đình nhà Nguyễn, ông hiểu rất rõ tình hình triều chính cũng như tình hình đất nước khi đó. Chính quyền nhà Nguyễn khi ấy chỉ còn là một chính quyền tay sai, bù nhìn, chịu sự điều khiển của thực dân Pháp, tiếp tay giúp cho chúng đàn áp nhân dân, tàn phá đất nước mình. Nho học vốn thâm sâu. Nguyễn Khuyến mượn lời của người hát chèo để nói lên thực trạng khiến ông đau xót: “Vua chèo còn chẳng ra gì, Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề” ( Lời vợ người hát chèo) Cùng với thực trạng nước mất nhà tan, đó là sự suy tàn của Nho học, của những giá trị đạo đức. Xã hội bấy giờ thành một đống hổ lốn, không có tôn ti trật tự. Đồng tiền là thứ chi phối con người ta, khiến bao con người bán rẻ lương tâm, cũng như đẩy biết bao con người vào bước đường cùng. Con người ta dường như không quan tâm đến nỗi nhục mất nước, chỉ biết đến cái lợi mà lũ thực dân hứa hẹn mang lại, họ vui vẻ tham gia những trò chơi mà thực dân tổ chức. “Cậy sức cây đu nhiều chị nhún, Tham tiền cột mỡ lắm anh leo Khen ai khéo vẽ cho vui thế Vui thế bao nhiêu nhục mấy nhiêu!” ( Hội Tây) Tiếng cười sâu cay, lời đả kích nhẹ nhàng nhưng thấm thía, với mong muốn thức tỉnh những con người đang đắm chìm trong những thứ hão huyền mà bán rẻ lương tâm, bán rẻ những thứ giá trị đạo đức của toàn xã hội. Chán ngán trước xã hội đương thời, ông đồ Tam Nguyên Yên Đổ cũng tự lấy bản thân mình ra làm thứ “mua vui” “Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang, Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng. Cờ đương dở cuộc không còn nước, Bạc chửa thầu canh đã chạy làng. Mở miệng nói ra gàn bát sách, Mềm mồi chén mãi tít cung thang. Nghĩ mình lại gớm cho mình nhị Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng!”(Tự trào) Một cuộc đời công danh dở dang vì thời cuộc, một đất nước không còn nơi để những người yêu nước như nhà thơ thể hiện, tất cả đã khiến cho ông trở nên chán ngán. Ông nhận ra rằng dù có đỗ bao nhiêu khoa thi, có làm đến bao nhiêu chức quan, có tài giỏi đến mấy, mà tình trạng đất nước như hiện nay, thì cũng chỉ có thể bất lực xuôi tay, có trăn trở suy nghĩ thì cũng chỉ có thể trơ mắt nhìn. Còn Tú Xương, sinh ra và lớn lên trong giai đoạn khó khăn nhất của đất nước, cũng là cảnh thực dân xâm lược đã khiến cho ông rất bất mãn về những thứ chướng tai gai mắt xung quanh mình.Có những tiếng cười nhẹ nhàng nhưng sâu cay, chỉ như lời kể, nhưng cũng là lời lên án: “Nhà kia lỗi đạo con khinh bố, Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.” Mọi thứ đạo lí trong xã hội bị đảo lộn, con cái không còn kính trọng cha mẹ, người vợ không còn là người tam tòng tứ đức như xưa nữa. Cũng có những tiếng chửi bật ra trong giận dữ: “Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu, Trăm nghìn vạn mớ để vào đậu. Phen này ắt hẳn gà ăn bạc, Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu. Lẳng lặng, mà nghe nó chúc sang, Đứa thời bán tước đứa mua quan, Phen này ông quyết đi buôn lọng, Vừa chùi vừa rao cũng đắt hàng. ( Năm mới chúc nhau) Cũng ở đây, Tú Xương đã nói lên cái thực trạng mua quan bán chức. Cũng phải thôi, trong cái thời đại mà đồng tiền là một thứ vạn năng, thì con người ta ai cũng muốn có một chức quan để vụ lợi cho bản thân mình. Bản thân Tú Xương là một người tài, vậy mà vô cùng lận đận trong việc thi cử, tám lần thi mà chẳng lần nào có thể vẻ vang. Vậy mà có những thứ công tử bột, chẳng biết gì ngoài chơi bời, nhưng nhờ tiền bạc của cha mẹ mà cũng có thể thi đỗ, được làm quan” “Cử nhân cậu ấm Kỉ, Tú tài con Đô Mĩ Thi thế mà cũng thi, Ối khỉ ơi là khỉ!” Về vấn đề này, Nguyễn Khuyến cũng không thể kìm được tiếng chê bai của mình trong bài thơ Tiến sĩ giầy: “Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai, Cũng gọi ông nghè có kém ai. Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi. Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ, Cái giá khoa danh ấy mới hời. Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ, Tưởng rằng đồ thật hoá đồ chơi!” Chỉ là thứ đồ chơi, thứ vụ lợi cho riêng mình, chứ làm quan đâu có phải vì muốn đem tài ra giúp nước. Trước tình trạng đất nước rối ren, mọi giá trị trong xã hội bị đảo lộn, hai nhà thơ dùng những bài thơ của mình, để bày tỏ nỗi đau xót trước hoàn cảnh khó khăn của đất nước, đồng thời cũng là tiếng phê phán, châm biếm lũ thực dân và tay sai tàn ác, khiến cho nhân dân ta phải chịu biết bao lầm than, đau khổ. Những bài thơ cũng là tiếng lòng của những nhà Nho yêu nước, rất muốn giúp đất nước, giúp nhân dân nhưng cũng đành bất lực. Tư tưởng lớn của họ, nhân cách cao đẹp của họ sẽ còn được ghi nhớ mãi trong lòng thế hệ chúng ta và cả mai sau. Từ khóa tìm kiếm:nguyễn khuyến và tú xương có nỗinguyễn khuyến và tú xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ lại có điểm khác nhau làm rõ ý kiến trênĐề 2: Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ lại có điểm khác nhau Anh (chị) hãy làm rõ ý kiến trênNguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ lại có điểm khác nhau Anh (chị) hãy làm rõ ý kiến trênnguyễn khuyến và tú xương có nỗi niềmnguyễn khuyến và tú xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? hay chỉ rõ ý kiến của mình Bài viết liên quanSo sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn thơ “Chị em Thuý Kiều” trích trong “Truyện Kiều” – Bài tập làm văn số 3 lớp 11Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu – Bài tập làm văn số 3 lớp 11Những cảm nhận sâu sắc của anh chị qua tìm hiểu cuộc đời nhà văn Nguyễn Đình Chiểu – Bài tập làm văn số 3 lớp 11Đề luyện thi đại học môn Sinh học số 13Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 25: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhômBài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 12 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều – Hệ số công suất (phần 2)Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 11: Axit photphoric và muối photphatEm đã có dịp xem vô tuyến, phim ảnh, báo chí, sách vở về hình ảnh một người lực sĩ cử tạ. Hãy miêu tả lại hình ảnh ấy – Bài tập làm văn số 6 lớp 6

Xem nhanh nội dung

Nguyễn khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình? – Bài làm 1

Như chúng ta đã biết, Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai người sống trong cùng thời đại, họ đều là những con người rộn ràng, có tấm long yêu nước sâu sắc và tình yêu với thơ văn. Hơn hết, họ đã dùng lời thơ, lời văn của mình để bày tỏ thái độ mỉa mai, châm biếm, đả kích đối với xã hội phong kiến đương thời. Đồng thời, Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh của đất nước. Điều này thể hiện rõ qua các tác phẩm như “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến và “Vịnh khoa thi hương” của Trần Tế Xương.

Tuy cả Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều có chung nổi niềm, nổi tâm sự, sự căm ghét, phẩn uất đối với xã hội phong kiến nửa thực dân đương thời. Thế nhưng, do hoàn cảnh sống và thân thế, lai lịch của mỗi người là khác nhau nên giọng thơ của mỗi người được lột tả một cách khác nhau, chúng ta có thể thấy rõ qua các bài thơ, văn của hai người.

Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình nghèo nhưng học giỏi và đổ đầu cả ba kì thi, thi Hương, thi Hội, thi Đình. Ông có thời gian ngắn làm quan nhưng vì bất mãn với triều đình nên đã từ quan, về quê làm nghề dạy học, sống cuộc đời thanh bạch. Ông là người có cốt cách thanh cao và có tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Ông sống một cuộc đời thảnh thơi và không vướng bận chuyện gì, có niềm vui tao nhã. Điều này đã được tô vẽ thành công qua bài thơ “Câu cá mùa thu”. Bài thơ này đã vẻ ra một bức tranh êm đềm của mùa thu Bắc Bộ, đồng thời cho thấy một tình yêu quê hương, đất nước tuy thầm kín, không bộc lộ rõ ràng, nhưng lại chân thật và đơn giản hơn bao giờ hết. Giọng thơ vô cùng thanh thản. thong thả với thú vui tao nhã là câu cá trong một không gian  tĩnh lặng êm đềm, với ao nước trong veo, một chiếc thuyền nhỏ. Sóng chỉ hơi gợn tí, lá bay trong gió, mây thì lơ lững trôi còn cá thì đớp động dưới chân bèo. Nguyễn Khuyến kể chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu và cõi lòng của mình. Trong không gian tĩnh lặng này càng làm ông cảm thấy cô đơn hơn. Một nỗi niềm lo nghĩ ẩn sâu trong tâm hồn ông.  Lời thơ của Nguyễn Khuyến tuy nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu sắc, thâm thúy. Qua đó, ta cũng có thể thấy được cốt cách thanh cao và sự châm biếm đối với xã hội bấy giờ của ông.

Còn về Tú Xương, ông không thuận lợi trong việc thi cử, phải đi thi nhiều lần và chỉ đỗ tứ tài. Không được cử làm quan như Nguyễn Khuyến, tình cảnh thì khốn khổ, túng thiếu đủ đường. Thơ của ông chính là những tâm huyết của ông, đây như là lời nói với dân, với nước, với đời. Tiêu biểu là bài Vịnh khoa thi hương. Bài thơ là cả một sự phẫn uất, thái độ mỉa mai của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời cũng như con đường thi cử của riêng ông. Đồng thời đã vẽ ra một hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội nửa thực dân phong kiến, và  nói lên tâm sự bất lực của mình trước tình cảnh đất nước. Trong bài này, lời thơ của ông viết khá mạnh mẽ thể hiện sự căm ghét vô cùng của ông. Nhưng cũng nói lên sự tiếc nuối không cống hiến được gì cho đất nước, không làm gì để giúp dân, cũng như giúp cho gia đình, vợ con mình. Sự bất lực đành phải bỏ mặc, một nổi đau được thể hiện qua từng câu, từng chữ trong bài thơ.

Hai nhà thơ, cùng một nỗi niềm tâm sự, nhưng hai cách thể hiện, hai tâm tư được bộc lộ ra tuy có khác nhau nhưng đều chung một đích, một con đường mong muốn một xã hội khác, một xã hội không có sự bất công, một xã hội mà không phải chịu xiềng xích, không chịu bất kỳ một ách áp bức nào. Hai nhà thơ, là hai màu sắc, cho ta cảm nhận những giá trị nghệ thuật khác nhau, nền tảng khác nhau nhưng tất cả đều chảy chung một mạch.

Từ những gì mà Tú Xương và Nguyễn Khuyến đã thể hiện trong các bài thơ của mình chúng ta có thể thấy tuy hai người đều có chung một tình yêu quê hương, thiên nhiên, đất nước nhưng giọng thơ lại khác nhau đó không chỉ xuất phát từ hoàn cảnh khác nhau, cảm nhận khác nhau mà còn ở sự lựa chọn khác nhau, cuộc sống khác nhau.

Nguyễn khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình? – Bài làm 2

Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX là xã hội thực dân nửa phong kiến với biết bao những thối nát, nhố nhăng. Đây chính là môi trường để văn thơ hiện thực trào phúng thời kỳ này phát triển thành dòng, thành hướng riêng. Các tác giả của loại văn thơ này phần lớn là những nho sĩ. Ở họ có những nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng cũng có nhiều nét khác biệt. Ta bắt gặp điều này ở hai nhà thơ tiêu biểu nhất là Nguyễn Khuyến và Tú Xương.

Cả Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều xuất thân từ dòng dõi nho học. Do vậy giữa hai người cũng ít nhiều gặp nhau về một tư tưởng. Tuy không cùng sinh ra trong một thời kì (Nguyễn Khuyến sinh ra và lớn lên khi Pháp chưa xâm lược còn Tú Xương sinh ra khi đất nước đang rơi vào cảnh nguy nan khốn đốn, công cuộc xâm lược và bình định của Pháp đang đi vào hồi cực thịnh). Nhưng nhìn chung hai mảnh đời đều trải qua thời kì đen tối nhất của lịch sử dân tộc. Xã hội Việt Nam lúc ấy đã chuyển sang một xã hội mới là xã hội thực dân nửa phong kiến. Cái xã hội ấy gắn với sự thay đổi trong tình hình giai cấp, sinh hoạt, trạng thái tâm lí xã hội. Đây là lúc ông làm thằng, thằng làm ông, cậu bồi, cậu bếp, thầy thông, thầy kí,… rặt một phường bất tài vô liêm sỉ nhưng sẽ làm anh làm chị, nghênh ngang vênh mặt với đời. Và đây cũng là lúc nho phong tàn tạ, sĩ khí tiêu điều, bút lông đến ngày hết được săn đón, mọi giá trị cũ đang sụp đổ trước uy thế của đồng tiền. Cái xã hội đảo điên tan tác ấy đã tác động đến nhiều nhà nho chân chính, có ý thức trước vận mệnh đất nước trong đó có Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Trước hiện thực cuộc sống ấy cả hai ông đều có những nỗi niềm giống nhau: Sự bất mãn phản kháng trước xã hội, tiếng nói tâm tình của một tấm lòng yêu nước nhưng giọng thơ lại rất khác nhau. Điều này sẽ được thấy rõ khi sớm hiểu về nội dung thơ ca của hai nhà thơ.

Cùng là sự bất mãn với xã hội, châm biếm, tố cáo những người những việc xấu xa nhưng cách thể hiện của hai nhà thơ rất khác nhau. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một nhà thơ châm biếm. Nội dung châm biếm của ông bao giờ cũng có một ý nghĩa xã hội và chính trị phong phú. Động cơ châm biếm của ông xuất phát không phải từ sự bất mãn về quyền lợi cá nhân mà là từ lòng yêu nước nồng nàn. Đối tượng đả kích của ông tập trung xung quanh những người những việc có liên quan đến việc nước mất hay việc thực dân Pháp đặt quyền thống trị trên đất nước ta. Hạng người bị Nguyễn Khuyến châm biếm nhiều hơn cả là bọn thống trị phong kiến. Ông rất khinh và ghét mọi quan lại cũ hay mới vì ông cho rằng khi chủ quyền trong nước đã mất thì làm quan là một điều hổ thẹn, một sự vi phạm không thể tha thứ được đối với đạo đức của một nhà nho chân chính. Nguyễn Khuyến đã đánh một đòn đau vào toàn bộ  bọn vua quan đương thời khi chỉ ra tất cả bọn chúng chỉ là một đám hát chèo nghĩa là một đám bù nhìn của thực dân:

Vua chèo còn chẳng ra gì
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề

Ông đã hạ bệ những ông tiến sĩ tri thức nhân tài của chế độ phong kiến khi ví chúng với những ông tiến sĩ giấy. Tất cả chỉ là một lũ bất tài vô dụng:

Chiết thân xiêm áo sao mà nhẹ
Cái giá khoa danh thế mới hời
Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe
Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi

Nguyễn Khuyến đã lột trần cái bản chất xấu xí giả tạo của bọn quan lại nhưng bằng một cách thể hiện một cách rất nhẹ nhàng sâu kín. Cái bản chất ấy thường được bọc bên trong những hình ảnh ẩn dụ với nhiều hình thức: khi là sự mượn lời của người vợ mắng chồng, khi là qua một đồ vật giả, khi là lời khuyên… Tất cả đều ẩn ý, sâu cay.

Khác với Nguyễn Khuyến, Tú Xương khi phản ánh hiện thực ông thường miêu tả một cách chân thật đến chua xót, đắng cay chứ không nhẹ nhàng thâm thúy. Tuy nhiên, đó không phải là “một lối chửi đổng, bất lực chứng tỏ một trạng thái đầy ghen tức, oán hờn” như có người phê phán. Ông không hoàn toàn đứng trên lập trường cá nhân, bất mãn rồi phản ánh hiện thực. Tú Xương có vướng mắc trong vấn đề thi cử, có phần bất mãn cá nhân. Điều đó chúng ta không chối cãi. Nhưng điều cần thấy trước là ở Tú Xương có phần bất mãn chung của dân tộc. Nói cho đúng là ở Tú Xương bất mãn cá nhân và bất mãn chung của dân tộc đã kết hợp thành một chỗ đứng, một tư thế cho Tú Xương nhìn hiện thực và phê phán hiện thực. Cũng là châm biếm, đả kích bọn quan lại nhưng hãy xem, quan lại trong thơ Tú Xương hiện lên như thế nào? Với một thái độ khinh ghét đến tột độ, quan lại trong mắt của Tú Xương cũng là món hàng cho nên “đứa thì mua tước, đứa mua quan”, cũng thành chuyện đắt rẻ “Tri huyện lâu nay giá rẻ mà”. Bộ mặt quan lại trong thơ Tú Xương hiện lên khá đậm nét. Tú Xương đã dựng lên trước mắt người đọc một cuốn phim thời sự đơn sơ nhưng sâu sắc về lai lịch, hành tung của bọn đó. Khi còn là sĩ tử, họ lôi thôi bệ rạc, một chút sinh khí không còn:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Họ tranh lộn nhau khoa bảng

Hai đứa tranh nhau cái thủ khoa Tuân khoe văn hoạt, nghị văn già Khi đỗ đạt được thì chẳng qua là lao sâu vào ô nhục:

Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,
Dưới sân quan cử ngỏng đầu rồng

Rồi lực làm quan thì sa đoạ, truỵ lạc, không còn lấy chút đạo lí tối thiểu:

Chồng chung vợ chạ kìa cô bố
Đậu lạy quan xin nọ chú hàn

Đặc biệt họ chỉ chuyên nghề vơ vét, bòn rút của nhân dân mà một chút trách nhiệm cũng không hề nghĩ tới:

Chữ y chữ chiểu không phê đến
Ông chỉ quen phê một chữ tiền

Dưới ngòi bút của Tú Xương, quan lại là phường tuồng, đeo râu vẽ mặt, hò hét múa may để lừa bịp thiên hạ:

Nào có ra gì cái lũ tuồng,
Cũng hò cũng hét cũng y uông
Dẫu rằng dối được đàn con trẻ,
Cái mặt bôi vôi nghĩ cũng buồn

Mô tả bọn quan lại trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến như Tú Xương là hay lắm.

Trong xã hội thực dân nửa phong kiến, đồng tiền làm mưa làm gió thêm một bước gây đảo điên trong xã hội. Cùng là sự phản ánh mặt tiêu cực của đồng tiền nhưng ở Nguyễn Khuyến đó là một câu hỏi nghe nhẹ nhàng nhàng hàm ý sâu cay:

Có tiền việc ấy mà xong nhỉ!
Đời trước làm quan cũng thế à?

Khác hẳn với cách viết của Tú Xương, dưới ngòi bút của ông, đồng tiền có sức mạnh kì lạ. Nó được người đời âu yếm và tôn thờ. Nó bắt kẻ “tráng sĩ cũng nằm co” nếu trong túi không có nó, ngược lại nó cho phép hễ ai có nó thì tha hồ nói dơi nói chuột mà vẫn được người khen. Đúng là:

Kẻ yêu người ghét hay gì chữ
Đứa trọng thằng khinh chỉ vì tiền.

Vì tiền mà bao nhiêu xấu xa thối nát, bao nhiêu quái gở lố lăng một ngày một diễn ra trong xã hội. Vị tiên mà có cảnh:

Chí cha chí chát khua giày dép
Đen thủi đen thui cũng lượt là.

Vì tiền mà bọn tu hành bỏ rơi cả đức độ từ bi của Phật quay sống cái nghề cho vay nặng lãi, vì tiền mà nhiều gia đình lục đục, con khinh bố, vợ chửi chồng. Thật là nguy hiểm. Đồng tiền đã phá hoại nhân tâm, phá hoại đạo lí, phá hoại bao nhiêu tình cảm thiêng liêng của con người.

Như vậy ở cùng một đối tượng phản ánh nhưng người đọc bao giờ cũng phân biệt được đâu là thơ Nguyễn Khuyến, đâu là thơ Tú Xương chính bởi giọng điệu. Thơ Nguyễn Khuyến bao giờ cũng nhẹ nhàng, thường dùng hình thức ẩn dụ để qua đó đả kích, phê phán đối tượng. Người đọc thấy được cái hàm ý sâu cay thâm thúy ẩn chứa đằng sau con chữ. Đọc thơ Nguyễn Khuyến lúc đầu tưởng là khen đấy, hỏi han ân cần thật đấy nhưng để rồi đến câu cuối lại là lời mỉa mai chế nhạo của nhà thơ. Tú Xương thì khác, ông không dùng ẩn dụ mà nói hẳn, đả kích trực tiếp đối tượng với tất cả những xấu xa của nó. Thơ ông như những đòn giáng thẳng vào đối tượng, lôi tuột hết những xấu xa, giả tạo của chúng, phơi bày trước mắt người đọc.

Đọc thơ Nguyễn Khuyến người đọc thấy hóm hỉnh và thâm thúy thì đến thơ Tú Xương đó lại là sự bực bội, bất mãn đối với cái xã hội thực dân nửa phong kiến. Cái xã hội ấy đã đẻ ra những thứ nhố nhăng, lố bịch. Ở đậy, người đọc luôn thấy được ngay sự xấu xa của đối tượng bị nhắc đến và thái độ gay gắt của nhà thơ thể hiện trên con chữ mà không cần suy ngẫm, đợi chờ.

Tuy nhiên, châm biếm đả kích sự xấu xa của xã hội mới chỉ là một mặt của lòng yêu nước ở hai nhà thơ. Một mặt khác không kém phần quan trọng là những nỗi buồn rầu, đau đớn thương tiếc luôn giày vò tâm can họ. Cả hai đều ý thức được nỗi nhục mất nước, ý thức được trách nhiệm của kẻ sĩ trước vận mệnh nước nhà rồi bất lực. Họ nghĩ đến giống nòi, tổ tông, biết tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ thù, biết khinh bỉ những kẻ bán mất lương tâm. Song đến cuối đời vẫn không thoát được cái vòng bế tắc, quẩn quanh, sự day dứt mà chủ yếu vẫn bởi họ không đủ dũng khí bước vào đấu tranh.

Nguyễn Khuyến đã từng làm quan nhưng khi nhận ra những suy đồi của chế độ ông lập tức dứt áo giã từ. Ra đi theo tiếng gọi của lương tâm ông quyết sống cuộc đời dù nghèo khổ nhưng bảo toàn được danh tiết. Tú Xương không làm quan, đi thi tám lần không đỗ chỉ bởi phạm huý, sai luật.

Đứng trước những đổi thay của thế thái nhân tình, nhân cách nhà nho chân chính của hai con người ấy vẫn giữ được sự vững vàng, kiên trung. Ở họ ta bắt gặp những quan điểm sống giống nhau. Với Nguyễn Khuyến đó là cách sống giả câm giả điếc “Tấm hồng nhan đem bôi lấm xóa nhòa”. Tú Xương cũng vậy, sống chỉ là “ấm ờ, giả câm giả điếc”, là “khôn chán thì giả làm ngây” là không cần phô trương chí khí với đời là không màng công danh, ung dung ngoài vòng cương tỏa mà vẫy vũng cho thỏa chí.

Hai con người, hai cách sống, hai cách thể hiện khác nhau, điều đó tạo nên sự độc đáo riêng đối với từng phong cách tác giả đồng thời làm giàu, làm đẹp thêm cho vườn hoa văn học đất nước. Nhưng dù khác nhau về hình thức, họ lại gặp nhau nơi tấm lòng yêu nước sắt son, chung thủy. Đây chính là yếu tố để cả Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến và người thư kí của thời đại Tú Xương luôn đi bên nhau và cùng nhau đường hoàng bước vào cõi bất diệt của văn học Việt Nam.

Nguyễn khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình? – Bài làm 3

Trần Tế Xương (hay Tú Xương) và Nguyễn Khuyến là hai nhà thơ thuộc hai thời đại khác nhau, có những sự khác nhau rất nhiều về cuộc sống, công danh, Nguyễn Khyến là một đại quan trong triều đình nhà Nguyễn, mà Tú Xương thì lại là một người vô cùng lận đận về đường công danh. Tuy nhiên, họ là những nhà thơ có cùng cách nhìn, cùng tư tưởng, cùng sự đánh giá về cuộc sống và xã hội. Họ đều sử dụng những lời thơ sắc bén của mình để đả kích bản chất tàn ác, nham hiểm của thực dân, cũng như sự suy yếu, bất lực, nhu nhược của triều đại phong kiến đương thời, cũng như bày tỏ sự đau xót trước sự suy tàn của Nho học.  Tư tưởng của họ, tấm lòng của họ, sẽ còn sống mãi, như những vần thơ của họ trong lòng người đọc hôm nay và mãi về sau.

Điểm chung đầu tiên của họ là sự đau xót trước cảnh đất nước suy tàn, thực dân tàn ác khiến nhân dân lầm than, văn hóa phương Tây khiến cho nền Nho học nước nhà ngày càng lụi tàn.

Nguyễn Khuyến đã làm quan hơn mười năm trong triều đình nhà Nguyễn, ông hiểu rất rõ tình hình triều chính cũng như tình hình đất nước khi đó. Chính quyền nhà Nguyễn khi ấy chỉ còn là một chính quyền tay sai, bù nhìn, chịu sự điều khiển của thực dân Pháp, tiếp tay giúp cho chúng đàn áp nhân dân, tàn phá đất nước mình. Nho học vốn thâm sâu. Nguyễn Khuyến mượn lời của người hát chèo để nói lên thực trạng khiến ông đau xót:
“Vua chèo còn chẳng ra gì,

Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề”  ( Lời vợ người hát chèo)

Cùng với thực trạng nước mất nhà tan, đó là sự suy tàn của Nho học, của những giá trị đạo đức. Xã hội bấy giờ thành một đống hổ lốn, không có tôn ti trật tự. Đồng tiền là thứ chi phối con người ta, khiến bao con người bán rẻ lương tâm, cũng như đẩy biết bao con người vào bước đường cùng. Con người ta dường như không quan tâm đến nỗi nhục mất nước, chỉ biết đến cái lợi mà lũ thực dân hứa  hẹn mang lại, họ vui vẻ tham gia những trò chơi mà thực dân tổ chức.

“Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,

Tham tiền cột mỡ lắm anh leo

Khen ai khéo vẽ cho vui thế

Vui thế bao nhiêu nhục mấy nhiêu!” ( Hội Tây)

Tiếng cười sâu cay, lời đả kích nhẹ nhàng nhưng thấm thía, với mong muốn thức tỉnh những con người đang đắm chìm trong những thứ hão huyền mà bán rẻ lương tâm, bán rẻ những thứ giá trị đạo đức của toàn xã hội.

Chán ngán trước xã hội đương thời, ông đồ Tam Nguyên Yên Đổ cũng tự lấy bản thân mình ra làm thứ “mua vui”

“Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,
Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng.
Cờ đương dở cuộc không còn nước,
Bạc chửa thầu canh đã chạy làng.
Mở miệng nói ra gàn bát sách,
Mềm mồi chén mãi tít cung thang.
Nghĩ mình lại gớm cho mình nhị
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng!”(Tự trào)

Một cuộc đời công danh dở dang vì thời cuộc, một đất nước không còn nơi để những người yêu nước như nhà thơ thể hiện, tất cả đã khiến cho ông trở nên chán ngán. Ông nhận ra rằng dù có đỗ bao nhiêu khoa thi, có làm đến bao nhiêu chức quan, có tài giỏi đến mấy, mà tình trạng đất nước như hiện nay, thì cũng chỉ có thể bất lực xuôi tay, có trăn trở suy nghĩ thì cũng chỉ có thể trơ mắt nhìn.

Còn Tú Xương, sinh ra và lớn lên trong giai đoạn khó khăn nhất của đất nước, cũng là cảnh thực dân xâm lược đã khiến cho ông rất bất mãn về những thứ chướng tai gai mắt xung quanh mình.Có những tiếng cười nhẹ nhàng nhưng sâu cay, chỉ như lời kể, nhưng cũng là lời lên án:

“Nhà kia lỗi đạo con khinh bố,
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.”

Mọi thứ đạo lí trong xã hội bị đảo lộn, con cái không còn kính trọng cha mẹ, người vợ không còn là người tam tòng tứ đức như xưa nữa.

Cũng có những tiếng chửi bật ra trong giận dữ:

“Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu,
Trăm nghìn vạn mớ để vào đậu.
Phen này ắt hẳn gà ăn bạc,
Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu.
Lẳng lặng, mà nghe nó chúc sang,
Đứa thời bán tước đứa mua quan,
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa chùi vừa rao cũng đắt hàng. ( Năm mới chúc nhau)

Cũng ở đây, Tú Xương đã nói lên cái thực trạng mua quan bán chức. Cũng phải thôi, trong cái thời đại mà đồng tiền là một thứ vạn năng, thì con người ta ai cũng muốn có một chức quan để vụ lợi cho bản thân mình. Bản thân Tú Xương là một người tài, vậy mà vô cùng lận đận trong việc thi cử, tám lần thi mà chẳng lần nào có thể vẻ vang. Vậy mà có những thứ công tử bột, chẳng biết gì ngoài chơi bời, nhưng nhờ tiền bạc của cha mẹ mà cũng có thể thi đỗ, được làm quan”
“Cử nhân cậu ấm Kỉ,

Tú tài con Đô Mĩ

Thi thế mà cũng thi,

Ối khỉ ơi là khỉ!”

Về vấn đề này, Nguyễn Khuyến cũng không thể kìm được tiếng chê bai của mình trong bài thơ Tiến sĩ giầy:

“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ,
Cái giá khoa danh ấy mới hời.
Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Tưởng rằng đồ thật hoá đồ chơi!”

Chỉ là thứ đồ chơi, thứ vụ lợi cho riêng mình, chứ làm quan đâu có phải vì muốn đem tài ra giúp nước.

Trước tình trạng đất nước rối ren, mọi giá trị trong xã hội bị đảo lộn, hai nhà thơ dùng những bài thơ của mình, để bày tỏ nỗi đau xót trước hoàn cảnh khó khăn của đất nước, đồng thời cũng là tiếng phê phán, châm biếm lũ thực dân và tay sai tàn ác, khiến cho nhân dân ta phải chịu biết bao lầm than, đau khổ. Những bài thơ cũng là tiếng lòng của những nhà Nho yêu nước, rất muốn giúp đất nước, giúp nhân dân nhưng cũng đành bất lực. Tư tưởng lớn của họ, nhân cách cao đẹp của họ sẽ còn được ghi nhớ mãi trong lòng thế hệ chúng ta và cả mai sau.


Từ khóa tìm kiếm:

Gregoryquary

0 chủ đề

23832 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0