Ngữ pháp tiếng Anh lớp 8 Unit 13: Festivals
Ngữ pháp tiếng Anh lớp 8 Unit 13: Festivals Ngữ pháp tiếng Anh lớp 8 Ngữ pháp tiếng Anh lớp 8 Unit 13 VnDoc.com xin giới thiệu đến các bạn do VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là nguồn tài liệu hữu ích ...
Ngữ pháp tiếng Anh lớp 8 Unit 13: Festivals
Ngữ pháp tiếng Anh lớp 8 Unit 13
VnDoc.com xin giới thiệu đến các bạn do VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là nguồn tài liệu hữu ích giúp các bạn nắm chắc kiến thức ngữ pháp trọng điểm của bài thông qua sự trình bày đầy đủ và cụ thể dưới đây.
I. Passive forms ( thể bị động)
1. Cấu trúc câu
Subject + be + past participle (+ by + agent)
Ví dụ:
This house was built by my grandfather. (Ngôi nhà này được ông tôi xây.)
S + be + pp O (agent)
2. Áp dụng: Câu bị động (passive sentence) thường được dùng:
+ Khi không biết hoặc không cần biết đến người hoặc vật thực hiện hành động. Ví dụ:
The streets are swept every day. (Những con đường được quét mỏi ngày.) [by street-sweepers]
+ Khi muốn nhấn mạnh người hoặc vật tiếp nhận hành động.
Ví dụ:
This painting was painted by my grandmother. (Bức tranh này do bà tôi vẽ)
3. Passive transformation (Cách chuyển sang câu bị đông):
Active (Câu chủ động): S + V-active + O
Passive (Câu bi động): S + V-pasive + by agent
Muốn chuyển một câu chủ động sang câu bị động, ta thực hiện 3 bước sau:
a)Lấy tân ngữ (object) của câu chủ động làm chủ ngữ (subject) của câu bị động.
b) Đổi động từ chủ động (V-active) thành động từ bị động (V-passive)
V-passive: be + past participle (pp)
● Present simple: am/ is/ are + pp
Ví dụ:
My mother cleans this room every day. (Mẹ tôi lau dọn căn phòng này mỏi ngày.)
-> This room is cleaned everyday by my mother. (Căn phòng này được mẹ tôi lau dọn mỗi ngày.)
● Present progressive: am/ is/ are + being + pp
Ví dụ:
They are building a new swimming-pool.
-> A new swimming-pool is being built (by them). (Hồ bơi mới đang được xây.)
● Present perfect: have/ has + been + pp
Ví dụ:
They have discovered oil at the North Pole.
->Oil has been discovered at the North Pole. (Dầu đã được tìm thấy ở Bắc Cực.)
● Past simple: was/ were + pp
Ví dụ:
The police stopped us on our way home.
-> On our way home we were stopped by the police. (Trên đường về nhà chúng tôi bị cảnh sát chặn lại.)
● Past progressive: was/ were + being + pp
Ví dụ:
She was cooking dinner at that time. (Lúc đó cô ấy đang nấu bữa tối.)
-> Dinner was being cooked at that time. (Lúc đó bữa tối đang được nấu.)
● Past perfect: had + been + pp
Ví dụ:
They had destroyed all the documents when we arrived. (Khi chúng tôi đến, họ đã hủy tất cả tài liệu.)
--> All the documents had been destroyed when we arrived. (Khi chúng tôi đến, tất cà tài liệu đã bị hủy.)
● Future simple: will + be + pp
Ví dụ:
The Queen will open the new hospital. (Nữ hoàng sẽ cắt băng khánh thành bệnh viện mới.)
-->The new hospital will be opened by the Queen. (Bệnh viện mới sẽ được Nữ hoàng cắt băng khánh thành.)
● Be going to: be going to + be + pp
Ví dụ:
We are going to bake the bread. (Chúng ta sẽ nướng bánh mì.)
-> The bread is going to be baked. (Bánh mì sẽ được nướng.)
● Modal verbs: can, must, should,... + be + pp
Ví dụ:
The manager must sign the cheque. (Giám đốc phải ký việc chi phiếu.)
-> The cheque must be signed by the manager. (Chi phiếu phải được giám đốc ký.)
c) Chủ ngữ của cấu chủ động thành tác nhân (agent) trong câu bị động và trước đó phải có giới từ "by”.
Ví dụ:
The President presented the medals. (Tống thống trao tặng huân chương.)
-> The medals were presented by the President. (Huân chương đã được Tồng thống trao tặng.)
Lưu ý:
+ Các chủ ngữ I, you, he, she, it, we, they, one, people, someone, somebody trong câu chủ động thường được bỏ, không dùng trong câu bị động.
Ví dụ:
Someone left this purse in a classroom. (Ai đó đă bỏ quên ví tiền trong lớp.)
-> This purse was left in a classroom. (Ví tiền này đã bị bỏ quên trong lớp.)
+ Trạng từ chỉ cách thức thường đứng giữa be và quá khứ phân từ (past participle).
Ví dụ:
The scientists have studied the problem carefully. (Các nhà khoa học đã nghiên cứu kỹ vấn đề này.)
-> The problem has been carefully studied by the scientists. (Vấn đề này đã được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ.)
+ Trạng từ hoặc cụm trạng từ chi nơi chốn đứng trước by + agent.
Ví dụ:
The police found him in the forest. (Cảnh sát đã tìm thấy anh ta trong rừng.)
-> He was found in the forest by the police. (Anh ta được cảnh sát tìm thấy trong rừng.)
+ Trạng từ hoặc cụm trạng từ chỉ thời gian đứng sau by + agent.
Ví dụ:
Alexander G.Bell invented the telephone in 1876. (Alexander G.Bell phát minh ra điện thoại năm 1876.)
-->The telephone was invented by Alexander G.Bell in 1876. (Điện thoại được Alexander G.Bell phát minh năm 1876.
II. Định nghĩa từ ghép
Từ ghép là từ được thành lập từ ít nhất hai từ, những từ này được kết hợp với nhau và được coi là một từ duy nhất. Có ba loại từ ghép.
- Thứ nhất, giữa các từ tạo thành từ ghép có thể có dấu cách.
Ví dụ: bus stop - trạm xe buýt, washing machine - máy giặt, full moon - trăng tròn.
- Thứ hai, giữa các từ tạo thành từ ghép có thể có dấu gạch nối.
Ví dụ: mother-in-law - mẹ chồng hoặc mẹ vợ, fire-fly - con đom đóm, mountain-climbing - leo núi
- Thứ ba, các từ thành phần được viết liền, hay nói cách khác, không có dấu cách hay dấu gạch nối giữa các từ này.
Ví dụ: bedroom - phòng ngủ, football - bóng đá, haircut - kiểu tóc
III. REPORTED SPEECH (CÂU TƯỜNG THUẬT)
1.Câu tường thuật là gì?
● Lời nói trực tiếp (direct speech): là nói chính xác điều ai đó diễn đạt (còn gọi là trích dẫn). Lời của người nói sẽ được đặt trong dấu ngoặc kép.
Ex: She said ," The exam is difficult".
● Lời nói gián tiếp – câu tường thuật (indirect speech): Là thuật lại lời nói của một người khác dưới dạng gián tiếp, không dùng dấu ngoặc kép.
Ex: Hoa said,"I want to go home" ->Hoa said she wanted to go home. (indirect speech)
Câu tường thuật ở dạng câu kể
S + say(s)/said + (that) + S + V
*says/say to + O-> tells/tell + O
* said to + O ->told+O
Eg: He said to me"I haven’t finished my work" -> He told me he hadn’t finished his work.
● Câu tường thuật ở dạng câu hỏi
a.Yes/No questions:
S+asked/wanted to know/wondered+if/wether+S+V
Ex: "Are you angry?"he asked -> He asked if/whether I was angry.
(Chuyển câu hỏi ở câu trực tiếp sang dạng khẳng định rồi thực hiện thay đổi thì,trạng từ chỉ thời gian,nơi chốn,chủ ngữ,tân ngữ...)
b.Wh-questions:
S + asked (+O)/ wanted to know/ wondered + Wh-words + S + V.
* says/ say to + O -> asks/ ask + O
* said to + O -> asked + O.
Ex: "What are you talking about?" said the teacher. -> The teacher asked us what we were talking about.
● Câu tường thuật ở dạng câu mệnh lệnh
* Khẳng định: S + told + O + to-infinitive.
Ex: "Please wait for me here, Mary.
"Tom said ->Tom told Mary to wait for him there.
* Phủ định: S + told + O + not to-infinitive.
Ex: "Don’t talk in class",the teacher said to us. -->The teacher told us not to talk in class.
*Reporting verbs: - agree, decide, offer, promise, refuse...+ to-infinitive - advise, ask, encourage, invite, remind, tell, want, warn...+ O + to infinitive - admit(thừa nhận), deny(phủ nhận), stop, suggest...+-ing form)
- accuse + O + of + V_ing: buộc tội ai
- Suspect +…..+ of +……….: nghi ngờ ai làm gì
- Congratulate +…..+ on +……….: chúc mừng ai đạt điều gì
- Blame +…. + for +………: trách ai làm điều gì
- Thank +…. + for +……….: cảm ơn ai làm điều gì
- Prevent +…...+ from +……….: ngăn ai làm việc gì
Câu tường thuật ở dạng câu điều kiện ở lời nói gián tiếp:
a. Điều kiện có thật, có thể xảy ra (đk loại 1):
- Chúng ta áp dụng quy tắc chung của lời nói gián tiếp (lùi thì)
Ex: He said,"If I have much money, I’ll travel around the world."
-> He said (that) If he had much money, he would travel around the world.
b. Điều kiện không có thật/ giả sử (đk loại 2, loại 3):
- Chúng ta giữ nguyên,không đổi.
Ex: "If I had two wings, I would fly everywhere", he said -> He said If he had two wings, he would fly everywhere.
Một số trường hợp khác cần lưu ý khi sử dụng câu tường thuật
* Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa đề nghị làm gì cho ai ta sử dụng cấu trúc: - offer to do st:
Ví dụ: - He said "Shall I make you a cup of coffee?" -> He offered to make me a cup of coffee.
*Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa khuyên bảo ta sử dụng cấu trúc sau: - advise sb to do st: khuyên ai đó nên làm gì.
Ví dụ: - He said to me "You should go to bed early". -> He advised me to go to bed early.
* Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa mời mọc ta sử dụng cấu trúc sau: - invite sb to do st
Ví dụ: - My friend said "Will you go the zoo with me?" -> My friend friend invited me to go to the zoo with her.
* Khi trong dấu ngoặc kép là câu cảm thán ta sử dụng động từ "exclaim"
Ví dụ: - She said "What an intelligent boy!" -> She exclaimed that the boy was intelligent.
* Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa xin lỗi ta sử dụng cấu trúc: - apologize (to sb) for st/ for doing st: xin lỗi (ai) về điều gì/ vì đã làm gì
Ví dụ: - She said "I'm sorry. I'm late." -> She apologized for being late.
* Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa nhắc nhở ta sử dụng cấu trúc: - remind sb to do st: Nhắc nhở ai làm gì
Ví dụ: - My mother said "Don't forget to bring your umbrella. - My mother reminded me to bring my umbrella.
* Khi trong dấu ngoặc kép mang nghĩa buộc tội ai đó ta sử dụng cấu trúc: - accuse sb of st/ doing st: Buộc tội ai về điều gì/ vì đã làm gì
Ví dụ: - She said "No one else but you did it." -> She accused me of doing it.
Cách tường thuật chuyển từ câu nói trực tiếp sang câu nói gián tiếp
Ta cần phân tích cấu trúc của câu trực tiếp và câu gián tiếp qua các ví dụ sau:
- My mother said "I want you to study harder." (Mẹ tôi nói "Mẹ muốn con học hành chăm chỉ hơn.)
Ta có:
- Động từ "said" được gọi là "Động từ giới thiệu"
- Động từ "want" là động từ chính trong câu trực tiếp.
- "I" là chủ ngữ trong câu trực tiếp
- "you" là tân ngữ trong câu trực tiếp
- My mother said/ told me that she wanted me to study harder. (Mẹ tôi nó bà ấy muốn tôi học hành chăm chỉ hơn)
Ta thấy các thành phần như "động từ giới thiệu", động từ chính, các đại từ (I/ you/…) trong câu trực tiếp khi chuyển sang câu gián tiếp đều phải biến đổi. Vậy những thành phần nào cần biến đổi, và biến đổi như thế nào, ta sẽ đi vào từng loại câu cụ thể.
Các thành phần cần biến đổi trong câu gián tiếp:
* Các đại từ: Ta cần thay đổi đại từ sao cho phù hợp với ngữ cảnh trong câu
* Thay đổi thì của câu:
Thì của các động từ trong lời nói gián tiếp thay đổi theo một nguyên tắc chung là lùi về quá khứ
Câu trực tiếp | Câu gián tiếp |
Hiện tại đơn | -> Quá khứ đơn |
Hiện tại tiếp diễn | -> Quá khứ tiếp diễn |
Hiện tại hoàn thành | -> Quá khứ hoàn thành |
Quá khứ đơn | -> Quá khứ hoàn thành |
Quá khứ tiếp diễn | -> Quá khứ hoàn thành tiếp diễn |
Tương lai đơn: will/ shall | -> would/ should |
Tương lai gần: be going to | -> was/were going to |
* Thay đổi một số động từ khuyết thiếu:
Câu trực tiếp | Câu gián tiếp |
can | -> could |
will | ->would |
shall | ->should |
must | ->had to |
may | -> might |
* Thay đổi Đại từ
Các đại từ nhân xưng và đại sở hữu khi chuyển từ lời nói trực tiếp sang lời nói gián tiếp thay đổi như bảng sau:
Đại từ | Câu trực tiếp | Câu gián tiếp |
Đại từ nhân xưng | I | he/ she |
we | they | |
you | they/ I/ he/ her | |
me | him/ her | |
us | them | |
you | them/ me/ him/ her | |
Đại từ sở hữu | my | her/ his |
our | their | |
your | them/ my/ his/ her | |
mine | his/ hers | |
ours | theirs | |
yours | theirs/ mine/ his/ hers | |
Đại từ chỉ định | this | that |
these | those |
* Các trạng từ chỉ nơi chốn, thời gian:
Trực tiếp | Gián tiếp |
Here Now Today Ago Tomorrow The day after tomorrow Yesterday The day before yesterday Next week Last week Last year | There Then That day Before The next day/ the following day In two day’s time/ two days after The day before/ the previous day Two day before The following week The previous week/ the week before The previous year/ the year before |
Chúc các bạn học tốt!