06/05/2018, 10:01

Nghị luận xã hội về tình trạng học lệch ôn thi lệch của học sinh hiện nay – Văn mẫu hay lớp 12

Xem nhanh nội dung Nghị luận xã hội về tình trạng học lệch ôn thi lệch của học sinh hiện nay – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh An Giang Học tập là quá trình trang bị tri thức giúp mỗi chúng ta bước vào cuộc sống một cách tự tin và trở thành một công dân mẫu mực, một ...

Xem nhanh nội dung

Nghị luận xã hội về tình trạng học lệch ôn thi lệch của học sinh hiện nay – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh An Giang

Học tập là quá trình trang bị tri thức giúp mỗi chúng ta bước vào cuộc sống một cách tự tin và trở thành một công dân mẫu mực, một con người văn minh. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đòi hỏi mỗi con người cần trang bị cho mình những kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, do một số yếu tố khách quan và áp lực thi cử, thường xảy ra tình trạng các bạn học sinh học tủ, học lệch, dẫn đến những hệ luỵ cho chính các bạn sau này.

Học lệch là hiện trượng phổ biến hiện nay. Các bạn học sinh thường tập trung học các môn tự nhiên (toán lý hoá) mà thiếu quan tâm đến các môn xã hội, hoặc có quan tâm cũng không đến nơi đến chốn. Tâm lý chung của các bạn đều muốn "đủ sống" trong các kỳ thi, kỳ kiểm tra. Ngoài các bạn luyện thi trong đội tuyển học sinh giỏi thì đa số các bạn học lệch vì áp lực của kỳ thi đại học, cao đẳng. Do sự phân hoá về việc làm và thu nhập trong xã hội, một số nhóm ngành có thu nhập cao như dầu khí, tài chính, ngân hàng…đều được các bậc phụ huynh ngắm đến và hướng cho con em mình quyết tâm giành một suất trong trường đại học. Một số môn như tin học, ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết để xin việc nên cũng được các bạn chú trọng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trườn, còn một số môn phụ, ít quan trọng hơn thì các bạn hầu như bỏ qua hoặc ít quan tâm đến.

Có rất nhiều hậu quả của việc học lệch. Nhiều bạn mải học các môn tự nhiên mà không để ý đến các môn xã hội. Sau này các bạn trở thành những nhà khoa học giỏi nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống, có những bạn tốt nghiệp bằng giỏi trường quản trị kinh doanh, nhưng do giao tiếp kém nên không xin được một công việc tốt. Hiện tượng học lệch cũng dẫn đến tư duy lệch. Các bạn học giỏi và thiên về các môn tự nhiên sẽ có ý xem thường các môn xã hội, cho đó chỉ là các môn phù phiếm, dẫn đến "thiếu cân bằng" về tư duy.

Học đều các môn là cách hiệu quả nhất để trở thành một con người toàn diện. Các bạn có thể chú trọng hơn về các môn tự nhiên, nhưng cần dành thời gian xứng đáng cho các môn xã hội. Những giá trị văn hoá, tinh thần, những vẻ đẹp của quê hương đất nước sẽ được khám phá qua việc học tập các môn xã hội. Một tâm hồn phong phú sẽ giúp bạn học tốt hơn, nạp kiến thức tốt hơn, và những kiến thức xã hội đến lượt mình sẽ giúp các bạn học tốt hơn các môn tự nhiên.

Trong trường học, các môn xã hội cần được giảng dạy một cách trực quan, sinh động để tạo hứng thú cho học sinh. Các bạn học sinh nên coi những giờ học tập môn xã hội chính là những giờ thư giãn, giúp bạn lấy lại tinh thần để học những môn tư nhiên. Có như vậy các bạn sẽ không thấy nhàm chán.

Nghị luận xã hội về tình trạng học lệch ôn thi lệch của học sinh hiện nay – Bài làm 2

Học tập luôn là vấn đề nóng nhận được sự quan tâm lớn của xã hội. Phương pháp học luôn là điều quan trọng với mỗi người học. Cũng có câu "Học thày không tày học bạn". Chính vì thế các phương pháp học luôn được tìm tòi và trở thành trào lưu. Có rất nhiều trào lưu phương pháp học đúng đắn chẳng hạn như việc học trực tuyến. Đây là một phương pháp học rất phù hợp với sự phát triển của giáo dục ngày nay. Nhưng bên cạnh những phương pháp học tiến bộ và phù hợp đó vẫn có lối học không tốt. Cụ thể là tình trạng học lệch ôn thi lệch của học sinh ngày nay.

Học lệch ôn thi lệch là học và ôn thi chỉ tập trung vào một số môn cụ thể mà không quan tâm đến những môn khác. Tình trạng này xảy ra phổ biến nhất ở bậc trung học phổ thông. Bởi với bậc trung học phổ thông kì thi vào đại học là quan trọng nhất. Và kì thi đại học được thi phân loại theo từng nhóm môn học khác nhau. Giáo dục Việt Nam bao gồm những khối học truyền thống như A(Toán, Lý, Hóa); B(Toán, Hóa, Sinh); D(Toán, Văn, Anh); C(Văn, Sử, Địa). Một số khối học, tổ hơp môn học mới như A1(Toán, Lý, Anh), (Toán, Hóa, Anh)…. Chính vì thế mà học sinh cấp ba thường chỉ tập trung vào khối thi đã chọn của mình và sao nhãng những môn học khác có trong chương trình cơ bản trong phần giáo dục bắt buộc theo qui định của Bộ giáo dục hiện nay. Nhưng vấn đề là việc học lệch và ôn thi lệch không hề đem lại hậu quả ngay tức khắc. Ngược lại, nó còn có thể mang lại kết quả tốt đep. Việc học lệch và ôn thi lệch còn mang kết quả tốt hơn so với việc học đồng đều. Khả năng của con người là có hạn và người học cũng vậy. Việc học lệch và ôn thi lệch tạo điều lý tưởng để người học có thể tập trung nhiều thời gian để đem lại hiệu quả tốt nhất cho môn học đó. Chính vì lý do này mà tình trạng học lệch vẫn tiếp diễn mặc dù nhà trường đã có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng này. Bởi vậy, giảm tình trạng học lệch luôn là vấn đề nan giải và đau đầu với nhà trường cũng như những nhà phát triển giáo dục. Việc học lệch có thể mang lại kết quả tốt ngay tức thì nhưng hậu quả của nó là mãi về sau này. Học lệch, tập trung vào một số môn học sao nhãng, lơ là các môn học còn lại làm cho bạn bị thiếu hụt kiến thức. Không phải ngẫu nhiên mà người phát triển giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục lại sắp xếp, lựa chọn chương trình các môn học. Tất cả các môn học đều có lợi cho sự phát triển tri thức một cách đồng đều. Việc học lệch có thể làm lu mờ tầm quan trọng của những môn học khác. Nhưng tôi dám khẳng định với bạn rằng, chắc chắn một ngày nào đó bạn phải sử dụng đến những kiến thức mà bạn đã từng lãng quên ấy. Không cần phải xa xôi đâu cả. Ngay khi bạn học đại học, những kiến thức mà có thể bạn đã từng lãng quên ấy là hành trang không thể thiếu để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của bạn. Ngoài ra việc học lệch ôn thi lệch còn khiến cho não bộ phát triển không đồng đều. Nguyên nhân của tình trạng này có rất nhiều. Cũng có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan là do người học không quyết tâm, cố gắng, không học đúng nghĩa của người học. Họ học không đúng nghĩa đam mê tìm tòi học hỏi với mục đích phát triển trí tuệ. Họ chỉ học bởi bố mẹ cho đi học  chỉ học như một việc rất đỗi bình thường. Với thái độ học tập như vậy nên việc học đều là điều ít có thể xảy ra. Nguyên nhân khách quan là do phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa tạo được hứng thú cho học sinh. Giáo viên chưa truyền hết được nhiệt huyết của mình với môn học khiến cho học sinh không yêu, không nhiệt huyết với môn học khiến cho việc học lệch ngày càng gia tăng. Không hứng thú với môn học dù là do nguyên nhân nào đi nữa cũng là tác nhân chính gây nên hiện tượng học lệch và ôn thi lệch. Trước tình trạng này, mọi người và đặc bệt là người quan tâm đến giáo dục nước nhà luôn tìm cách để khắc phục chúng. Như cải cách, đổi mới phương pháp giảng dạy và thi cử. Khẳng định rõ vai trò và vị trí của những môn học nền tảng còn lại. Không còn đặt suy nghĩ với học sinh khái niệm môn phụ môn chính, tạo điều kiện cho học sinh học đều và toàn diện. Học lệch và ôn thi lệch cũng giống như cái cây lớn lên mà không đủ rễ. Nó vẫn có thể sống nhưng không thể phát triển khỏe mạnh như những cây khác cũng loài. Học lệch và ôn th lệch không thể giúp người học phát triển trí tuệ một cách toàn diện. Không đạt được điều đó, ta vẫn chưa thể đạt được mục đích thật sự của việc học hỏi. Với phương chân là phát triển toàn diện, chúng ta cần nhận rõ ý nghĩa cũng như hiểm họa mà việc học lệch gây ra. Học sinh nên cần được giáo dục nhận thức hàng ngày để hiểu rõ mình đi học để làm gì? Nhận thức được điều đó tự khắc nội dung trong chương trình học tập sẽ được học sinh tiếp thu tìm hiểu một cách khoa học nhất. Không phải chỉ có học lệch và ôn thi lệch mới có kết quả cao nhất trong học tập. Đã có rất nhiều tâm gương học đều học xuất sắc. Không cần phải đi tìm kiếm tấm gương ở đâu xa. Trong lớp học của bạn chắc chắn có không ít những bạn học đều giỏi tất cả các môn học. vậy thì tại sao những người khác lại phải chọn con đường học và ôn lệch. Thiết nghĩ điều đó là không cần thiết. Hãy để kiến thức trên trường lớp là hành trang quí báu để bạn bước vào đời. 

Học lệch và ôn thi lệch là một phương pháp không hợp lý. Trái lại với học lệch và ôn thi lệch là học đồng đều với đam mê tiếp thu kiến thức một cách đầy đủ và tối ưu nhất. Như tôi đã nói ở trên, học lệch giống như cái cây sống không đủ rễ vậy. Không đủ rễ không chỉ không phát triển vượt trội mà còn dễ bị quật ngã trước bão táp sóng gió của cuộc đời. Kiến thức, tri thức không bao giờ là thừa thãi. Hãy cố gắng lấp đầy nó để tự tin bước trên con đường mình đã chọn. 

Nghị luận xã hội về tình trạng học lệch ôn thi lệch của học sinh hiện nay – Bài làm 3

Hiện tượng học lệch, học tủ thường xảy ra rất phổ biến đối với các bạn sinh viên, nhất là trong các đợt thi cử, khi thời gian ôn thi không còn nhiều mà khối lượng kiến thức thì lớn nên các bạn chỉ tập trung ôn luyện và những chủ đề nhất định, bỏ sót rất nhiều lượng kiến thức khác. Hiện tượng này rất đáng báo động và không nên chạy theo nó vì gây ra không ít khó khăn, hậu quả cho các bạn học sinh. Hơn nữa, những người nào có kiến thức toàn diện thì bao giờ cũng luôn được ưu tiên, xem trọng hơn người chỉ tập trung vào một nội dung, một môn học nhất định.

Từ trước đến giờ, học lệch vẫn thực sự là một việc rất nguy hiểm để lại hậu quả không lường, thế nhưng tình trạng học lệch học tủ này lại không hề có gì xa lạ với một bộ phận các bạn học sinh ngày nay. Lý do dẫn tới tình trạng này cũng hết sức quen thuộc, tiêu biểu là việc các bạn có tư tưởng phân biệt thành môn chính – môn phụ hay những định hướng từ các bậc phụ huynh chỉ muốn cho con em mình tập trung vào việc học những môn mà mình cho là quan trọng. Quan niệm sai lầm này khiến các bạn học sinh vô hình chung có ý xem nhẹ, coi thường những môn học còn lại nên chỉ dành thời gian, đầu tư công sức cho những môn tủ này. 

Bắt đầu ngay từ việc thay đổi thái độ học tập

Điều trước tiên là bạn nhất định phải tự hình thành cho mình một suy nghĩ rằng tất cả các môn học đều có tầm quan trọng như nhau, không có môn nào là chính, môn nào là phụ cả. Những kiến thức có trong chương trình học tập trên lớp sẽ bổ sung, trợ giúp lẫn nhau, giúp ích cho bạn ở rất nhiều mảng kiến thức không chỉ khi bạn làm bài tập, các bài kiểm tra, thi cử mà còn cả khi bạn đã bước ra ngoài cuộc sống, tham gia vào các hoạt động ngoại khoá lành mạnh khác.

Từ việc thay đổi trong nhận thức bạn sẽ tự biết cách sắp xếp, phân bổ đồng đều thời gian, công sức cho những môn học đó.

Phân bổ thời gian hợp lý

Những môn học trên lớp là rất nhiều, không chỉ có một mà nhiều lĩnh vực khác nhau. Chắc chắn rằng trong số các môn học ấy, sẽ có những môn được coi là sở trường của bạn, những môn đem lại cho bạn sự hứng khởi, yêu thích nhiều hơn các môn khác mà bạn cảm thấy khó nhằn, khô khăn, và rồi đương nhiên bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn để tìm tòi và nghiên cứu chúng. Tuy nhiên, điều này cũng đã vô tình dẫn đến tình trạng học lệch, học tủ. Từ lúc bản thân mình đã ý thức được rằng các môn học đều có tầm quan trọng như nhau và chính mình nên tìm các cách để có thể cân bằng, hài hòa tất cả, bạn sẽ biết mình phải tự phân bổ thời gian sao cho hợp lý hơn cho giữa các môn học.

Chủ động đưa ra phản biện với phụ huynh

Nếu như bố mẹ nhất quyết đưa ra định hướng buộc bạn phải theo đuổi bằng được một hoặc một tổ hợp các môn học nhất định nào đó và có suy nghĩ coi thường, xem nhẹ những môn học còn lại trên lớp, đồng thời bạn đã biết rằng điều đó là hoàn toàn sai trái và cũng không đúng theo ý thích, nguyện vọng tương lai của bạn, vì thế khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi khi phải chịu mớ áp lực đó – thì lúc đấy đừng sợ hãi và chấp nhận yêu cầu của phụ huynh, hãy thẳng thắn nói suy nghĩ cho bố mẹ mình hiểu. Thậm chí là đưa ra phản biện, nguyên cớ để tìm ra được cách học hiệu quả nhất. Một lần không được, có thể nhiều lần, thậm chí có thể nhờ đến sự can thiệp, khuyên bảo của ông bà, thầy cô – những người mà luôn hiểu rõ vấn đề và đứng về phía bạn. Người học là bạn cơ mà, bố mẹ chỉ ở sau hỗ trợ chứ không trực tiếp học hộ bạn được đâu vậy nên, đừng để bất cứ ai có thể quyết định thay cho cuộc đời của bạn.

Thực tế hiện nay cho thấy nhiều bậc phụ huynh luôn thúc ép con em mình phải học những môn khoa học tự nhiên định hướng sau này làm kỹ sư, bác sĩ,… mặc cho sở thích của con mình có là hội họa, văn chương hay nghệ sĩ đi nữa. Nhiều bố mẹ không ủng hộ đam mê của con nên buộc con học những môn do họ chỉ định, ra sức đầu tư tiền bạc và thời gian cho con tham gia các khóa học ấy. Thế nhưng họ có một lần nào hiểu được những cảm nhận, nguyện vọng và lắng nghe ý kiến của con mình. Nếu bạn đang ở trong tình trạng ấy, thì hãy nhớ rằng người quyết định tương lai của bạn không ai khác, chính là bản thân bạn. Hãy theo đuổi đam mê của mình đến cùng và chứng minh cho bố mẹ thấy nó là quyết định đúng đắn và khiến họ luôn cảm thấy tự hào về bạn.

Chủ động việc học tập mỗi ngày

Không thể phủ nhận rằng kiến thức cần phải học từ các môn học rất nhiều, nếu đến gần thời gian thi mới bắt đầu ôn tập thì chắc chắn sẽ không kịp và kết quả là dẫn tới hiện tượng học lệch, học tủ. Chính vì vậy, để không mắc phải hiện tượng nước đến chân mới nhảy, các bạn nên chủ động tự học tập, phân bổ thời gian cho tất cả các môn học mỗi ngày sao cho hiệu quả nhất. Ví dự như hôm nay học môn nào, kiến thức gì thì sẽ làm bài tập dứt điểm và nắm vững kiến thức đó, tránh để tình trạng kiến thức bị tồn đọng rồi đến lúc thi mới đụng đến. Như thế sẽ vừa không nhớ bài vừa không có thời gian để học hết phần kiến thức vô cùng nhiều này. hãy tự chủ động trong việc học của mình, mà không cần ai phải nhắc nhở, khi ấy, bạn sẽ thấy việc ôn tập của mình không hề vất vả, mệt mỏi mà sẽ nhàn hơn rất nhiều đấy.

Tập trung nâng cao kiến thức và hiểu biết một cách toàn diện

Tất nhiên việc có kiến thức toàn diện thì bao giờ cũng sẽ được ưu tiên hơn là việc chỉ tập trung vào một nội dung, một chuyên môn nhất định. Nếu như bạn thực sự là một người cầu tiến, luôn có mong muốn làm sao để cho kho kiến thức, sự hiểu biết của bản thân mình được không ngừng tăng lên thì chính bạn sẽ tránh được hiện tượng học lệch – điều có thể mà rất nhiều bạn học sinh biết nhưng lại không hề muốn tránh khỏi.

Thu Thủy (Tổng hợp)

Từ khóa tìm kiếm

0