Nghị luận xã hội về lòng yêu thương – Văn mẫu lớp 12
Nghị luận xã hội vể lòng yêu thương – Bài làm 1 Cuộc sống có vô vàn những điều mới lạ, và trong đó có những thứ khiến con người cảm thấy vô cùng quý giá, trân trọng, không có bất kỳ thứ gì có thể đóng đếm hay mua được bằng tiền. Đó chính là tình yêu thương. Tình yêu thương giúp con người trở ...
Nghị luận xã hội vể lòng yêu thương – Bài làm 1 Cuộc sống có vô vàn những điều mới lạ, và trong đó có những thứ khiến con người cảm thấy vô cùng quý giá, trân trọng, không có bất kỳ thứ gì có thể đóng đếm hay mua được bằng tiền. Đó chính là tình yêu thương. Tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn. ...
Nghị luận xã hội vể lòng yêu thương – Bài làm 1
Cuộc sống có vô vàn những điều mới lạ, và trong đó có những thứ khiến con người cảm thấy vô cùng quý giá, trân trọng, không có bất kỳ thứ gì có thể đóng đếm hay mua được bằng tiền. Đó chính là tình yêu thương. Tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn.
Tình yêu thương là gì? Đó chính là sự sẽ chia mà mỗi người dành cho nhau, một thứ tình cảm thiêng liêng xuất phát từ nơi con tim. Đó chính là sự đồng cảm, và một tinh thần đồng loại mà con người dành cho con người. Tình yêu thương có vô vàn hình trạng, nó như một viên đá ngũ sắc lung linh. Tuy nó vô hình nhưng lại hữu hình, luôn xuất hiện vào cuộc sống hằng ngày. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hay không thể nhận ra bởi tình yêu thương nó vô cùng đơn giản, và gần gũi. Bố mẹ bạn yêu bạn, anh chị người thân bạn chăm sóc cho bạn, bạn bè bạn lo lắng cho bạn…. Tình yêu thương chính là tình thân, tình nghĩa. Mỗi chúng ta đều sinh ra may mắn được sống trong tình yêu của cha của mẹ, chúng ta được gắn kết bởi tình yêu nồng nàn từ cha mẹ, từ người mang chung dòng máu với ta. Và khi chập chững vào lớp học, chúng ta biết đến tình yêu thương mới đó chính là tình bạn. Những người bạn là người xa lạ, được gắn kết với chúng ta bởi sự sẽ chia, bởi niềm vui và nổi buồn, bởi các cuộc trò chuyện, bởi sự giúp đỡ. Và cứ thế, trên đường đời sẽ xuất hiện rất nhiều tình yêu thương. Trong đó có một loại tình cảm, được gọi là tình yêu, đó là sự đồng điệu của hai tâm hồn, một chủ đề mà các nhà thơ như Xuân Diệu, Huy Cận, Xuân Quỳnh, Puskin,…. họ viết lên những câu thơ, những bài tình ca ngọt ngào để ca ngời tình yêu, mang đến một sự thăng hoa bất tận. Và còn có một tình yêu đất nước, dân tộc, chúng ta sống trên cùng một tổ quốc, cùng một mảnh đất, chung tiếng nói và màu da vì thế, chúng ta dành tình cảm đồng thân đó cho nhau.
Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. nó trìu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình li tán, của cãi mất mát…..chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mặc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị,…Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi đấy thật ấm áp, và hạnh phúc.
Nhưng có biết bao người lại quên mất đi tình yêu thương, họ bị sự ồn ào của cuộc sống, bị lu mờ bởi vật chất nên để tình yêu thương nguội lạnh. Vì cái tôi, vì cuộc sống đơn điệu của bản thân mà họ bỏ mặc những thứ xung quanh. Có nhiều người đã mắc căn bệnh “Vô Cảm”, bị dửng dưng trước những hoàn cảnh đáng thương, sợ giúp đỡ người khác, sợ bị mang vạ vào thân…. Vì vậy, họ không biết nói tiếng sẻ chia, cứ khư khư trong vỏ bọc của riêng mình. Và từ đó, luôn sống trong ngờ vực, đố kị, ganh ghét,…Chúng ta nên phê phán, nên chỉ cho họ thấy sống là cần biết cho đi, chứ không chỉ là sự nhận lại, để họ có thể được hòa nhập vào thế giới tràn ngập yêu thương.
Thật tuyệt vời vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.
Nghị luận xã hội vể lòng yêu thương – Bài làm 2
Có bao giờ bạn tự hỏi: "Chúng ta đã đối xử thế nào với mọi người xung quanh?" hoặc "Bạn cảm thấy thế nào nêu đối xử tốt với ai đó?". Có thể bạn sẽ thấy vui vì "Tình thương là hạnh phúc của con người".
"Nếu có một gia vị làm tăng thêm hơi ấm và ý nghĩa trong cuộc sống… đó chính là tình yêu thương. Nếu có một tình cảm thiêng liêng giúp chúng ta vượt qua bao khó khăn, thử thách đó chính là tình yêu thương".
Sự ân cần, ấm áp của tình thương thật đẹp! Với tình thương đó, chúng ta có thể chia sẽ những cảm xúc và thấu hiểu lẫn nhau. Tình yêu thương giúp chúng ta trong lúc khó khăn bởi vì nó giúp ta kết nối ngôn ngữ trái tim. Có tình thương chúng ta cùng sát cánh bên nhau khắp mọi nẻo đường đời. Có tình thương, chúng ta cùng ươm mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng.
Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ:" Tinh thương là hạnh phúc của con người"
Trên thế gian này, có rất nhiều cách để định nghĩa tinh thương nhưng nhìn chung tình thương yêu là một cảm giác đến từ sự chân thành của trái tim, nên vô cùng đơn giản, mộc mạc, không mang những mưu toan, tính toán và tình thương hiện diện khắp mọi nơi. Hạnh phúc là cảm giác vui vẻ, sung sướng hay đơn giản chỉ là sự thanh tịnh trong tâm hồn. Chính vì vậy má tình thương yêu và hạnh phúc luôn tồn tại trong nhau.
Xã hội ngày nay luôn bận rộn trong guồng máy công việc, con người luôn phái chạy đua với thời gian, nhưng không vì thế mà tình thương yêu giữa người và người bị mất đi. Ở đâu đó vẫn còn rất nhiều những tấm lòng chan chứa yêu thương luôn rộng mở. Có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tham gia các chiến dịch "Mùa hè xanh", "Hoa phượng đỏ" để giúp đỡ những người kém may mắn. Các bạn không quản khó khăn để mang con chữ đến cho các bạn vùng sâu vùng xa.
Hay như bản thân chúng ta, khi Trung thu đến ta vẫn thường quyên góp lồng đèn giúp các em nhỏ vui tết Trung thu. Tất cả những điều đó đã phần nào chứng minh cho tình yêu luôn hiện hữu ở tất cả mọi nơi. Mặt khác tình thương còn là tấm lòng người mẹ, người cha, người ông, người bà,… đối với con cháu. Họ cả đời lo lắng, chăm sóc, dành những gì tốt nhất cho người thân yêu. Thế đấy, sự thương yêu muôn màu muôn vẻ với muôn nghìn sự thể hiện. Nó tồn tại ở khắp mọi nơi và trong nhiều mối quan hệ từ bạn bè, gia đình đến xã hội.
Thế nhưng tấm huy chương nào cũng có mặt trái của nó, tình yêu cũng vậy. Nếu chúng ta không đặt đúng chỗ, không mang đến cho những người cần thì nó sẽ trở thành một tác nhân xấu cho gia đình và xã hội. Ví như một người mẹ thì lúc nào cũng yêu thương con nhưng nếu người mẹ đó lầm tưởng rằng yêu thương là cưng chiều thì sớm muộn đứa con ấy sẽ trở nên hư hỏng vì chúng cho rằng chúng là nhất.
Không những thế cuộc đời muôn hình vạn trạng, có người tốt cũng có kẻ xấu. Tuy xã hội có rất nhiêu người tình yêu thuơng vô bờ đối với mọi ngưòi xung quanh nhưng cũng tồn tại những kẻ ích kỷ. Những người đó chi biết cuộc sống của mình, họ không quan tâm đên bất cứ ai. Họ không hề biết rằng cuộc đời là tập hợp của rất nhiều số phận may mắn, bất hạnh. Vì vậy, những số phận may mắn cần dang rộng vòng tay yêu thương đế giúp đỡ những số phận bất hạnh, giúp họ vượt qua khó khăn của cuộc đời.
Trên thế gian này, không có vị thần nào đẹp hơn thần mặt trời, không có ngọn lửa nào đẹp hơn ngọn lửa yêu thương. Chúng ta hãy mở rộng cánh của trái tim, mở rộng tấm lòng yêu thương, mang tình yêu đến với mọi người. Vì không những ta mang hạnh phúc đến cho mọi người, cho chính mình mà còn giúp những người bất hạnh hiểu rằng thế giới này vẫn vô cùng ấm áp tình người.
Nghị luận xã hội vể lòng yêu thương – Bài làm 3
Hạnh phúc là một khái niệm trừu tượng, phức tạp khiến nhân loại từ xưa tới nay luôn phải quan tâm suy nghĩ, trăn trở và mất nhiều giấy bút để tranh luận. Quan niệm về hạnh phúc tùy thuộc vào vai trò, vị trí của từng con người trong gia đình, xã hội. Mỗi giai cấp, mỗi cá nhân có quan niệm riêng về hạnh phúc. Có người coi chức trọng quyền cao là hạnh phúc. Có người lấy nhà lớn, tiền nhiều làm hạnh phúc. Có người cho rằng con đàn cháu đống là hạnh phúc. Có người thích nổi tiếng, thích thể hiện “cái tôi” trước đám đông để thu hút sự chú ý của người khác và coi đó là hạnh phúc. Những quan niệm nêu trên không hẳn là sai trái nhưng chưa đủ ý nghĩa để đại diện cho quán niệm chung về hạnh phúc của cộng đồng xã hội.
Vậy hạnh phúc là gì? Tờ điển Tiếng Việt định nghĩa: Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Còn nhân dân ta quan niệm rất đơn giản: Tình thương là hạnh phúc của con người. Quan niệm đó thể hiện truyền thống đạo lí được xây dựng trên nền tảng nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam tự ngày xưa: Thương người như thể thương thân.
Tình thương là tình cảm nồng nhiệt, làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật (Từ điển Tiếng Việt). Vậy tại sao tình thương là hạnh phúc của con người? Bởi vì, tình thương khiến cho con người luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau. Như vậy là đã thỏa mãn mọi ý nguyện, đã được hưởng sung sướng, hạnh phúc mà tình thương mang lại.
Tình thương hiện diện khắp nơi và thể hiện dưới nhiều hình thức, nhiều mức độ khác nhau. Trước hết, chúng ta bàn đến tình thương trong phạm vi gia đình. Cha mẹ hết lòng yêu thương con cái, chẳng quản nhọc nhằn, vất vả sớm khuya để nuôi dạy các con nên người. Ca dao có câu:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Cha mẹ lo lắng, chăm sóc cho các con từng miếng cơm, manh áo. Con ốm cha mẹ xót xa, con khỏe cha mẹ vui mừng. Nhìn đàn con mỗi ngày mỗi lớn khôn, không ai hạnh phúc bằng cha mẹ. Nếu không có tình thương con như biển hồ lai láng, ắt hẳn các bậc làm cha làm mẹ không thể có đủ nghị lực và sức mạnh để đương đầu với cuộc đời đầy gian nan, trắc trở. Mẹ thương con nên mới có cảnh: Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương… Năm canh chầy thức đủ năm canh… Chỗ ướt mẹ nằm chỗ ráo phần con… Khổ cực là thế nhưng chỉ cần ngắm nhìn con lúc đang ngủ say hay chập chững những bước đi đầu tiên, bi bô những tiếng nói đầu tiên là lòng cha mẹ thấy ngập tràn sung sướng, hạnh phúc.
Mấy chục năm trồng cây, mong chờ đến ngày hái quả. Cây xanh tươi cho trái chín ngọt lành. Con cái học hành tới nơi tới chốn, có nghề nghiệp ổn định, có thu nhập đủ nuôi sống bản thân, như thế là cha mẹ đã được hưởng hạnh phúc. Các con trưởng thành xứng đáng với bao công sức và tình thương yêu của cha mẹ đã dành cho các con trong suốt một thời gian dài đằng đẵng. Cha mẹ, con cái cùng chung một niềm vui, cùng hưởng hạnh phúc. Không có vàng ngọc nào đổi được niềm hạnh phúc to lớn ấy.
Các con lúc nhỏ ngoan ngoãn nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ, chăm học chăm làm để cha mẹ vui lòng, đó là gia đình hạnh phúc. Khi đã trưởng thành, con cái biết quan tâm chăm sóc tới đời sống vật chất, tinh thần của cha mẹ lúc khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau, báo hiếu công lao sinh thành dưỡng dục để cha mẹ vui hưởng tuổi già bên con cháu, đó là hạnh phúc. Trong đời người có nhiều nỗi khổ, nhưng con cái không nên danh nên phận hoặc hư hỏng là nỗi đau lớn nhất của các bậc làm cha, làm mẹ.
Anh em trong gia đình phải thương yêu, giúp đỡ, chia sẻ vui buồn. Người xưa cho rằng : Anh thuận em hòa là nhà có phúc bởi đó chính là cách báo hiếu cha mẹ cụ thể và thiết thực nhất.
Khái niệm hạnh phúc thường gắn liền với tình yêu và tuổi trẻ. Khi yêu, những người đang yêu thường nghĩ về nhau và luôn mong muốn đem lại cho nhau niềm vui từ những lời nói, việc làm rất nhỏ. Một bông hồng cho buổi hẹn hò tối thứ bảy, một món quà xinh xinh trao nhau trong ngày lễ tình nhân… kèm theo ánh mắt, nụ cười tràn đầy tình cảm yêu thương ngọt ngào… đủ làm rung động, thổn thức trái tim đang yêu. Nhưng tình yêu chỉ thắm thiết, bền chặt khi xuất phát từ tình thương và gắn bó với tình thương. Ca dao có nhiều câu rất hay khẳng định điều đó:
Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu,
Anh thấy cô nàng nhỏ xíu anh thương.
Hoặc:
Tóc em dài em cài hoa lí,
Miệng em cười hữu ý anh thương.
Nếu tình yêu gặp phải một trở lực nào đó thì tình thương lại càng da diết :
Thò tay mà ngắt ngọn ngò,
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ.
Sự xa cách càng thổi bùng lên ngọn lửa của tình thương yêu:
Áo xông hương của chàng vắt mắc,
Đêm em nằm em đắp lấy hơi.
Thương chàng lắm lắm chàng ơi
Bao thử thách, khó khăn mà những người đang yêu gặp phải chỉ làm tăng thêm quyết tâm đến với nhau của họ:
Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo,
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua.
Tình yêu thương chân thành là nền tảng vững chắc của những cuộc hôn nhân tốt đẹp, dài lâu:
Rủ nhau xuống biển mò cua,
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.
Ai ơi chua ngọt đã từng,
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.
Hay:
Chồng em áo rách em thương,
Chồng người ảo gấm xông hương mặc người!
Hoặc:
Muối ba năm muối đang còn mặn,
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.
Đôi ta nghĩa nặng tình dày,
Có xa nhau chăng nữa thì ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Trong phạm vi xã hội thì tình thương là yếu tố quan trọng tạo nên mối quan hệ gắn bó cộng đồng giai cấp và dân tộc. Tình thương giữa những người nghèo khổ cùng cảnh áo ngắn, cùng số phận thân cò cũng như thân chim đã được nhắc tới trong những câu ca dao thật cảm động:
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Vì thế nên mới có sự tương thân tương ái: Một miếng khi đói bằng một gói khi no, Lá lành đùm lá rách…
Tình thương giai cấp mở rộng, nâng cao thành tình thương dân tộc:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Mỗi người dân Việt Nam dù là dân tộc nào, dù sống ở bất cứ đâu cũng phải luôn luôn nhớ tới cội nguồn con Lạc cháu Hồng, đều là con cùng chung một bọc (đồng bào) do mẹ Âu Cơ sinh ra. Do đó mà: Tay đứt ruột xót, Máu chảy ruột mềm, Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỗ…
Tình thương gắn liền với trách nhiệm, với lối sống vị tha: Mình vì mọi người. Nếu có tình thương Và trách nhiệm, ta không thể dửng dưng, vô cảm trước những em bé mồ côi bất hạnh, những người tật nguyền, những cụ già không nơi nương tựa hoặc đồng bào ở những vùng bị thiên tai đang phải chịu trăm bề khốn khó. Làm gì để chung tay góp sức giúp đỡ đồng bào vượt qua cơn hoan nạn ngặt nghèo? Đó là câu hỏi thôi thúc lương tâm của mỗi chúng ta. Một lời nói, một hành động thiết thực lúc này đều có ý nghĩa mang lại niềm vui và hạnh phúc cho cả người trao và người nhận.
Trong lịch sử Việt Nam từ xưa tới nay có rất nhiều gương sáng chứng minh cho quan điểm sống lấy tình thương làm hạnh phúc. Thời nhà Trần, trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, một lần vua Trần Nhân Tông đi thăm tướng sĩ giữa đêm đông giá lạnh đã cởi chiến bào khoác lên vai một người lính. Nếu không có tình thương thì nhà vua không thể có cử chỉ cao đẹp làm xúc động lòng người đến vậy. Còn Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn cũng vì thương nước, thương dân mà sẵn sàng gác bỏ thù riêng để lo nghiệp lớn. Lòng nhân ái lớn lao của ông có sức mạnh cảm hóa sâu sắc, lay động và thức tỉnh lương tâm bao người. Suốt ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn cùng chia vui sẻ buồn, cùng vào sinh ra tử với tướng sĩ của mình: …các ngươi không có ăn thì ta cho cơm, không có mặc thì ta cho áo, đi bộ thì ta cho ngựa, đi thủy thì ta cho thuyền, lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc nhàn hạ thì cùng nhau vui cười… Chính cách đối xử xuất phát từ tình thương ấy đã góp phần không nhỏ vào việc tạo nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân dân nhà Trần, tạo nên hào khí Đông A lưu truyền mãi trong sử sách.
Thời Lê, người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi một lòng một dạ vì dân, vì nước. Dù cuộc đời riêng gặp bao điều bất công ngang trái, ông vẫn tự hào khẳng định:
Bui một tấc lòng trung với hiếu,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông.
Bởi lí tưởng và mục đích sống chi phối toàn bộ sự nghiệp của ông là:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Ông luôn băn khoăn làm sao cho dân đen con đỏ được sống trong cảnh thái bình thịnh trị, để những chốn thôn cùng xóm vắng không còn tiếng hờn giận oán sầu. Trong bài thơ Cảnh tình ngày hè, Nguyễn Trãi viết:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Với Nguyễn Trãi, lí tưởng đó, khát khao đó chính là hạnh phúc mà ông theo đuổi suốt cuộc đời.
Đầu thế kỉ XX, người thanh niên Nguyễn Tất Thành thấm thía nỗi nhục nô lệ của dân tộc dưới ách thống trị của thực dân Pháp nên đã ra đi tìm đường cứu nước. Trong suốt ba mươi năm, người chiến sĩ cộng sản ấy đã bôn ba khắp thế giới để tìm ra chân lí cách mạng, xây dựng và lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng, lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến, giành chủ quyền độc lập tự do cho dân tộc và đất nước. Suốt cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân, Bác Hồ lấy hạnh phúc chung của đồng bào thay cho hạnh phúc riêng. Nhà thơ Tố Hữu đã viết những vần thơ dạt dào xúc động về sự hi sinh cao cả và tình thương bao la của Bác Hồ:
Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta,
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình cho hết thảy,
Như dòng sông chảy nặng phù sa.
Chính cái đại nhân đã làm nên cái đại trí và đại dũng của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Con Người Việt Nam đẹp nhất. Hạnh phúc của Bác là tên tuổi, công lao của Bác đời dời sống mãi trong lòng dân tộc và nhân loại.
Ngày nay, tình thương được coi là lẽ sống cao cả của con người. Tình thương đã vượt lên trên sự khác biệt về chính trị, tôn giáo, về phong tục tập quán của từng dân tộc. Trước những thiệt hại to lớn về người và của do thiên tai hoặc chiến tranh gây ra dù ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này thì trái tim của cả nhân loại đều đau đớn. Những chuyến hàng cứu trợ gồm tiền bạc, thuốc men, quần áo và những vật dụng cần thiết khác đã góp phần làm vơi đi nỗi bất hạnh của đổng loại.
Để tình thương thực sự trở thành hạnh phúc của con người, mỗi chúng ta phải cố gắng vươn lên đấu tranh chống áp bức bất công, chống đói nghèo, lạc hậu, chống chiến tranh phi nghĩa ; góp phần xây dựng một thế giới công bằng, văn minh để cả nhân loại được sống dưới mái nhà chung hòa bình và thịnh vượng.
Nghị luận xã hội vể lòng yêu thương – Bài làm 4
Hạnh phúc là điều ai cũng muốn có trong cuộc sống. Hạnh phúc có thể đến từ nhiều phía. Hạnh phúc có thể do tự bản thân tạo dựng lên hay do người khác đem lại. Song hạnh phúc đều được bắt nguồn từ tình thương. Giống như một câu nói em đã từng biết “ Tình thương là hạnh phúc của con người”.
Tình thương là tình cảm tốt đẹp của con người, được xuất phát từ tấm lòng, từ tâm tưởng mỗi người giúp đỡ người khác. Không mong nhận lại điều gì. Còn hạnh phúc là niềm vui của mỗi người có thể đạt được điều mình mong muốn, có điều tình yêu đẹp hay được sự giúp đỡ của người khác. Tình thương là hạnh phúc của mỗi con người có thể hiểu rằng: Khi tình thương được lan rộng sẽ đem lại hạnh phúc cho người khác, không chỉ là hạnh phúc của người được nhận tình thương mà còn là hạnh phúc của người đem tình thương đấy.
Đúng vậy, đội khi chỉ là trao nhau tình thương nhỏ cũng đem lại hạnh phúc lớn cho người khác. Trong cuộc sống luôn thay đổi này, có rất nhiều mảnh đời bất hạnh cần chúng ta giúp đỡ. Không phải chỉ về mặt vật chất mà cả tinh thần. Đôi khi chỉ là chiếc bánh mì cho bác ăn xin cùng nụ cười hiền hậu, hay một quyển sách, một tấm áo ủng hộ cho trẻ em nghèo tuy nhỏ nhưng là cả tấm lòng của người cho đi, sẽ đem lại một hạnh phúc lớn cho người được nhận. Và cũng là niềm vui của người cho đi. Biết đâu, một ngày nào đó, chúng ta gặp khó khăn, họ chính là những người đem lại hạnh phúc cho chúng ta. Em đã từng nghe một câu nói “ Hạnh phúc không phải là điểm đến mà là một hành trình ta đang đi. Hành trình đó chính là cuộc sống này, là tình thương của nhân loại dành cho nhau. Là sự giúp đỡ cho nhau khi hoạn nạn. Giống như ở Nepan vừa qua đã phải hứng chịu trận động đất kinh hoàng, phá tan bao nhiêu cuộc sống của người dân nơi đây, mọi thử trở lên vô vọng. Nhưng bằng tình thương của bạn bè quốc tế, đã góp sức, góp của để giúp đỡ nước bạn. Nhìn họ có cơm ăn, nhìn nụ cười hạnh phúc của trẻ nhỏ, chắc hẳn trong chúng ta ai cũng thấy ấm lòng, đó không phải hạnh phúc sao? Hay trong tác phẩm “ Chí phèo” của tác giả Nam Cao bằng tình thương giản dị ngây ngô của Nở mà đã đem lại được mục đích sống cho Chí, khởi dậy của cái thiện trong Chí, cho Chí thấy được hạnh phúc mà bấy lâu nay Chí đã không có. Hay tình thương đối với động vật, giúp đỡ con thú quay về với mẹ, nhìn mẹ con thú quấn quít mà bản thân cũng thấy xuyến xao. Còn rất nhiều tình thương khách được trao đi và hạnh phúc được nhận lại.
Song tình thương không phải thương hại. Chúng ta thấy họ khó khăn, chúng ta cần giúp đỡ họ một cách nhiệt tình, thân thiện, bằng cả trái tim. Chúng ta không được thấy người ăn mà vứt cho họ như một cách bố thí. Hạnh động này là một hành động vô văn hóa. Bạn thân em nhớ đã độc qua một mẩu truyện nói rằng có một bà ăn xin, xin một cô xinh gái, ăn mặc đẹp rút ví đáp tờ 20 ngàn vào tay bà cùng lời nói” Cho bà”. Một người trẻ, có ăn ,có học mà suy nghĩ nông cạn, thiếu văn hóa, Thật đáng phê phán. Chúng ta phải biết phân biệt tình thương với lòng thương hại, không phải cứ cho, cứ giúp họ mà là tình thương.
Trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương đáng khen ngợi khi biết trao đi tình thương của mình và đón nhận lại hạnh phúc. Chỉ hạnh động nhỏ như giúp bà cụ qua đường, tìm mẹ cho em bé đi lạc đường, quan tâm giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn, hay giúp đỡ trẻ em lang thang cơ nhỡ… nhưng cũng có không ít người sống vô cảm, không có tình thương, rất đáng phê phán, họ sẽ phải cô độc và không bao giờ có được hạnh phúc.
“ Tình thương là hạnh phúc của con người” Chúng ta phải có tình thương để đem lại hạnh phúc. Phải nuôi dưỡng tình thương đó lan rộng ra cộng đồng. Không những đem lại hạnh phúc cho người khác mà là hạnh phúc cho chính mình.
Nghị luận xã hội vể tình yêu thương – Bài làm 5
Giữa con người với con người luôn tồn tại một thứ tình cảm rất thiêng liêng và cao cả. Đó là tình thương. Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn khi có tình yêu thương giữa mỗi con người. Tình thương là nền tảng để làm bền vững và gắn bó hơn các cá nhân trong xã hội.
Tình thương là tình cảm yêu thương, chia sẻ, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau để cùng sống và cùng tồn tại. Tình yêu thương trong xã hội được biểu hiện rất phong phú và đa dạng dưới nhiều hình thức. Có thể chỉ là một lời nói, có thể là những cử chỉ quan tâm, ân cần hay những hành động to lớn hơn. Tất cả được xuất phát từ tình thương, từ chữ tâm trong mỗi con người.
Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn khi có tình yêu thương giữa mọi người với nhau. Đó không phải là thứ tình cảm quá vĩ đại, quá xa vời như nhiều người vẫn nghĩ. Đó chỉ là sự quan tâm, động viên, chia sẻ để có thể thấu hiểu nhau hơn. Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra đã được đón nhận tình yêu thương của ba mẹ, được lớn lên trong tình yêu của mọi người. Hằng ngày chúng ta được chở che, bao bọc, được dạy dỗ, được rèn luyện. Ngay trong gia đình, tình thương yêu được biểu hiện một cách rõ nét và chân thực nhất. Và tình thương yêu giữa các thành viên với nhau trong gia đình là nền tảng của hạnh phúc. Bởi thế có nhiều người vẫn thường bảo rằng tình thương là hạnh phúc.
Thật hạnh phúc khi chúng ta được đón nhận tình yêu thương thật tâm từ người khác. Và còn hạnh phúc hơn nữa khi bản thân mình có thể san sẻ tình yêu của mình cho những người ở bên cạnh mình. Hạnh phúc được làm nên từ những điều bình dị và nhỏ nhoi trong cuộc sống.
Việc chia sẻ yêu thương cũng giống như việc chúng ta “cho” đi, rồi chúng ta sẽ được nhận lại. Là nhận lại được lời cảm ơn, nhận lại được cái nhìn đầy lòng biết ơn. Như vậy yêu thương không bao giờ là một chiều, có thể chúng ta không nhận lại điều chúng ta mong nhưng sẽ nhận lại được điều mà mình không ngờ tới.
Trong xã hội luôn có nhiều người kém may mắn hơn mình, họ thiếu thốn tình yêu, họ cần được cộng đồng giúp đỡ. Vậy tại sao những người có đầy đủ hạnh phúc, đầy đủ vật chất lại không thể giang tay sẵn sàng giúp đỡ họ. Có thể chúng ta giúp đỡ bằng tinh thần, có thể là vật chất; nhưng đó đều xuất phát từ tâm. Gặp một cụ già yếu ớt bán vé số ở nhà ga lúc xế chiều, có thể bạn đang vội vã lên tàu để kịp giờ về nhà, nhưng nếu bạn dừng lại một chút, mua cho bà một tấm vé, để bà vui, để bà có bữa cơm ăn. Chúng ta sẽ thấy được chuyến tàu trở về này ý nghĩa và hạnh phúc phải không?
Mỗi người, mỗi ngày đều được nhận rất nhiều tình yêu thương từ người khác. Và tình thương cũng chính là một nét văn hóa cần phải gìn giữ và phát huy.
Tuy nhiên bên cạnh những người biết yêu thương người khác thì vẫn có những kẻ ích kỷ, nhỏ mọn chỉ biết sống cho riêng mình, không muốn san sẻ tình yêu. Họ làm ngơ trước sự khó khăn của người khác, họ đối xử không tốt với ba mẹ lúc về già, họ bỏ mặc tiếng kêu của đứa trẻ ăn xin ở cuối chợ. Thiếu đi tình thương họ sẽ trở thành những người vô tâm.
Để có thể thấy rằng cuộc sống này còn nhiều điều đáng trân trọng, còn nhiều người cần mình giúp đỡ, bạn hãy mở lòng ra và sẻ chia đi yêu thương. Bạn sẽ nhận lại được hạnh phúc trong tâm hồn.
Nhất là đối với những người trẻ thì tình yêu thương luôn là điều cần thiết nhận lại và cho đi. Sống cho bản thân, sống cho người khác là điều cần thiết phải rèn luyện.
Như vậy, tình yêu thương không bao giờ là thừa. Chúng ta hãy sống sao để cho mỗi ngày bắt đầu là một ngày tuyệt vời nhất.