16/01/2018, 13:22

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim – Văn mẫu lớp 12 Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim – Bài số 1 Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó ...

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim – Bài số 1

Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗlực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt – nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.

Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được mộtcây kim như vậy thì thật là khó.Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyềnthống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà,nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm.

Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn,chuông chùa Trùng Quang… với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ,thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta. Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng.

Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó. Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập toẹ đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.

Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà vănnổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.

Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.

Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, baohàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫnnại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làmnên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trởngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằngnhững việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoantrò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước nhé!

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim – Bài số 2

Từ xưa đến nay lòng quyết tâm bền vững kiên chì và bền bỉ luôn luôn được xã hội đề cao, trong đó có rất nhiều những câu tục ngữ hay nói về điều này, nổi bật lên số đó có câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim. 

Câu tục ngữ này mang nghĩa chỉ một dụng cụ dùng để khâu vá đó là chiếc kim khâu, nhưng nó được mài ra từ một loại sắt, chiếc kim khâu thì vô cùng nhỏ bé, còn sắt thì vô cùng to lớn…ở đây nó biểu hiện một trạn thái của sự vật hiện tượng trong cuộc sống chúng ta cần phải luôn luôn biết kiên trì và bền bỉ trong cuộc sống này. Giái trị của nó mạnh mẽ và mang lại niềm tin và sức mạnh to lớn đối với mỗi người. Câu tục ngữ này có ý nghĩa vô cùng sâu sắc nó khuyên răn mỗi con người cần rèn luyện cho mình đức tính kiên trì bền bỉ, giá trị của niềm tin, của sự chăm chỉ cần cù, dám làm những điều khó khăn, tưởng chừng như không thể thành những điều có thể. Đây có thể nói là những điều có ý nghĩa to lớn và mang tầm ý nghĩa mạnh mẽ đối với mỗi con người, trong hoàn cảnh của mỗi chúng ta, giá trị của nó để lại vô cùng to lớn, nó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ tinh thần của mỗi chúng ta.

Từ xưa đến nay sự kiên trì bền bỉ luôn luôn được xã hội coi trọng, nó là một truyền thống từ lâu đời của dân tộc mỗi chúng ta những ai đã từng kiên trì làm những điều mà khó khăn, những điều mà mục tiêu của chúng ta đã làm được thì nó sẽ mang những tầm ý nghĩa vô cùng to lớn, để làm được những điều đó mỗi người chúng ta cần phải rèn luyện cho bản thân những phẩm chất đạo đức kiên trì cao quý dành tặng cho mỗi người, giá trị của nó không chỉ làm cho chúng ta hạnh phúc mà nó còn là động lực giúp chúng ta thành công.

Câu nói trên đã được nhân dân ta trải nghiệm và đúc kết hoàn toàn đúng nó đã để lại những ý nghĩa vô cùng sâu sắc và mang lại những ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mỗi con người, giá trị của nó để lại cho cuộc sống của chúng ta đó là những bài học kinh nghiệm về cuộc sống, những lời khuyên răn mang ý nghĩa to lớn của mỗi người, từ xưa đến nay hình ảnh về lòng quyết tâm, ý chí quật cường vượt qua tất cả khó khăn nghiệt ngã của cuộc sống luôn luôn được đề cao và phát triển mạnh mẽ những giá trị niềm tin to lớn mà cuộc sống dành tặng cho mỗi người. Như trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều người có hoàn cảnh sống khó khăn và bất hạnh nhưng họ không gục ngã nản chí mà luôn luôn biết kiên cường vượt qua, đó là hình tượng thầy Nguyễn Ngọc Ký một người bị tật nguyền nhưng luôn mang trong mình tâm hồn sáng, vượt qua danh giới của bản thân để làm những điều có ý nghĩa mạnh mẽ và cao quý nhất trong cuộc sống.

Luôn luôn kiên trì bền bỉ rèn luyện thành tài, những điều không thể ngờ đến thì chúng ta thấy xuất hiện ở hình ảnh của thầy khi dùng chân viết lên những dòng chữ rất đẹp kiên trì vượt qua rất nhiều điều trong cuộc sống để làm nên những điều có giá trị và mang những ý nghĩa mạnh mẽ và vô cùng to lớn, những giá trị của cuộc sống đem lại cho con người đó là lòng quyết tâm kiên trì vượt qua những khó khăn và thử thách mà cuộc sống đã đặt ra, đúng như Bác Hồ chúng ta đã có câu:

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.

Những câu nói mang lời động viên sâu sắc đối với mỗi con người chúng ta cần kiên trì vượt qua những khó khăn mà cuộc sống này đặt ra, bởi không có việc gì khó cả nếu như chúng ta đủ quyết tâm để vượt qua nó, chỉ sợ lòng không bền, đó là nói về sự kiên trì, bởi khi khó khăn những người không biết kiên trì bền bỉ thường bị nản chí và có ý nghĩ muốn từ bỏ, đây là những điều mang lại ý nghĩa thúc đẩy và chỉnh lại suy nghĩ của tất cả mọi người khi họ đang có tư tưởng về sự cố gắng và quyết tâm vượt qua. Những điều đó trong xã hội luôn luôn được coi trọng bởi giá trị to lớn của nó để lại cho dân tộc là củng cố và răn dạy chúng ta nên kiên trì.

Cho dù đó là những điều vô cùng khó khăn đi chăng nữa, như bác Hồ đã ví đào núi và lấp biển nếu mà quyết tâm thì vẫn làm nên được tất cả, có quyết tâm con người sẽ làm được tất cả mọi điều trong cuộc sống này, những điều khó khăn gian nan con người cũng luôn phấn đấu để vượt qua mọi thứ. Giá trị to lớn mà nó để lại luôn luôn mạnh mẽ và da diết vô cùng đối với con người, mỗi chúng ta cũng cần phải hiểu và cố gắng thực hiện điều đó một cách hữu ích và thực hiện nó nhanh chóng, mang tầm ý nghĩa sâu sắc nhất đối với mỗi con người.

Đã có rất nhiều tấm gương và hoàn cảnh sống trong cuộc đời này mà luôn khiến chúng ta phải suy nghĩ về mọi thứ, những giá trị to lớn mà nhân loại để lại cho cuộc đời này, giá trị của niềm vui của sự hạnh phúc, và giá trị của cuộc sống sẽ luôn luôn mang cho chúng ta những động lực, những nền tảng mạnh mẽ để làm nên những điều có giá trị có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống này. Mỗi người chúng ta để làm được điều đó thì cần có sự quyết tâm sâu sắc.

Đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: gian lao rèn luyện mới thành công, phải có sự rèn luyện quyết tâm vượt qua những thử thách trong cuộc sống để làm nên những điều có giá trị và ý nghĩa nhất cho cuộc sống của mình, giá trị to lớn mà nó để lại mang một tầm ý nghĩa và những hiểu biết sâu sắc và hạnh phúc nhất. Những hình ảnh của cuộc sống luôn để lại cho chúng ta những hình ảnh mang ý nghĩa to lớn, giá trị của nó sẽ luôn luôn được xã hội coi trọng giữ gìn và phát huy, những hình tượng mà cuộc sống này, đem lại cũng giàu sức sống và ngập tràn những niềm hạnh phúc lớn lao đối với những điều tưởng chừng như nhỏ bé nhưng nó mang tầm ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mỗi con người.

Biết kiên nhẫn chịu đựng, luôn luôn có lòng quyết tâm cao hơn núi, chúng ta sẽ làm nên được những điều tuyệt vời nhất, đó là những điều có giá trị cao cả và mang tầm ý nghĩa sâu sắc đối với mỗi con người, mỗi chúng ta đều thấy được điều đó qua cách chúng ta sống và sinh hoạt hàng ngày, luôn luôn chiến thắng bản thân, vượt qua giới hạn bản thân, chiến thắng được bản thân lúc đó chúng ta sẽ làm nên được những điều cao quý và tốt lành nhất. Cuộc sống của mỗi chúng ta đều đặt ra cho con người những điều mà họ không bao giờ ngờ đến cả như câu tục ngữ trên đã nói, dù sắt to lớn như thế nào nhưng quyết tâm mài rũa nó cũng trở thành chiếc kim khâu của người dân Việt Nam. Chúng ta cần phải luôn luôn bền bỉ kiên trì vượt qua tất cả mọi điều trong cuộc sống có như vậy chúng ta mới cảm thấy cuộc đời này chứa tran nhiều niềm vui và hạnh phúc.  

Mỗi người chúng ta đều luôn luôn phải học hỏi và phát triển bản thân mỗi ngày rèn luyện sự kiên trì bền bỉ. Câu tục ngữ trên đã là một bài học quý báu cho mỗi người học tập và noi theo chúng ta phải vượt qua mọi rào cản để vươn lên đích đến của cuộc sống này

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim – Bài số 3

Trong cuộc sống con người ai cũng muốn thành đạt, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Vậy ta hiểu như thế nào về câu nói trên?

”Kim” là vật dụng nhỏ dùng để may vá. Cây “kim” được làm bằng sắt, thật bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. “Sắt” được sử dụng rộng rãi trong đời sống và có kích thước lớn. Từ “sắt” nên “kim” là một quá trình tôi luyện, mài giũa công phu. Muốn một thanh sắt trở thành một cây kim bé nhỏ, tiện dụng. Chúng ta cần mài từ ngày này sang ngày khác, thanh sắt đó được mài , mài mãi .cho đến khi thanh sắt kia trở thành một thanh sắt bé nhỏ tiện dụng. Như vậy, muốn có một cây kim người thơ phải bỏ ra nhiều công sức và thời gian để mài thanh sắt. Nếu thanh sắt to. cứng mà ta có thể mài thành một cây kim nhỏ bé thì bất cứ chuyện gì ta cũng có thể làm được, chỉ cần ta biết kiên trì, nhẩn nại. Hình ảnh ẩn dụ đó mang ý nghĩa khẳng định : đức tính kiên trì, nhẫn nại là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Không chăm chỉ, không bắt tay vào công việc, không ai có thể thành công.

Thực tế cuộc sống đã cho chúng ta thấy điều đó là hoàn toàn đúng. Trong lịch sử hàng ngàn năm chống ngoại xâm, dân tộc Việt luôn phải thực hiện chiến lược lấy yếu đánh mạnh, trường kì kháng chiến. Cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo; chiến dịch thần tốc đánh tan hai mươi vạn quân Thanh do Nguyễn Huệ chỉ huy; cho đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; tất cả đều thử thách ý chí, nghị lực và sự kiên trì, bền gan vững chí của dân tộc ta. Cuối cùng, dân tộc ta đã chiến thắng vẻ vang, giành được chủ quyền độc lập, tự do và thống nhất đất nước.

Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã thể hiện đức tính cần cù, kiên nhẫn đáng khâm phục. Nhìn những con đê sừng sững chạy dài suốt đôi bờ của những dòng sông lớn, chúng ta thấy người xưa đã kiên trì, bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng. Chỉ với đôi bàn tay cầm mai, đôi vai vác đất, nhưng ông cha ta đã làm nên những thành tựu vĩ đại, tồn tại muôn đời.

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim – Bài số 4

Tục ngữ là những câu nói tuy ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa thường đề cao các đức tính, phẩm chất tốt đẹp. Những câu tục ngữ có giá trị như thế luôn được lưu truyền từ đời này sang đời khác mà nổi bật nhất là câu ca ngợi lòng kiên trì được diễn đạt một cách sinh động, cụ thể như sau.

“Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Hình ảnh “mài sắt nên kim” có ý nghĩa như thế nào? Ai cũng biết cây kim thật bé nhỏ nhưng sáng bóng và hữu dụng. Thân kim bằng sắt tròn và nhỏ. Đầu kim nhọn, phần cuối cây kim có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Từ sắt nên kim đòi hỏi một quá trình tôi luyện, mài giũa công phu, lâu dài từ ngày này qua ngày khác. Đây là những hình ảnh giản dị, sâu sắc trong cuộc sống mà ông cha ta sử dụng để dạy bảo cho con cháu một cách dễ hiểu một khái niệm trừu tượng, một phẩm chất đạo đức.Và từ những hình ảnh sinh động, cụ thể trên, chúng ta rút ra được một bài học đạo đức là những người có lòng bền bỉ, có chí quyết tâm ắt sẽ có ngày thành công, đạt được ý nguyện hoặc mục đích đã đề ra.

Câu tục ngữ có liên hệ tới giai thoại về cuộc đời của nhà thơ nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc, nhà thơ Lý Bạch.Tương truyền, thuở niên thiếu, Lý Bạch là cậu bé không chịu khó học hành, ham chơi như bao đứa trẻ bình thường khác. Một hôm, cậu bé chán học, lén sang chơi ở chân núi phía Đông. Kì lạ quá! Trước mắt cậu bé là một bà lão đang cắm cúi mài một thanh sắt bên một tảng đá lớn. “Bà già tóc bạc đến dường kia mà lại chăm chăm mài một thanh sắt để làm gì nhỉ?”. Cậu bé hết sức phân vân, bèn rón rén đến bên cạnh cụ già rồi cất tiếng hỏi:

–     Cụ ơi, cụ mài sắt để làm gì vậy?

Bà lão ngẩng mặt lên, hiền từ trả lời:

–     Để làm kim khâu cháu ạ.

–     Làm kim khâu ư? Thanh sắt thì làm thế nào mà trở thành cái kim khâu được? – Cậu bé chất vấn bà lão.

–     Mài mãi cũng phải được. Kẻ có công mài sắt thì có ngày nên kim chứ.

Bà lão trả lời một cách tin tưởng như vậy.

Lý Bạch nửa tin nửa ngờ hỏi lại:

–     Liệu hôm nay có xong được không hở cụ?

Bà lão thong thả trả lời hoà nhịp với động tác mài kim:

–     Hôm nay không xong thì mai lại làm tiếp vậy, năm nay không xong thì sang năm tiếp tục làm, ngày lại ngày, già nhất định mài xong.

Nghe đến đây, Lý Bạch chợt hiểu ra. Về nhà, Lý Bạch càng chuyên tâm học tập. Sau này Lý Bạch trở thành nhà thơ lỗi lạc trong nền văn học Trung Quốc. Từ đó, trong dân gian lưu truyền câu tục ngữ: “Chỉ yếu công phu thâm /Thiết chữ ma thành châm”, nghĩa là Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu tục ngữ nhắc nhở mọi người nếu kiên trì thì sẽ thành công. Đây là một lời khuyên quý báu. Trong lịch sử nhân loại và lịch sử nước ta có biết bao tấm gương minh chứng cho lời khẳng định này. Demosthène là nhà hùng biện thời Hi Lạp cổ đại (thế kỉ thứ tư trước Công nguyên). Để luyện tài ăn nói trước công chúng, ông đã chịu khó sửa chữa những nhược điểm trong phát âm của mình bằng cách bỏ sỏi vào miệng và tập đọc những bài diễn văn của mình trước sóng biển. Cuối cùng, ông đã thành công và trở thành nhà hùng biện kiệt xuất nhất thời cổ đại.

Còn trong lịch sử nước ta có tấm gương kiên trì chiến đấu của Lê Lai,Nguyễn Trãi. Nghĩa quân Lam Sơn phải sống mươi năm vô cùng khổ cực nơi rừng thiêng nước độc, nhưng nhờ tinh thần bần chímà họ dã đánhthắng quân Minh, lập nên triều đại nhà Lê vô cùng rực rỡ. Câu thơ của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo đã nói lên tinh thần đó:

“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn

Voi uống nước, nước sông phải cạn”.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta với những vũ khí thô sơ như tre nứa, tầm vông,… phải đối đầu với thực dân Pháp với những vũ khí tối tân như tàu chiến, máy bay, xe tăng… Nhưng nhờ tinh thần kiên trì “kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ”, dân tộc ta đã chiến thắng một cách oanh liệt:

“Chín năm làm một Điện Biên

Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”.

(Tố Hữu)

Vì sao phải có lòng kiên trì nhẫn nại? Vì mọi việc trên đời này không dễ dàng mà thành công được. Để có được thành công, ta phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt và cả thời gian. Thành công là kết quả của một quá trình rèn luyện phấn đấu không ngừng nghỉ. Và hơn nữa, con người luôn phải đương đầu với biết bao thử thách, nản lòng thoái chí chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại cay đắng. Con người muốn thành công thì thông minh tài giỏi thôi chưa đủ mà cần phải kiên trì nhẫn nại mới phát huy hết khả năng của mình. Nhà bác học lừng danh Thomas Edison đã chăm chỉ, miệt mài thực hiện hơn 1.000 thí nghiệm mới tìm ra được dây tóc bóng đèn.

Kiên trì, nhẫn nại không chỉtạo ra sự thành công mà còn là một đức tính tốt đẹp của con người, nhất là đối với học sinh. Lòng kiên trì, nhẫn nại giúp ta có trách nhiệm với việc mình làm. Kiên nhẫn tập cho chúng ta có ý chí, nghị lực, giúp chúng ta có thêm hi vọng mà không từ bỏ buông xuôi. Lòng kiên nhẫn giúp ta sáng suốt, thận trọng hơn. Trước một bài toán khó, nếu chúng ta biết kiên nhẫn tìm tòi thì chắc chắn bài toán sẽ được giải quyết. Người kiên nhẫn sẽ đạt được sự tín nhiệm, cảm phục, yêu mến, kính trọng từ mọi người. Kiên nhẫn là một đức tính không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.

Câu tục ngữ trên quả thật là một danh ngôn, một lời dạy bảo quý giá.Giá trị của lời khuyên thật to lớn vìnội dung mang màu sắc triết lí, dạo đức, bànvề tinh thần kiên trì, được diễn tả bằng nghệ thuật so sánh ngầm độc đáo, lời văn đơn sơ, giản dị, dễ hiểu, dễnhớ. Chính vì thế mà câu nói này được phổbiến và truyền tụng từ xưa dến nay. Càng hiểu ý nghĩa sâu sắc của lời dạy bảo mà ông cha ta muốn truyền lại cho đời sau, chúng ta, thế hệ tương lai của đất nước phải cố gắng học tập, lao dộng, nhất là rèn luyện những đức tính cao quý trong đó có tính kiên trì. Để đạt dược những thành quả tốt dẹp trong cuộc sống, như lời khuyên trong bài thơ Nghe tiếng giã gạo của Bác Hồ:

“Gạo đem vào giã bao đau đớn

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông

Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công”.

Vũ Hường tổng hợp

0