25/05/2017, 09:52

Nghị luận về câu hỏi: Vào đại học có phải là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên hay không? – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận về câu hỏi: Vào đại học có phải là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên hay không? – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Nghị luận về câu hỏi: Vào đại học có phải là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên hay không? – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh ...

Nghị luận về câu hỏi: Vào đại học có phải là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên hay không? – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Nghị luận về câu hỏi: Vào đại học có phải là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên hay không? – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thanh Hóa Vào đại học có phái là con đường lập nghiệp duy nhất của ...

Nghị luận về câu hỏi: Vào đại học có phải là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên hay không? – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thanh Hóa

Vào đại học có phái là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên? Đây là một vấn đề thời sự khá lí thú.

Sau 12 năm đèn sách, người học trò mong, bố mẹ mong, bạn bè mong, thầy cô giáo mong: mình sẽ thi đỗ vào một trong những trường cao đẳng, hoặc đại học. Thi đỗ là một vinh dự, là niềm hạnh phúc to lớn đối với người học sinh lớp 12 Trung học phổ thông.

Các nhà nho ngày xưa xem chuyện thi cử là "nạ cầm thư”, “hội gió mây". Nguyễn Công Trứ có bãà thơ Đi thi tự vịnh đầy hăm hớ, chí khí đua tài của kẻ sĩ.

Đi thi há lẽ trở về không,

Cúi nợ cầm thự phải trả xong.

Muốn thi đỗ thì phải “náu sứ sôi kinh”, phải “thức khuya dậy sớm” đèn sách, rèn luyện. Trái ngọt hạnh phúc phải đổ nhiều công sức mới hái được. Còn học hành chấm chớ, học ít chơi nhiều, học ngồi nhầm lớp sẽ thi hỏng, nhất định hỏng. Hỏng thi là nỗi nhục, nỗi buồn. Tú Xương từng trải qua “Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy” nên đã thở than:‘Thi không ăn ớt thế mà cay!”.

Có bạn hỏng thi rồi nói: “Vào đại học đâu phải là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên”. Tôi e rằng lời tuvên bố đó chỉ là một sự chữa thẹn, không thực lòng. Có điều hỏng thi nhưng không nên tuyệt vọng, nản chí..Bài học “thất bại là mẹ thành công” rất quý báu. “Thua keo này bày keo khác", ta ôn tập lại để thi tiếp năm sau. Hoặc không đỗ dại học, ta học cao đẳng: không đỗ cao đẳng ta học trung học chuyên nghiệp, học nghề. Ta phải biết tự học để vươn lên.

Chị gái tôi, năm đầu thi đại học bị hỏng. Chị khóc và bỏ cơm mấy ngày. Bố mẹ khuyên, chị cố gắng ôn tập. Năm sau chị thi đỗ vào trường Đại học Y khoa Hà Nội. Con chú tôi chi học cao đẳng mà nay đã đi làm, lương khá cao, lang vừa làm vừa học đại học tại chức.

Tóm lại, tôi cho rằng vào đại học không phái là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên. Nhưng đi học, nếu có mục tiêu thi và vào đại học, cao đẳng thì phải phấn đấu học tập để thi đỗ. Dù có học đại học hay không thì mỗi thanh niên đều phải phấn đấu lập thân, lập nghiệp để trở thành người có ích cho xã hội.

Vào đại học có phải là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên hay không? – Bài làm 2

Cánh cổng trường Đại học là niềm mơ ước của rất nhiều thế hệ học sinh. Thế nhưng không phải ai cũng có thể đạt được ước mơ đó và liệu rằng vào Đại học có phải là con đường duy nhất để có việc làm và khẳng định vị thế xã hội của mình trong tương lai hay không?

Đây không phải một câu hỏi dễ trả lời nhưng cũng cần xác định cho thế hệ trẻ cái nhìn đúng đắn khi lựa chọn con đường tương lai của mình.

Học đại học để trờ thành kĩ sư, bác sĩ hay cử nhân. Mới chỉ cần nghe danh đã thấy oai, chưa kể đến khi có tấm bằng đại học trong tay thì dù sớm hay muộn họ cũng sẽ kiếm được một công việc ổn định để tạo dựng cuộc sống. Thế nhưng, con đường đó có trải đầy nhung lụa không thì chỉ những người đã và đang trải qua mới có thể hiểu được.

Tâm lí thi cử đang gò nặng lên hàng triệu gia đình có con em tham gia kì thi đại học – cao đẳng. Ba chữ “vào đại học” như trở thành nỗi ám ảnh của từng gia đình và còn biểu lộ một bài toán lớn!

Tại sao lại phải “vào đại học”? Nếu không “vào đại học” thì sao? Và nếu được “vào đại học” rồi, thì sẽ ra sao?

Ở cấp độ mỗi gia đình, vào đại học là niềm vinh dự lớn cho cá nhân, gia đình, dòng họ. Đối với những nhà có truyền thống gia giáo, yêu cầu “vào đại học” lại càng cấp bách. Đối với những nhà mà cha mẹ đã thiệt thòi đường học hành, thì việc con cái được “vào đại học” là điều rất mực mong mỏi.

Nhà nhà, người người đua nhau vào-đại-học.

Vào đại học đang được hiểu là con đường tốt nhất để hoạch định cho tương lai, nhưng sự thực có phải như vậy?

Tại sao lại cứ nhất thiết phải “vào đại học”?

Câu này đem hỏi chính đối tượng dự thi và người thân của họ, thường sẽ có câu trả lời: Vào đại học để sau này kiếm được cái nghề tử tế, nhàn hạ, rồi dần dần mới kiếm được cái danh, cái bổng.

Vậy hóa ra, nếu không thể vào đại học, người ta không có được những thứ ấy? Câu này người dân thường khó trả lời hơn, vì họ vốn quen nghĩ có con vào đại học thì đời con sẽ sướng hơn. Chứ ngược lại thì… cũng chưa biết thế nào.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng rải rác có dăm ba diễn đàn đưa ra quan điểm: vào đại học không phải là con đường duy nhất để vào đời lập nghiệp, thì đúng rồi, không phải là con đường duy nhất, nhưng hiện tại, nó đang được nhiều người hiểu là tốt nhất.

Sự thật thì nó có phải là tốt nhất không? Những người đỗ vào được đại học trở nên giỏi giang thế nào sau khi ra trường? Tỉ lệ đáp ứng công việc thực tế là bao nhiêu? Những con số thảm hại này không cần phải nhắc lại, nhiều người đã rõ cả rồi. Chỉ biết rằng, các nhà tuyển dụng vẫn một mực kêu gào thiếu nhân lực trầm trọng, không có đủ nhân lực tốt nghiệp đại học đáp ứng được yêu cầu công việc, kiến thức của người học đại học quá lỗi thời…

Vào đại học hay không?

Ngổn ngang trăm mối tơ vò, vậy người đi thi biết có nên “Vào đại học” hay không?

Người dân vốn không quan tâm nhiều đến các vấn đề lí thuyết vĩ mô. Song, tự mỗi quyết định của họ sẽ có những tác động đến hoạt động vĩ mô. Càng có nhiều quyết định cảm tính như vậy đưa ra thì càng có nhiều tác động xấu đến cấp vĩ mô. Khi người dân chỉ được hiểu và chỉ được biết là con đường vào đại học là con đường tốt nhất để có cuộc sống tổt hơn trong tương lai, hiển nhiên họ sẽ chọn con đường đó, bất chấp khả năng thực lực.

Trong khi đó, ở cấp vĩ mô, lại chưa có những động thái tích cực để cho người dân thấy còn có con đường khác mở ra trước mắt một học sinh tốt nghiệp trung học – nhiều cơ hội sống và phát triển tốt ngoài con đường vào đại học – con đường học nghề. Xin đừng vội dè bỉu cái sự học nghề. Vì sự học nghề đúng nghĩa không phải như ta vẫn thường thấy.

Học nghề là phải học cho được một cái nghề kiếm sống, làm giàu, góp phần phát triển xã hội.

Còn học nghề ở ta hiện nay, ngay từ chủ trương, mới chỉ dừng lại ở việc xóa đói giảm nghèo, thế thì trách sao được không có tính lí tưởng để thanh niên hướng tới. Đối với những lớp học nghề do tư nhân tự mở, mức học phí không nằm trong khung có thể chi trả của các gia đình nghèo.

Học nghề đang là gì và nên là gì?

Phải thừa nhận rằng, các chương trình dạy nghề ngắn hạn hiện nay của nhà nước không đủ sửc hút đối với đối tượng tuyển sinh và gia đình. Các khóa ngắn hạn được phân bố về địa phương theo kiểu chỉ có rót tiền, có bao nhiêu làm bấy nhiêu dự án, không có quy hoạch, không có định hướng rõ ràng. Nhiều học viên chưa học thành nghề đã phải bế giảng khóa học.

Còn đối với những lớp học nghề do tư nhân tự mở, thì mức học phí không nằm trong khung có thể chi trả của các gia đình nghèo – trong khi họ là đối tượng cần nghề nhất để duy trì và nâng cao đời sống.

Chương trình dạy nghề, nếu muốn gặt hái được hiệu quả, phải được thực hiện với tư cách là một chương trình quốc gia, miễn phí ở mức tối đa ngân sách cho phép, không chỉ nhằm xóa đói giảm nghèo, mà hướng tới mục tiêu làm giàu.

Ngay từ cấp phổ thông trung học, học sinh đã được tìm hiểu và làm quen với hệ thống dạy nghề. Tùy theo điều kiện học lực và gia đình, mỗi em có thể chọn cho mình một chương trình phù hợp. Sau khi tốt nghiệp THPT, nhiều học sinh có thể vào thẳng học nghề mà không phải nuôi ảo vọng vào đại học, để rồi lãnh lấy những kết quả bi đát do lỡ chuyến tàu tương lai.

Bài học từ một nước láng giềng rất gần có nhiều điểm có thể tham khảo là Nhật Bản. Ở nước này, việc học và dạy nghề được đã được coi là chia khóa để tiến vào hiện đại hóa từ thời Minh Trị Duy Tân, qua hai lần cải cách giáo dục lớn. Cùng với phổ cập tiểu học, hệ thống các trường dạy nghề được lập nên và hoạt động một cách hiệu quả, đã đưa Nhật trở thành một nước có nền công nghiệp phát triển.

Tất cả những điều này làm vỡ òa nhiều tình trạng – mà tình trạng nào cũng đáng báo động: quá tải đại học, thiếu lao động có tay nghề, số lượng lớn thanh niên nhập cư vào thành phố và các khu công nghiệp chỉ để bán rẻ sức lao động cơ bắp đơn thuần. Hàng loạt các vấn đề xã hội nảy sinh: mất kiểm soát lượng dân nhập cư, gây xáo trộn lớn về an ninh xã hội, mất cân đối về cơ cấu dân số và ngành nghề theo vùng miền. Một mặt, chúng ta đang sản sinh ra một thế hệ người tốt nghiệp đại học thiếu các kiến thức thực tế (do bị ngâm quá lâu trong môi trường đại học lỗi thời). Mặt khác, ta lại cũng đang phá bỏ đi một lực lượng lao động đầy tiềm năng – lao động có kĩ năng đáp ứng được các yêu cầu tại các khu công nghiệp cao (do không được đào tạo bài bản và có trách nhiệm).

Để lập nghiệp, tốt nhất các bạn trẻ nên tự ý thức cho mình một con đường phù hợp nhất (phát huy tối đa tinh thần tự giác). Chúng ta không nên phát triển tư duy theo lối mòn và nghĩ rằng đại học là nơi mà nếu ai vào được đó nhất định sẽ thành công, để rồi tìm mọi cách vào đại học cho bằng được. Đến lúc vào được thì tự mãn…rồi buông thả hay thất vọng về nghề. Ra trường không có việc làm.

Trong khi đó có rất nhiều con đường khác dễ đi hơn, thiết thực hơn thì chúng ta lại không đi. Đơn cử như nếu học trung cấp sau hai năm ra trường, bạn sẽ có tay nghề vững chắc, sớm ồn định cuộc sống, đỡ gánh nặng kinh phí cho gia đình, nhất là những gia đình nông thôn, cổ nhân có câu "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". Ngoài ra, nếu bạn nào có tâm huyết với lĩnh vực khoa học nào đó thì vẫn có thể tự nghiên cứu. Trường đời cũng là nơi đào tạo.

Đã có những người rất nổi tiếng và cực kì thành công sau khi quyết định ra trường sớm để lập nghiệp.

Điển hình là Bill Gates rời trường Đại học Harvard vào năm 1975 ở tưổi 20. Quyết định bỏ học của Bill Gates phần lớn là do sự thúc giục của người bạn thời thơ ấu – Paul Allen, Gates và Allen đã thuyết phục được MITS – nhà sản xuất chiếc máy vi tính đầu tiên Altair, rằng họ đã viết được một phiên bản ngôn ngữ lập trình BASIC sẽ hoạt động hiệu quả trên máy tính Altair. Đó là một lời nói dối – thực chất họ chưa viết được một dòng mã nào, nhưng họ đã bắt tay vào làm việc và hoàn thành trong 8 tuần.

Trên thực tế, Bill Gates đã trở thành nhà đồng sáng lập, chủ tịch và kiến trúc sư trưởng của tập đoàn Microsoft, tập đoàn đứng đầu thế giới về phần mềm cá nhân và kinh doanh dùng cho máy tính. Microsoft hiện có hơn 64.000 nhân viên ở 85 nước. Bill Gates còn là người giàu nhất thế giới trong nhiều năm liền theo sự bình chọn của tạp chí Porbes. Hơn thế nữa, ông còn được biết đến như một người nhân đạo nhất thế giới khi dành hơn nửa số tài sản khổng lồ của mình cho các khoản từ thiện.

Khi các đồng môn của ông tốt nghiệp trường Harvard thi ông và Allen đã thành lập Microsoft. Bên cạnh đó còn có John Mackey, ông đã bỏ liền một lúc ba trường đại học ở bang Texas vào giữa những năm 1970. Mackey, một người ăn chay rất nghiêm ngặt, nhanh chóng mở cửa hàng bán đồ ăn tự nhiên của riêng mình.

Ngày nay, Mackey được gọi là Bill Gates của các loại thực phẩm hữu cơ, là Chủ tịch và CEO của Công ti Whole Foods Market – 1 trong 500 công ti lớn nhất nước Mỹ theo tạp chí Portune bình chọn và là chuỗi cửa hàng bán lẻ thực phẩm tự nhiên lớn nhất thế giới. Mackey còn được biết đến là CEO có mức lương thấp hơn so với nhiều CEO khác và là người luôn muốn đảm bảo rằng tất cả các nhân viên của Whole Foods được chia sẻ lợi nhuận. Vào thời điểm mà lẽ ra Mackey đã tốt nghiệp, ông và người sau này là bạn gái của ông đã vay tiền từ bạn bè và gia đình để thành lập một công ti bán đồ ăn chay là Safer Way. Sau hai năm, ông đã thành lập Whole Foods Market.

Nắm bắt được những thông tin trên, đã đến lúc chúng ta cần có sự nhìn nhận đúng đắn hơn, sát thực hơn trong việc hướng nghiệp cho bản thân hiện nay. Học đại học cũng chỉ là một trong những hướng đi chứ hoàn toàn không phải là con đường duy nhất. Học đại học sẽ là hướng đi đúng với những ai thực sự có khả năng, có nhận thức sâu sắc về nghề nghiệp. Khi quá trình xã hội hóa giáo dục phát triển thì việc học đại học cũng chỉ là một nơi để đào tạo nghề. Chúng ta không nên coi học đại học là cái gì đó cao siêu mà hễ cứ ai vào đó là sẽ có cuộc sống sung sướng.

Có rất nhiều con đường khác để chúng ta lập nghiệp. Điều quan trọng là chúng ta phải biết lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn, phù hợp với khả năng của mình. Các bạn hãy chọn cho mình một con đường mà ở đó bạn có thể phát huy tối đa khả năng của mình. Chắc chắn các bạn sẽ thành công!.

Từ khóa tìm kiếm

  • nghi luan van hoc ve lap nghiep
  • Nghị luận về các trường đại học cao đẳng
  • Nghị luận về việc k học đại học là có ích

Bài viết liên quan

0