24/05/2017, 11:52

Nghị luận văn học tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn

Viết về tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn, có ý kiến cho rằng: “Chinh phụ ngâm khúc phản ánh một vấn đề nóng hổi của thời dại, của nhân dân. Tác phẩm là lời than thở triển miên da diết của người phụ nữ có chồng ra trận”. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. DÀN BÀI 1.Mở bài ...

Viết về tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn, có ý kiến cho rằng: “Chinh phụ ngâm khúc phản ánh một vấn đề nóng hổi của thời dại, của nhân dân. Tác phẩm là lời than thở triển miên da diết của người phụ nữ có chồng ra trận”. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

DÀN BÀI

1.Mở bài

Giới thiệu ý kiến nêu ở luận đề.

2.Thân bài

a. Chinh phụ ngâm khúc phản ánh một vấn đề nóng hổi của thời đại, là tiếng nói chống chiến tranh phi nghĩa và khát vọng hòa bình của nhân dân.

-     Đặng Trần Côn sống vào thời đại phong kiến suy tàn, giai cấp thống trị chuyên chế.

-     Vì thế, cuộc chiến tranh được nói đến trong Chinh phụ ngâm khúc là cuộc chiến tranh phi nghĩa nhằm đàn áp phong trào khởi nghĩa nông dân của giai cấp thống trị. Đây là vấn đề nóng hổi của thời đại.

-     Chinh phụ ngâm khúc không phản ánh toàn diện cuộc chiến. Khúc ngâm chỉ đi sâu vào khía cạnh chiến tranh làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. Chinh phu ra đi để lại người vợ héo hon sầu muộn, hoài phí tuổi xuân. Trong khi đó, bản thân chàng ở nơi chiến trường có một cuộc sống đen tối, sinh mệnh bị đe dọa.

-     Hình ảnh chàng trai trẻ oai phong lẫm liệt chỉ xuất hiện thoáng qua ở đầu tác phẩm, còn trong nỗi nhớ thương của chinh phụ, chàng hiện lên thật tiều tụy, mệt mỏi, bạc nhược.

-     Như vậy, qua nỗi sầu chinh phụ, tác phẩm đã kín đáo lên án giai cấp thống trị, bày tỏ khát vọng được sống hòa bình của nhân dân.

b. Chinh phụ ngâm khúc là lời than thở triền miên, da diết của người phụ nữ có chồng ra trận.

-     Toàn bộ khúc ngâm có 476 câu, là diễn biến tâm trạng của người chinh phụ.

-     Nhưng sâu sắc nhất là nỗi nhớ nhung, sầu muộn của người phụ nữ trẻ tuổi khao khát hạnh phúc lứa đôi lại phải sống cô đơn, lẻ loi.

3.Kết bài

Những câu thơ trong Chinh phụ ngâm khúc là tiếng lòng não nùng, chua xót của người thiếu phụ cô đơn lẻ bóng, ngày qua tháng lại ngóng trông mòn mỏi người chồng ở nơi chiến địa.

BÀI LÀM

Chinh phụ ngâm khúc là một khúc ngâm của người phụ nữ có chồng ra trận - là một trong những kiệt tác của nền văn học dân tộc. Ra đời trong thời kì chế độ phong kiến suy tàn, chiến tranh xảy ra liên miên, làng xóm tiêu điều, ruộng vườn xơ xác, cảnh chia lìa xảy ra khắp nơi, đâu đâu cũng vang lên lời hờn oán, Chinh phụ ngâm khúc là tiếng vọng của những lời hờn oán đó. Hơn một lời hờn oán, tác phẩm trở thành bản cáo trạng lên án chiến tranh phong kiến phi nghĩa chà đạp lên quyền sống, hạnh phúc của con người. Người đọc xưa nay vẫn đánh giá cao tác phẩm, một phần vì ý nghĩa đó.

Để tránh đụng chạm với thế lực các tập đoàn phong kiến, tác giả đã mượn tất cả tên người, tên đất trong văn học Trung Quốc. Trong tác phẩm, cũng vì lí do trên, tác giả không trực tiếp lên án chiến tranh. Trái lại, có vẻ như tác giả đồng tình với cuộc chiến tranh đang xảy ra. Người chinh phụ coi chiến tranh như một cơ hội để chồng trổ tài, lập công mong đoạt ấn phong hầu, tử ấm thè phong. Nhưng xuyên suốt tác phẩm lại là nỗi lòng hờn oán, hối hận của người chinh phụ, là cảnh chia lìa đau khổ, là cảnh gian nan chết chóc của chiến tranh. Ý nghĩa chống chiến tranh - ý nghĩa khách quan của tác phẩm - bật lên từ đó.

Chinh phụ ngâm khúc không trực tiếp miêu tả chiến tranh với toàn bộ sự khốc liệt, gian khổ của nó. Tác giả chỉ gợi lại cả một thời loạn lạc trong một câu thơ mở đầu khúc ngâm: Thuở trời đất nổi cơn gió bụi. Hình ảnh chiến trường trong tác phẩm cũng chỉ là hình ảnh tưởng tượng của người chinh phụ. Toàn bộ khúc ngâm là tâm trạng của người chinh phụ. Trong những ngày chia li dằng dặc, tâm trạng ấy diễn biến phức tạp, một chuỗi những lưu luyến, sầu nhớ, chờ đợi,lo lắng, cầu mong đan kết, xen kẽ nhau. Trước hết là nỗi sầu phải chia li của đôi lứa thiếu niên. Ngay trong buổi ra quân có vẻ hùng tráng, bóng cờ, tiếng trống xa xa, nàng đã linh cảm một ngày tiễn biệt nên bịn rịn không muốn chia tay:

Nhủ rồi tay lại cầm tay

Bước đi một bước dây dây lại dừng.

Mà chồng nàng, chàng tuổi trề vốn dòng hào kiệt, cũng đâu phải trang anh hùng phép công là trọng, niềm tây sá nào. Khi chia li, cũng như nàng, chàng lưu luyến, buồn rầu:

Cùng trông lại, mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng, ý thiếp ai sầu hơn ai?

Và:

Sầu lèn ngọn ải, oán ra cửa phòng.

Nỗi sầu (là chàng) thì lên cửa ải chinh chiến, nỗi oán (là nàng) thì ra cửa phòng ngóng trông! Thật tội nghiệp.

Chàng đi rồi, nàng hỏi hàng dương liễu:

Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng?

Rồi nàng băn khoăn, phải chăng số phận của chàng là thân ở cõi xa mưa gió,còn kiếp nàng là phải chịu lẻ loi trong buồng củ chiếu chăn. Trong cửa này đã đành phận thiếp Ngoài mây kia, hả thiếp chàng vay?

Buồn nhớ rồi oán trách. Nàng không chỉ trách xanh kia thăm thẳm từng trển - vì ai gây dựng cho nền nỗi này, mà oán trách chính vua chúa, thủ phạm của cuộc chiến tranh tranh giành quyền lực và đàn áp nông dân khởi nghĩa đương thời:

Trên trướng gấm, thấu hay chăng nhẽ?

Nàng chờ đợi, mơ tưởng. Càng chờ càng xa:

Trải mấy thu, tin đi tin lại Tới xuân này tin hãy vắng không.

Cứ mỗi lần hi vọng lại một lần nàng thất vọng:

Hẹn cùng ta Lủng Tây nham ấy Sớm đã trông nào thấy hơi tăm Hẹn nơi nao Hán Dương cầu nọ Chiều lại tìm nào có tiêu hao.

Thật là:

Lời sao mười hẹn, chín thường đơn sai.

Trong tâm trạng chờ đợi, sầu nhớ đó, nàng tưởng tượng ra cảnh chồng nơi chiến trường. Cảnh chiến trường mà nàng tưởng tượng, ảm đạm, hãi hùng. Đó là những cuộc hành quân triền miên:

Nay Hán xuống Bạch Thành đóng lại,

Mai Hồ vào Thanh Hải dòm qua. Chàng hào kiệt ngày nào giờ hiện ra bạc nhược, mệt mỏi vì gian khổ:

Hơi gió mạnh, người rầu mặt.dạn

Dòng nước sâu, ngựa nản chân hon

Ôm yên, gối trống đã chồn

Nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh.

Hơn cả nỗi gian khổ là cái chết đang rình rập mỗi bước chàng đi, mỗi nơi chàng đến:

Xông pha gió bãi trăng ngàn

Tên reo đầu ngựa, giáo giăng mặt thành.

Nàng nhận ra ảo tưởng vinh hoa dại khờ của mình và hối hận để chồng ra đi vì công danh:

Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu Thà kliuyèn chàng đừng chịu tước phong.

Bởi vì, như người xưa nói cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi - xưa nay chiến trận mấy ai trở về - nàng lo chồng có thể bỏ mạng nơi chiến trường, rồi lo chàng, nếu may mắn trở về, dẫu có tử ấm thè phong, đỉnh non bia đá đề danh đi nữa, thì chàng cũng đã tóc bạc, dã già như Ban Siêu đời Hán:

Phận trai già ruổi chiến trường,

Chàng Siêu tóc đã điểm sương mới về.

Ngay bản thân mình, nàng cũng cảm thấy một năm một nhạt màu son phấn, nhan sắc mau tàn, thời gian trôi nhanh.

Nghĩ nhan sắc đương chừng hoa nở Tiếc quang âm lần lữa gieo qua Nghĩ mệnh bạc, tiếc niên hoa Gái tơ mấy chốc mà ra nạ dòng.

Vậy là, cuối cùng nàng chinh phụ - và người đọc - đã thấy rõ sự phi lí của chiến tranh, sự tàn nhẫn của chiến tranh. Chiến tranh đối lập với hạnh phúc. Toàn bộ khúc ngâm trở thành bản cáo trạng lên ánchiến tranh phong kiến, đòi quyền hạnh phúc cho con người. Nguyện vọng sum họp, hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ thống nhất với nguyện vọng của đông đảo nhân dân đang phản đối và chán ghét nội chiến phong kiến và các cuộc chiến tranh phi nghĩa nói chung. Điều đó làm nên một phần quan trọng giá trị tác phẩm. Chinh phụ ngâm khúc xứng đáng được xếp vào hàng những tác phẩm ưu tú nhất của văn học Việt Nam.

Những câu thơ trong Chinh phụ ngâm khúc là tiếng lòng não nùng, chua xót của người thiếu phụ cô đơn lẻ bóng, ngày qua tháng lại ngóng trông mòn mỏi người chồng ở nơi chiến địa. Hơn ba trăm năm đã trôi qua, nhưng tiếng lòng ấy da diết nhớ mong, như một lời nhắc nhở người đời về sự tàn khốc, thảm hại của các cuộc chiến tranh đối với con người.

Nguồn:
0