Nghịch lí và bất cập cần được giải quyết sớm trong việc tuyển sinh đại học

Năm 2017, có 237.000 cử nhân đại học ra trường thất nghiệp, điều đó khiến nhiều người đặt ra nghi vấn và câu hỏi cho xã hội và trường đại học:"Lí do nào dẫn đến chuyện nay?" > Kỳ thi Đại học xưa và nay khác nhau như thế nào? > Top 5 ngành ...

 

Năm 2017, có 237.000 cử nhân đại học ra trường thất nghiệp, điều đó khiến nhiều người đặt ra nghi vấn và câu hỏi cho xã hội và trường đại học:"Lí do nào dẫn đến chuyện nay?"

> Kỳ thi Đại học xưa và nay khác nhau như thế nào?

> Top 5 ngành nghề “hot” nhất trong 5 năm tới

Vấn đề ngành "hot" và ngành khó tuyển

 
Tiêu chí tuyển sinh cho từng ngành đưa đến việc đa số trường đại học đưa ra điểm chuẩn để xét tuyển cho từng ngành tùy theo số lượng hồ sơ xin nhập học chứ không phải năng lực tối thiểu cần thiết để có thể hoàn tất chương trình đào tạo của ngành ấy.
 
Ngành “hot” có số lượng hồ sơ cao thì có điểm chuẩn cao. Ngành khó tuyển thì điểm chuẩn thấp cho dù chương trình đào tạo khó hơn. Điều này đưa đến một số vấn đề.
 
Nghịch lí và bất cập cần được giải quyết sớm trong việc tuyển sinh đại học
 
 
1. Sinh viên vào học ngành mình có thể xin vào chứ không phải ngành mình yêu thích. Một khi đã không thích thì không có động lực để học và đặc biệt là để vượt qua các khó khăn của ngành, nhưng vì áp lực gia đình nên cố gắng duy trì. Nếu ra trường thì cũng không mấy hứng thú với môi trường công việc, do đó khó xin được việc làm vì nhà tuyển dụng nhìn thấy được mức độ cảm hứng với công việc thấp.
 
2. Sinh viên không được chuyển ngành sau khi nhập học. Vì muốn bảo vệ lượng sinh viên cho từng ngành và vì điểm chuẩn tuyển sinh khác nhau, các bộ môn sẽ không muốn sinh viên chuyển ngành và hầu như các trường đại học không cho phép sinh viên chuyển ngành sau khi vào học.
 
Các chương trình đào tạo đại học ở Mỹ cho phép sinh viên được chuyển ngành ở bất kỳ thời điểm nào với lượng thất thoát tín chỉ thấp nhất có thể. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục Mỹ vào cuối năm 2017 thì có trung bình 1/3 sinh viên chuyển ngành trong thời gian học đại học ở Mỹ trong vòng 3 năm đầu. Có ngành con số này lên đến 1/2.
 
Điều này cho thấy việc không cho phép chuyển ngành ở đại học hoàn toàn không phù hợp với quy trình phát triển cá nhân và đặt áp lực định hướng nghề nghiệp vào học sinh khi còn ở trung học - khi chưa đủ trưởng thành.
 
Có nhiều trường hợp sinh viên muốn chuyển ngành sau năm thứ nhất nhưng không được và dưới áp lực của gia đình phải cố gắng hoàn tất rồi bỏ bằng cấp để làm chuyện khác hoặc học lại từ đầu ngành mình thích. Đây là sự hoang phí tài nguyên lao động (thời gian của sinh viên), hoang phí đầu tư (tiền của phụ huynh và của sinh viên) và hoang phí xã hội (nhân lực không làm công việc được đào tạo).
 
3. Nghịch lý trong phát triển đại học. Ngoài việc cần có môi trường học tập tốt, muốn phát triển một ngành trong đại học cần giảng viên và sinh viên giỏi. Sinh viên giỏi sẽ là nguồn động lực giúp giảng viên phát triển giáo trình có chất lượng cũng như nghiên cứu chuyên sâu.
 
Nếu chất lượng đầu vào kém sẽ dẫn đến chất lượng đầu ra kém và sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của ngành và của trường. Hạ điểm chuẩn để tuyển sinh cho ngành không phải là phương án tốt để xây dựng và phát triển ngành trong đại học.
 
Những lí do trên có giải thích được phần nào vì sao lại có nhiều cử nhân ra trường lại thất nghiệp như vậy. Và để giải quyết được chặt chẽ điều này, giảm thiểu sự thất nghiệp và cũng theo đó là phát triển kinh tế đất nước, chúng ta cần có sự thay đổi mạnh mẽ cả suy nghĩ của nhà trường, gia đình và xã hội. 
 
> Tân sinh viên nên sống ở ký túc xá hay phòng trọ?
 
> Danh sách 285 trường đại học cao đẳng trên cả nước
 
Theo Thanh niên - Kênh Tuyển Sinh 
0