24/05/2017, 13:11

Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ Tháng riêng ăn nghiêng bồ thóc văn 12

Đề bài: Anh chị có suy nghĩ gì về câu tục ngữ “ tháng giêng ăn nghiêng bồ thóc” trong chương trình văn học lớp 12. Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam ông cha ta để lại những câu nói để mãi về sau về những kinh nghiệm cung như hiện tượng, tình cảm trong đời sống ...

Đề bài: Anh chị có suy nghĩ gì về câu tục ngữ “ tháng giêng ăn nghiêng bồ thóc” trong chương trình văn học lớp 12. Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam ông cha ta để lại những câu nói để mãi về sau về những kinh nghiệm cung như hiện tượng, tình cảm trong đời sống con người. Tiêu biểu trong đó có câu tục ngữ về những hiện tượng của tháng trong một năm “ tháng giêng ăn nghiêng bồ thóc”. Qua câu tục ngữ ...

Đề bài: Anh chị có suy nghĩ gì về câu tục ngữ “ tháng giêng ăn nghiêng bồ thóc” trong chương trình văn học lớp 12.

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam ông cha ta để lại những câu nói để mãi về sau về những kinh nghiệm cung như hiện tượng, tình cảm trong đời sống con người. Tiêu biểu trong đó có câu tục ngữ về những hiện tượng của tháng trong một năm “ tháng giêng ăn nghiêng bồ thóc”. Qua câu tục ngữ ấy mà ta có thể hiểu được rất nhiều điều, đặc biệt mục đích của câu tục ngữ còn rút ra được ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống của con người.

Tháng giêng là tháng một am lịch được tính theo lịch âm của ông cha ta. Tại sao tháng của đầu năm lại có thể làm nghiêng bồ thóc. Có thể hiểu rằng tháng giêng là tháng khởi đầu một năm và dân Việt ta quan niệm đó là tháng quyết định đến sự may mắn của cả một năm trời. Đó là tháng nghỉ ngơi sau bao vất vả của năm cũ. Hình ảnh “ nghiêng bồ thóc” chính là tài chính kinh tế của một gia đình, hay nó cũng chính là một kho dự trữ lương thức vậy. Mà thóc lúa đâu tự nhiên sinh ra nó là cả một quá trình lao động vất vả của người dân. Như vậy có nghĩa là tài chính sẽ hao hụt vào tháng đầu năm này.

Hình ảnh tháng giêng chắc hẳn trong chúng ta khong còn xa lạ nữa. Tháng giêng ngập tràn màu sắc, tháng giêng tràn ngập niềm hân hoan trong mỗi người. Đối với người Việt chúng ta mà nói “ tháng giêng là tháng ăn chơi” chính vì thế mà “ ăn nghiêng bồ thóc” là vậy. Chúng ta mở đầu tháng giêng bằng Tết Nguyên Đán rộn ràng khắp phó phường, nào là thịt mỡ, nào là bánh chưng, nào là dưa hành, kẹo mứt. Tết kéo dài khoảng một tuần, đó là cái ngày cuối năm sum họp, là ngày đoàn viên của tất cả mọt người. Những ngày nay là thời gian chúng ta gác công việc vất vả của một năm qua sang một bên và danh thời gian cho gia đình và bạn bè. Tết là đi đến đâu cũng có hoa đào, chậu quất, muôn vật trở nên đầy sắc xuân tươi tắn rạng ngời. Con người cũng tươi tắn chúng ta chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất và đặc biệt ngày tết rất kị cãi lộn và nói không may nên mọi người luôn giữ một thái đọ hòa nhã. Không kể vào nhà ai cũng trè thơm kẹo mứt. Chúng quan niệm rằng đến chơi tết mà không ăn một cái kẹo, uống một ngụm trà thì cả năm đó làm ăn không được, là không may mắn. Đặc biệt là những ngày quan trọng như đêm giao thừa chúng ta ăn uống để đón mừng năm mới trong những chàng pháo hoa tuyệt đẹp. Cả một chuỗi ngày tết chúng ta ăn uống rất nhiều. Thật sự là một không khí rất tươi ấp ấm bên gia đình ông bà cha mẹ. Đó là còn chưa kể tới những khoản lì xì trẻ con và chúc thọ người già.

thang gieng an nghieng bo thoc

Đó là ngày tết Nguyên Đán nhưng tháng giêng của chúng ta không chỉ có ngày tết không mà còn rất nhiều ngày hội khác nữa. Ở trên khắp các tỉnh đất nước ngày hội của chúng ta được diễn ra khắp nơi. Ví dụ như hội Lim ở Bắc Ninh, hội gióng, hội trọi trâu, hội Bà Chúa Kho, hội Đền Hùng… Những ngày hội thay phiên nhau diễn ra, những chàng trai cô gái trong trang phục đẹp được dịp khoe sắc khăp các nơi. Người ta đua nhau đi chảy hội, có lẽ chính vì thế tháng một ít khi người ta làm được gì người ta thường xuyên đi hội.

Câu tục ngữ của ông cha ta để lại không chỉ có ý muốn nói tới những lễ hội ngày tết của chúng ta mà còn có ý nghĩa sâu sắc nữa. Ý nghĩa đó như nhắc nhở chúng ta những điều cần làm mà không quên đi những phong tục tập quán và giá trị truyền thống tốt đẹp.

Ý nghĩa thứ nhất đó là nên biết cân bằng cái làm ra và cái tiêu trong những ngày hội lớn ấy. Có nghĩa là chúng ta khi chi tiêu thì phải hợp lý chứ không thể tiêu một cách vô tội vạ trong những ngày hội lớn để mà kiệt quệ đi tài sản gia đình. Những dịp như thế chỉ có một lần trong một năm mà thôi nhưng cũng đừng vì thế mà ăn chơi chác táng không nghĩ đến khả năng kinh tế của gia đình, để lúc “ nghiêng bồ thóc” tài sản gia đình hao hụt thì một năm mới đó chỉ thấy vất vả để kiếm bù đắp vào số đã tiêu mà thôi. Điều cơ bản là ta vẫn ăn uông như bao người khác có một cái tế vừa đủ mà lại vẫn có đủ kinh tế để bắt đầu một năm mới phát tài phát lộc. Hay hiểu một cách đơn giản ông cha ta khuyên răn chúng ta nên tiết kiệm không nên lãng phí.

Ý nghĩa thứ hai là nên tiết kiệm cả thời gian vì chính thời gian là đáng quý, vì khi trôi qua một khắc một giây là nó se không bao giờ trở lại nữa. Những hành động không tốt của ta cũng theo thời gian mà cứ trôi đi mãi không quay lại nữa. Vì thế cần có những hành động tích cực để không phải hối hận vì những điều mình đã làm. Thời gian là vàng là tiền bạc, chính khoảng thời gian ấy ta làm nên được rất nhiều thứ. Ngày lễ hội kia hãy biết chi tiêu cho tiết kiệm, biết vui chơi có ngưỡng để những gì qua đi rồi sau này ta không phải luyến tiếc nữa.

Như vậy có thể nói câu tục ngữ đó đã nói lên được tất cả những thực trạng cũng như ý nghĩa sâu sa của nó. Mỗi chúng ta hãy biết mức độ của vui chơi bởi cái gì quá cũng không tốt. Năm nay có thể chỉ ăn nghiêng bồ thóc, nhưng năm sau lại có thể ăn cạn cả bồ thóc đó. Vì thế cho nên hãy biết cân bằng chi tiêu và tiết kiệm có như thế thì gia đình bạn mới có một năm mới khởi sự thành công phát tài phát lộc được.

0