10/08/2018, 00:59

Nét riêng trong giá trị nhân đạo của Chí Phèo và Hai đứa trẻ

(Kênh văn mẫu) – Em hãy nêu Nét riêng trong giá trị nhân đạo của Chí Phèo và Hai đứa trẻ để làm nổi bật được giá trị nhân đạo. ( Bài làm văn của bạn Nguyễn Phúc Hải). Đề bài: Nét riêng trong giá trị nhân đạo của Chí Phèo (Nam Cao) và Hai đứa trẻ (Thạch Lam) ...

(Kênh văn mẫu) – Em hãy nêu Nét riêng trong giá trị nhân đạo của Chí Phèo và Hai đứa trẻ để làm nổi bật được giá trị nhân đạo. ( Bài làm văn của bạn Nguyễn Phúc Hải).

Đề bài: Nét riêng trong giá trị nhân đạo của Chí Phèo (Nam Cao) và Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

Bài làm

Trước Cách mạng tháng 8, cả đất nước bao trùm một màu sắc đen tối, cuộc sống của nhân dân cực khổ, khó khăn lại thêm nhiều tầng áp bức bóc lột khiến họ có lúc rơi vào cảnh bần cùng, dưới đáy của xã hội. Đây cũng là thời kì mà văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm xuất sắc, đặc biệt của nhiều nhà văn lớn. Những tác phẩm này vừa giàu giá trị hiện thực lại thấm đượm tinh thần nhân đạo. Có thể tìm hiểu điều đó qua hai tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao) và Hai đứa trẻ (Thạch Lam).

Ở Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã tái hiện lại hình ảnh bộ mặt xã hội mà ở đó bọn cường hào quan lại vẫn rất quyền thế, ra sức bóc lột, đè đầu cưỡi cổ người dân. Chí Phèo là một nạn nhân của xã hội ấy. Từ một chàng trai hiền lành, lương thiện, chăm chỉ làm ăn và giàu lòng tự trọng, Chí Phèo đã bị cơn ghen của Bá Kiến đẩy vào tù, rồi khi trở ra lại bị cho ra rìa xã hội, anh dần trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại rồi trở thành một tay sai đắc lực cho Bá Kiến. Chí Phèo dần dần trượt dài khoi con đường lương thiện và ngày một xa cách khỏi xã hội loài người. Thế nhưng truyện không dừng lại ở đấy, Nam Cao đã cho thấy giá trị nhân đạo của tác phẩm ở chi tiết báo cháo hành của thị Nở, đây là bát cháo đong đầy tình nghĩa, là sự thương yêu, đồng cảm của thị Nở dành cho Chí Phèo. Cũng chính bát cháo này đã khiến Chí Phèo thức tỉnh, nhận thức được vị trí của mình, hiểu được thêm nhiều triết lí trong cuộc đời, nhớ lại những ước mơ của mình và khao khát được xây dựng một mái ấm giản đơn. Ước mong ấy cuối cùng lại bị thị Nở và bà cô của thị dập tắt dẫn đến hành động phản kháng cuối cùng của Chí đó là giết Bá Kiến và tự sát. Chi tiết cuối truyện này cũng là một điểm khúc mắc khi giá trị nhân đạo của tác phẩm chưa đi đến triệt để. Nhà văn vẫn chưa tìm được ra lối thoát cho người nông dân. Thậm chí người dân ở đó còn nhận xét, tre già thì măng mọc, rồi sẽ lại có những thế hệ Bá Kiến, Chí Phèo tiếp theo nhũng nhiễu cuộc sống của người dân, vòng tuần hoàn này sẽ còn tiếp tục.

net-rieng-trong-gia-tri-nhan-dao-cua-chi-pheo-va-hai-dua-trenet-rieng-trong-gia-tri-nhan-dao-cua-chi-pheo-va-hai-dua-tre

Khác với Chí Phèo, Hai đứa trẻ là một câu chuyện trầm buồn, đều đều về cuộc sống của người dân nơi một phố huyện nghèo. Ở đó, hai chị em Liên và An đã chứng kiến biết bao mảnh đời bất hạnh, cùng những gia đình nghèo khổ ở đây mưu sinh trong đêm tối, kiếm chút đỉnh bù đắp cho cuộc sống đã vốn đói khổ của họ. Cả câu chuyện của nhà văn Thạch Lam không hề có một tình huống cao trào, đặc sắc, không có cốt truyện, thế nhưng đọc xong nó lại gây nên một nỗi ám ảnh với người đọc. Cuộc sống của người dân nơi đây khiến con người dằn vặt, buồn thương. Điều đó cũng được phản ánh trong tác phẩm với sự hiện diện của bóng tối, sự lặng câm của số phận con người. Chỉ là tất cả họ đều chờ đợi một chuyến tàu đêm. Chuyến tàu như đem ánh sáng của sự sống, đem sự huyên náo, đủ đầy của thành phố đi qua phố huyện. Chuyến tàu đêm chính là một điểm nhấn của câu chuyện, cũng đồng thời thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo sâu sắc của nhà thơ đối với những con người ở đây. Họ trông chờ đoàn tàu đi qua như trông chờ một sự đổi khác đến với cuộc sống nghèo nan, tối tăm của phố huyện thường ngày. Sự thay đổi ấy sẽ đem đến những tươi mới, những đủ đầy, thi vị trong cuộc sống của họ.

Cả hai tác phẩm đều phản ánh cuộc sống của người dân trong trạng thái đen tối, âu sầu nhưng qua đó, hai nhà văn đều bộc lộ niềm cảm thông sâu sắc đối với số phận của những người nông dân nghèo. Thông qua đó họ lên tiếng phê phán, kêu than trước thực tại xã hội và hi vọng vào một sự thay đổi tươi sáng hơn. Đó cũng chính là giá trị nhân đạo mà hai tác phẩm thể hiện với nhân vật và với người đọc của mình.

0