03/06/2017, 23:12

Lấy nhan đề “tình đời trong chiếc lá ”, em hãy viết bài nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích truyện ngắn chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri (Bài 2)

Người phụ nữ bất hạnh bất lực trên giường bệnh, bất động trên chiếc giường sắt sơn, tạ ra ấn tượng về bức tranh được đóng khung treo tường. Không gian trở nên hẹp hơn sự vật đi vào chiều tĩnh lặng. Duy đôi mắt người bệnh có dấu hiệu sự sống, song đôi mắt ấy cứ trân trân nhìn cái đầu hồi nhà gạch ...

Người phụ nữ bất hạnh bất lực trên giường bệnh, bất động trên chiếc giường sắt sơn, tạ ra ấn tượng về bức tranh được đóng khung treo tường. Không gian trở nên hẹp hơn sự vật đi vào chiều tĩnh lặng. Duy đôi mắt người bệnh có dấu hiệu sự sống, song đôi mắt ấy cứ trân trân nhìn cái đầu hồi nhà gạch bên cạnh đếm từng chiếc lá trường xuân đang rụng dần trong gió lạnh. Đó là biểu tượng của chiếc thước đo về cuộc đời của Giôn-Xi: cô đã xây dựng cho mình một niềm tin bất hạnh: cô sẽ chết khi ...

Câu chuyện của Giôn-xi, được Xiu cô bạn lớn tuổi hơn là người đang cưu mang Giôn-xi, nói lại với cụ Bơ-men. Cụ là một hoạ sĩ nhưng là một người thất bại trong nghệ thuật. Bởi lẽ “cụ múa cây bút vẽ đã bốn mươi năm mà vẫn chưa với tới được gấu áo vị nữ thần của mình”. Nhưng cụ “luôn có ý định vẽ một bức tranh tuyệt tác”, cho dù “cụ chưa bao giờ bắt đầu cả”. Cụ kiếm tiền bằng cách “bôi bác một ngành buôn bán hay quảng cáo”, hoặc “ngồi làm mầu cho các nghệ sĩ trẻ”. Dù vậy cụ vẫn luôn luôn nói về “tác phẩm kiệt tác sắp đến tới”. Điều đáng quý ở cụ là hay “chế nhạo sự mềm yếu của bất kì ai” và tự coi mình “ là một con chó xồm lớn chuyên canh gác cửa bảo vệ cho hai nữ hoạ sĩ trẻ” Giôn-xi và Xiu.
 
Câu chuyện về cuộc đời yếu đuối và mong manh như chiếc lá giữa cơn phong ba của Giôn-xi đã được cụ Bơ-men tiếp đón bằng sự “khinh bỉ và nhạo báng”. Song bất chấp thái độ của cụ già, căn bệnh của Giôn-xi vẫn không hề thuyên giảm. Và cụ già “nhỏ bé dữ tợn” đã hứa một cách trịnh trọng qua mùi rượi “sặc sụa”: “Một ngày kia tôi sẽ vẽ một tác phẩm kiệt xuất...”.
 
Một ngày mới lại về Giôn-xi “thều thào và ra lệnh” kéo chiếc màn xanh để cô ta nhìn ra ngoài, cho dù Xiu không muốn và phải“ làm theo một cách chán nản”. “Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc là thường xuân bám trên tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây... Chiếc lá vẫn dũng cảm bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”.
 
Hôm sau “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Và Giôn-xi chợt hiểu ra: “Có một cái gì đấy làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cô thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội”. Và hi vọng một ngày nào đó “sẽ được vẽ vịnh Na-plơ” lại trỗi dậy trong cô. Nhựa sống lại lên men, nghị lực mầm sống lại hồi sinh, khiến bác sĩ phải thốt lên: “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã chiến thắng.” Điều gì đã khiến Giôn-xi khoẻ lại? Có thể một phần do thuốc men phát huy có hiệu lực, có thể có một phần do bàn tay chăm sóc chu đáo của Xiu. Hẳn là thế, nhưng bao trùm lên tất cả, cái đã lôi Giôn-xi ra khỏi con đường dần về cõi hư vô là chiếc lá cuối cùng trên bức tường đối diện phòng với họ  “chẳng bao giờ rung rinh và lay động khi gió thổi”, bởi đó là chính kiệt tác của cụ Bơ-men, cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng. Để tạo được tác phẩm kiệt xuất ấy, cụ Bơ-men đã đổi bằng cuộc sống của chính mình. Cụ đã trả lại màu xanh cho chiếc lá vàng úa, trả lại màu hồng cho đôi má người thiếu nữ, xanh xao, trả lại niềm tin nghị lực cho người yếu đuối.
 
Nghệ thuật chân chính mang trong nó chức năng sinh thành và tái tạo. Nó thức dậy niềm tin vào cuộc sống, nó mở đường cho những khát vọng lớn lao, nó chắp cánh cho những ước mơ. Vì thế, hình tượng cụ Bơ-men cho dù chỉ phác hoạ, nhưng vẫn sống mãi trong lòng người đọc bởi cụ đã tạo ra kiệt tác bằng màu xanh hi vọng, bằng chất liệu nhân đạo truyền thống được kết tinh trong tiến trình lịch sử. Chiếc lá cuối cùng trở thành niềm hi vọng hồi sinh.

0