31/05/2017, 12:49

Làm sao nhận biết bệnh gì khi có cảm giác thèm ăn khác thường?

Thèm ăn quá mức bình thường có hai loại do sinh lý và do bệnh lý. Do sinh lý là chỉ cơ thể không có biểu hiện khác thường, do trao đổi chất hưng thịnh, chẳng hạn như lao động thể lực nặng hoặc làm các nghề nghiệp đặc thù hoặc có thai, sinh nở, thể lực tiêu hao nhiều nên cần phải ăn nhiều để bổ ...

Thèm ăn quá mức bình thường có hai loại do sinh lý và do bệnh lý. Do sinh lý là chỉ cơ thể không có biểu hiện khác thường, do trao đổi chất hưng thịnh, chẳng hạn như lao động thể lực nặng hoặc làm các nghề nghiệp đặc thù hoặc có thai, sinh nở, thể lực tiêu hao nhiều nên cần phải ăn nhiều để bổ sung. Ngược lại, thèm ăn quá mức bình thường do một loại bệnh nào đó gây ra thì là do bệnh lý (thường kèm với triệu chứng gầy gò). Trong đó có hai bệnh chức năng sinh lý của tuyến giáp trạng quá mức bình ...

a)   Không thèm ăn

Không thèm ăn có hai loại: do sinh lý và bệnh lý. Do sinh lý là chỉ cơthể không có gì khác thường, chỉ do tinh thần biến động mãnh liệt như phiền muộn, sốt ruột, sợ hãi... ảnh hưởng đến hoạt động của trung khu thức ăn gây ra, Sự không thèm ăn do bệnh lý; do các bệnh dưới đây gây ra:

-     Đột nhiên không muốn ăn uống, miệng nhạt vô vị, mũi tắc chảy nước, bựa lưỡi trắng nhầy, thường do trúng gió bị cảm gây ra.

-     Thường xuyên không thèm ăn, phân lỏng, số lần đại tiện nhiều, ngửi thấy mùi thức ăn là cảm thấy khó chịu, ăn một số thức ăn mỡ ngấy là bị ỉa chảy, đó là do chức năng tiêu hóa ruột và dạ dày suy giảm, cho thấy ruột hoặc dạ dày có bệnh.

-     Đột nhiên không thèm ăn, nhìn thấy thức án là ghét, thấy đồ mỡ ngấy là buồn nôn, cơ thể mệt mỏi buồn ngủ, bụng chân mỏi yếu sức, màu nước tiểu như trà đặc, soi gương phát hiện thấy mắt lòng trắng ngả vàng, cho thấy có thể mắc bệnh viêm gan dạng hoàng đản.

-     Miệng nhạt vô vị, không thèm ăn cho thấy có thể bị bệnh táo bón do thói quen. Đó là do khi bị táo bón vi khuẩn ở đường ruột thối rữa, sinh ra chất có hại, sau khi hấp thự sẽ ảnh hưởng đến chức năng của gan và trung khu thức ăn gây ra.

Ngoài ra, không thèm ăn còn có thể do các loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh về thận và tim,các khối u ác tính như ung thư dạ dày, ung thư ruột gây ra.

Ở tình trạng bình thường, người già hoặc trẻ con không muốn ăn thường là dấu hiệu ban đầu của việc sắp phát bệnh nặng. Nên cảnh giác cao độ, chú ý quan sát chặt chẽ.

b)  Thèm ăn quá mức bình thường

Thèm ăn quá mức bình thường có hai loại do sinh lý và do bệnh lý. Do sinh lý là chỉ cơ thể không có biểu hiện khác thường, do trao đổi chất hưng thịnh, chẳng hạn như lao động thể lực nặng hoặc làm các nghề nghiệp đặc thù hoặc có thai, sinh nở, thể lực tiêu hao nhiều nên cần phải ăn nhiều để bổ sung. Ngược lại, thèm ăn quá mức bình thường do một loại bệnh nào đó gây ra thì là do bệnh lý (thường kèm với triệu chứng gầy gò). Trong đó có hai bệnh chức năng sinh lý của tuyến giáp trạng quá mức bình thường và bệnh đái đường là hay gặp nhất.

Thèm ăn dữ dội, dễ bị đói nhưng cơ thể vẫn gầy gò; nếu kèm theo triệu chứng miệng khát, uống nhiều, đái nhiều thì rất có thể là bị bệnh đái đường.

Nếu thèm ăn quá mức bình thường, thể trọng giảm sút rõ rệt, kèm theo mệt mỏi, yếu ớt, sợ nóng, dễ đổ mồ hôi, dễ kích động, tính tình cáu gắt, mặt thường ửng đỏ, khi soi gương phát hiện thấy tròng mắt lồi ra thì nên cảnh giác với bệnh chức năng của tuyến giáp trạng quá mức bình thường.

Ngoài ra, khi mạch máu não bị xơ cứng động mạch nghiêm trọng cũng có thể làm cho trung khu khâunão sau, nơi khống chế việc hấp thụ thức ăn, bị thiếu máu, thiếu ôxy gây ra thèm ăn quá mức bình thường.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0