06/05/2018, 08:56

Kể về một con chó có nghĩa với chủ – Văn mẫu hay lớp 6

Xem nhanh nội dung Em hãy kể về một con chó có nghĩa với chủ – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Vĩnh Long Nhà tôi có nuôi một con chó vàng. Nó rất khôn và rất có nghĩa. Con chó vàng đã nuôi được mười hai ...

Xem nhanh nội dung

Em hãy kể về một con chó có nghĩa với chủ – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Vĩnh Long

Nhà tôi có nuôi một con chó vàng. Nó rất khôn và rất có nghĩa.

Con chó vàng đã nuôi được mười hai năm. Hồi ông nội tôi mua nó về, nó mới chỉ dứt sữa mẹ nên cứ ủng oẳng sủa cả đêm làm mọi người mất ngủ. Ất là tôi nghe mẹ kể lại như thế chứ lúc ấy tôi cũng vừa mới sinh ra làm sao mà biết và nhớ được. Con chó đã lớn thật nhanh và rất được việc. Bạn ngày nó nằm ngủ lin dim trước thềm nhưng nếu có tiếng chân lạ vào nhà là nó ngẩng ngay lên quan sát rồi sủa lên vài tiếng báo cho người nhà biết.Nó vẫn để mắt người lạ mới vào cho tới khi người nhà ra tiếp đón mới thôi. Ban đêm nó chẳng ngủ mà lùng sục trước sân, sau nhà. Điều đặc biệt là khi ông tôi đi đây thì thế nào nó cũng đi theo như là để làm kẻ bảo vệ. Mà đúng là nó làm nhiệm vụ bảo vệ vì có lần, vào ban đêm nó đã cắn chết một con rắn cạp nong trên đường làng mà chỉ xuýt chút nữa là con rắn bổ vào chân ông tôi để tiêm nọc độc. Có ngày ông tôi phải ra thành phố cách nhà hơn hai chục cây số để mua vật dụng. Ông tôi không thể cho nó cùng leo lên xe đò nên dặn nó là phải ở nhà coi nhà. Nó ngoan ngoãn nghe theo nhưng cứ nằm trước cửa chờ cho đến tận lúc ông tôi trở về nó mới mừng rối rít theo ông tôi vào nhà và lúc đó nó mới ăn phần cơm mà mẹ tôi đã sẻ ra một đĩa sành dành riêng cho nó. Ngày ông tôi bị bệnh phải nằm liệt trên giường nó cũng quanh quẩn bên chân giường, chẳng đi ra ngoài nữa, Khi ông tôi mất, nó nằm cạnh quan tài. Khi mọi người đưa ông tôi ra mộ, nó lủi thủi đi theo và trên đôi mắt buồn rười rượi của nó hình như cũng long lanh nước mắt. Khi việc chôn cất đã xong, mọi người đã ra về hết, nó vẫn nằm phục ở đầu mộ và không về nữa. Ít ngày sau nó chết. Nó chết vì già, vì không ăn uống gì cả hay vì thương nhớ ông tôi? Có lẽ vì cả ba nguyên nhân đó.

Khi nó đã chết rồi, cha tôi đào một cái hố nhỏ gần mộ ông tôi để chôn nó. Không phải chỉ có người trong nhà tôi mà cả làng, ai cũng nói nó là một con chó có nghĩa.

Hãy kể về một con chó có nghĩa với chủ – Bài làm 2

Cách đây bốn năm, lúc em mới học lớp hai, ông ngoại cho một con chó nhỏ khoảng vài tháng tuổi, lông màu nâu sẫm. Em đặt tên cho nó là Lắc-ki.

Lúc trưởng thành, Lắc-ki có thân hình rất đẹp: ngực nở, bụng thon, bốn chân cao và mảnh. Chiếc đầu nhỏ, đôi tai nhọn dựng đứng, cặp mắt tinh nhanh. Chiếc mũi đen ướt đánh hơi rất tài. Đã nhiều lần, nó tấn công và giết chết những con chuột cống đáng ghét dám mò vào bếp ăn vụng.

Lắc-ki thông minh lắm. Dường như nó hiểu được tiếng người, hiểu được ý định của chủ. Vì em chăm sóc Lắc-ki từ nhỏ nên nó gắn bó với em hơn cả. Trừ những lúc đi học, còn ở nhà thì em đi đâu, Lắc-ki cũng theo sát như hình với bóng. Nó rất thích chơi trò kéo co với em và phần thắng bao giờ cũng thuộc về nó. Vì Lắc-ki khỏe như vậy nên em còn đặt thêm cho nó một biệt danh là Lực sĩ.

Ban ngày, Lắc-ki nằm trước thềm nhà, mõm gác lên hai chân trước, mắt lim dim. Nó chẳng ngủ đâu mà đang trông nhà đấy! Một tiếng động nhẹ, một bóng người thoáng qua… nó đứng phắt lên, dỏng tai nghe ngóng. Tiếng sủa của Lắc-ki lớn và vang. Trông bộ dạng của nó lúc giận dữ, kẻ có ý xấu phải lùi xa. Ban đêm, nó ít ngủ, cứ đi loanh quanh để giữ nhà. Có nó, mọi người rất yên tâm.

Ấy thế nhưng đối với người thân, Lắc-ki lại rất hiền. Nó thích bày tỏ tình cảm bằng cách bắt tay, ngoáy tít cái đuôi hay nằm khoanh dưới chân chờ lệnh. Lòng trung thành của Lắc-ki đã để lại trong em một ấn tượng không thể nào quên.

Mùa hè năm ngoái, vào một buổi chiều, bạn Quốc và bạn Tùng rủ em ra kênh tắm. Con kênh mới đào dẫn nước ngọt tưới mát cho cả một vùng. Từ ngày có dòng kênh này, quê em bốn mùa phủ kín một màu xanh của lúa khoai, cây trái…

Chiếc cầu bắc ngang kênh là nơi bọn con trai chúng em tụ tập vui chơi nô đùa hằng ngày. Chiều hôm ấy, chơi chán trò rồng rắn, trò đánh trận giả… cả đám ùa xuống dòng kênh té nước vào nhau và la hét vang trời. Sau đó, chúng em thách nhau bơi thi xem ai giỏi nhất.

Vốn là dân “không sợ nước” và bơi cũng khá, em nhận lời ngay. Sau tiếng hô bắt đầu của cu Tèo, ba “vận động viên” nhảy ùm xuống kênh, trổ tài bơi lội. Chặng đầu tiên, em vượt lên trước Quốc và Tùng cả đoạn dài. Tính hiếu thắng trỗi dậy, em dồn sức bơi thật nhanh để về đích trước.

Nhưng… Ôi! Sao chân trái của em tự nhiên cứng đờ và đau quá thế này! Em đã bị “chuột rút”. Không thể duỗi chân ra bơi tiếp được nữa nên em vội kêu to nhưng càng kêu, nước càng ộc vào miệng nhiều hơn. Em mất thăng bằng, lạng người đi rồi trôi theo dòng nước. Phen này chắc em chết mất!

Trong cơn hoảng hốt, bỗng tay em quờ vào một vật gì đó mềm và ấm. Rồi hình như có ai đó túm chặt lấy quần em, cố lôi đi. Em định thần nhìn lại thì hóa ra là Lắc-ki, chú chó thân yêu. Nó đã dũng cảm lao xuống cứu em trong cơn nguy hiểm. Vừa lúc đó, Quốc và Tùng cũng đã đến kịp thời. Cả ba dìu em vào bờ. Lắc-ki rùng mình rũ nước rồi mừng rỡ chạy quanh em, cất tiếng sủa vang.

Được nghe chuyện chú chó liều mình cứu chủ, ai cũng khen là con chó có nghĩa. Từ hôm ấy em và tất cả những người thân trong gia đình càng yêu quý Lắc-ki hơn.

Em hãy kể về một con chó có nghĩa với chủ – Bài làm 3

Thế giới quanh ta có biết bao điều kỳ diệu. Muôn hiếu một phan những điều kỳ diệu ấy phải có con mắt hết sức tinh tế, một tâm hồn hết sức nhạy cảm. Giấc Lơn đơn (1876 – 1916) với "Tiếng gọi nơi hoang dã" đã hé mở cho ta một điều kỳ diệu ấy: chuyện "con chó Bấc"

Bấc thuộc nòi Xanh ‘Bec-na lai nòi Xcốt – len, nặng một trâm bốn mươi pao, tương đương sáu mươi ba kí rưỡi. Bấc đang sống yên ôn trong nhà thấm phán Mi-lơ thì bị gã làm vườn Ma nu (/II bát cóc, bán đi. Bấc đã qua tay nhiều người, bị bắt làm lụng đốn kiệt sức, bị bỏ đói, bị đánh đập… Giôn Thoóc tơn đã cứu Bấc, chăm lo cho Bấc sông sót. Tình thương của anh dã cảm hóa Bấc. Trong quá trinh phục hồi sức khoẻ cho nó, một tình bạn khắng khít đã nảy sinh giữa nó và Thoóc-tơn.

Vì môi tình sâu sắc đó, sau này Bấc đã cứu anh khỏi chét đuôi, đánh trả Boc-tơn "Đen" và gắng hết sức bình sinh kéo cỏ xe chất nặng một nghìn Pao, vừa cứu danh dự cho anh vừa đem lại cho anh tiền đặt cược những một nghìn sáu trăm đôla.

Người ta nói: con đường đến với trẻ em đi qua con tim. Các nhà dạy thú cùng nói: trước hết, hãy đến với loài vật bằng tình thương. Còn bản năng thú thì sự dạy dỗ sẽ cảm hóa dần. Thoóc-tơn yêu con Bấc như yêu con. Bấc đáp lại bằng tình yêu thương sôi nổi, cuồng nhiệt, thương yêu đến mức tôn thờ. Môi giao hòa tình cảm giữa người và vật được Giắc Lơn-đơn đặc tả qua "ánh mắt ". Đôi mắt Thoóc-tơn tỏa rạng tình cắm tự đáy lòng, tình cảm của Bấc cũng sáng ngời lên qua đôi mắt nó. Mối quan hệ tình cảm giữa nó với chủ đã vượt xa cấp độ phản xạ sinh vật, trở thành một tình bạn sâu sắc, thủy chung. Đến nỗi, đang ngủ, sợ mất Thoóc-tơn, nó " vội vàng dậy … trườn qua giá lạnh, đến tận mép chiếc lều rồi đứng đấy lắng nghe tiếng thở đều

đều của chủ". Phải có một sức hư cấu phi thường mới nghĩ ra chi tiết tuyệt vời đó. Điều ấy cũng lý giải cho chúng ta những lần Bấc xả thân cứu chủ và trả thù cho chủ sau này. Sự xả thân của Bấc vì Thoóc-tơn không phải là điều thường gập trong xã hội loài người.

Có người còn nhận xét rất lạ, là: Cứu vật, vật trả ơn, cứu nhân, nhân trả oán. Chúng ta không muôn nghĩ xấu cho một số người, nhưng quả là quan hệ giữa hai cá thể, con người còn phải học tập con Bấc.

Bóc-tơn "Đen" đánh Thoóc-tơn. Bấc lao vào cứu chủ. Nó hành động nhanh như chớp, mạnh như sét: "… bỗng nghe… một tiếng gầm… Bấc từ nền nhà bay lên lao vút qua không trung nhằm vào cồ họng Bóc-tơn phóng tới…". Trong vụ này. Bóc-tơn sai. Cảnh này, nếu đưa lên màn ảnh, chắc chắn sẽ đón nhận chuỗi cười hả hê của các bạn trẻ.

Cảm động nhất là cảnh Bấc cứu Thoóc-tơn thoát chết đuối. Trên nhánh sông bốn mươi dặm, Thoóc-tơn bị nước cuốn. Bằng trí thông minh, bằng lòng dũng cảm. Bấc đã cứu được chủ, cả hai đều bị thương. Riêng Bấc bị gãy ba xương sườn. Tình thương hình thành lòng dũng cảm. Lòng dũng cảm gợi trí thông minh… Giắc Lơn-đơn đã sáng tạo nên một "tính cách thú" tuyệt vời, một "tính cách loài vật" hiếm có.

Trong văn học, người ta có nhân cách hóa loài vật, cho chúng nếp sống, hành động, suy nghĩ như người. Nhưng đó là chuyện xã hội loài vật với nhau (Ví dụ: "Dế Mèn phiêu lưu kí"). Ở "Tiếng gọi nơi hoang dã", tác giả đã đi sâu phân tích diễn biến tâm lý con vật như diễn biến tâm lý của một con người.

Lơn-đơn đặt Bấc vào xã hội loài người, cho nó ứng xử như một con người thật sự. Khi Giôn Thoóc-tơn mất đi. Bấc trở về đời "hoang dã". Nó không có bạn, như con người không có tri kỷ. Con người không có tri âm thì đập đàn đi (chuyện Bá Nha – Tử Kỳ). Con Bấc mất Thoóc-tơn thì nó từ giã xã hội loài người.

Gấp trang truyện "Tiếng gọi. nơi hoang dã", một cảm nghĩ bàng bạc trong tôi bỗng hiện hình thành nhận thức: Con người là sinh vật siêu đẳng của Tạo hóa. Con người hãy sống cho đẹp hơn.

Kể về con chó có nghĩa với chủ – Bài làm 4

Bên cạnh người, chó và mèo là những kẻ tình nguyện. Nhưng chó đến ở với người vì chó mến người, còn mèo chỉ là đứa thực dụng. 

Đầu tiên mèo mon men đến cái bếp tro ấm của người, rồi hắn tự tiện ngủ một giấc ngon lành trên giường người. Hắn muốn ngủ bao lâu cũng được, chẳng hề bị ai đánh thức bao giờ. Ngủ dậy chẳng thèm rửa mặt, hắn nhảy phóc vào lòng người kêu gừ gừ một cách nũng nịu. Đang ngồi xem TV, chủ đưa tay vuốt ve mèo trong khi mèo lim dim mắt tận hưởng cái hạnh phúc sống bên người. 
Mỗi khi người đi làm về chó chạy ra vẫy đuôi mừng trong khi mèo nằm ưỡn ra phơi nắng bên đầu hè chẳng ngó ngàng gì đến chủ. Chẳng những thế, nếu để hớ hênh, khúc cá để dành cho chủ cũng sẽ bị mèo tha di mất. Cứ tưởng mèo dịu dàng quý phái, khi nhìn thấy mèo đảo mắt nhìn quanh rồi nhanh nhẹn đưa chân hất lồng bàn, chớp lấy khúc cá chiên chạy mất mới thấy mèo nhanh nhẹn, gian manh lắm. 

Vậy sao mèo vẫn được người thương và đối xử ngang với chó. Mèo hư mà vẫn được cưng vì mèo….đẹp và ít nói. Người ta không thể xua đuổi một bóng dáng yêu kiều đến thế. 

Rồi một hôm theo tiếng gọi của tình yêu, mèo bỏ người đi mất. Bên cạnh mèo phản bội, chó sống thật nghĩa tình. 

Cách đây nhiều năm, gia đình tôi có nuôi một con chó đặt tên là Jim. Jim rất đáng yêu. Suốt ngày Jim quanh quẩn chơi đùa với các con tôi chứ không thèm chơi với…chó. Jim không nói được nhưng có đôi mắt làm lay động lòng người. Khi có lỗi nó cụp tai, mắt nhìn lem lét. Khi chủ đi khỏi nhà mà không cho nó đi theo, nó đứng ở đầu hè mắt nhìn ngấn lệ. Khi vui nó nhảy tung tăng, lăn tròn trên bãi cỏ xanh y như một đứa bé.Giao thừa năm ấy trong hàng tràng tiến pháo nổ chát chúa, tìm thấy Jim sợ hãi nằm mẹp dưới gậm giường tôi thấy thương quá. Điều làm tôi xúc động nơi Jim không phải vì Jim lặng lẽ sống bên chúng tôi khi vui, khi buồn, bữa đói bữa no mà vì Jim đã sợ chết y như một đứa trẻ.Cho nên chúng tôi vô cùng đau đớn khi Jim bị bọn trộm chó bắt mất. 

Con Jim của chúng tôi đã phải chết một cách đau đớn vì cái ác của loài người ngay trong thời bình.Không biết đến bao giờ ở đất nước này lòng nhẫn tâm cũng sẽ bị trừng phạt. 

Thu Thủy (Tổng hợp)

Từ khóa tìm kiếm

0