13/01/2018, 16:27

Kể về một con chó có nghĩa với chủ – Văn hay lớp 6

Kể về một con chó có nghĩa với chủ – Văn hay lớp 6 Kể về một con chó có nghĩa với chủ – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Ninh Bình Cách đây bốn năm, lúc em mới học lớp hai, ông ngoại cho một con chó nhỏ khoảng vài tháng tuổi, lông màu nâu sẫm. Em đặt tên cho nó là ...

Kể về một con chó có nghĩa với chủ – Văn hay lớp 6

Kể về một con chó có nghĩa với chủ – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Ninh Bình

Cách đây bốn năm, lúc em mới học lớp hai, ông ngoại cho một con chó nhỏ khoảng vài tháng tuổi, lông màu nâu sẫm. Em đặt tên cho nó là Lắc-ki.

Lúc trưởng thành, Lắc-ki có thân hình rất đẹp: ngực nở, bụng thon, bốn chân cao và mảnh. Chiếc đầu nhỏ, đôi tai nhọn dựng đứng, cặp mắt tinh nhanh. Chiếc mũi đen ướt đánh hơi rất tài. Đã nhiều lần, nó tấn công và giết chết những con chuột cống đáng ghét dám mò vào bếp ăn vụng.

Lắc-ki thông minh lắm. Dường như nó hiểu được tiếng người, hiểu được ý định của chủ. Vì em chăm sóc Lắc-ki từ nhỏ nên nó gắn bó với em hơn cả. Trừ những lúc đi học, còn ở nhà thì em đi đâu, Lắc-ki cũng theo sát như hình với bóng. Nó rất thích chơi trò kéo co với em và phần thắng bao giờ cũng thuộc về nó. Vì Lắc-ki khỏe như vậy nên em còn đặt thêm cho nó một biệt danh là Lực sĩ.

Ban ngày, Lắc-ki nằm trước thềm nhà, mõm gác lên hai chân trước, mắt lim dim. Nó chẳng ngủ đâu mà đang trông nhà đấy! Một tiếng động nhẹ, một bóng người thoáng qua… nó đứng phắt lên, dỏng tai nghe ngóng. Tiếng sủa của Lắc-ki lớn và vang. Trông bộ dạng của nó lúc giận dữ, kẻ có ý xấu phải lùi xa. Ban đêm, nó ít ngủ, cứ đi loanh quanh để giữ nhà. Có nó, mọi người rất yên tâm.

Ấy thế nhưng đối với người thân, Lắc-ki lại rất hiền. Nó thích bày tỏ tình cảm bằng cách bắt tay, ngoáy tít cái đuôi hay nằm khoanh dưới chân chờ lệnh. Lòng trung thành của Lắc-ki đã để lại trong em một ấn tượng không thể nào quên.

Mùa hè năm ngoái, vào một buổi chiều, bạn Quốc và bạn Tùng rủ em ra kênh tắm. Con kênh mới đào dẫn nước ngọt tưới mát cho cả một vùng. Từ ngày có dòng kênh này, quê em bốn mùa phủ kín một màu xanh của lúa khoai, cây trái…

Chiếc cầu bắc ngang kênh là nơi bọn con trai chúng em tụ tập vui chơi nô đùa hằng ngày. Chiều hôm ấy, chơi chán trò rồng rắn, trò đánh trận giả… cả đám ùa xuống dòng kênh té nước vào nhau và la hét vang trời. Sau đó, chúng em thách nhau bơi thi xem ai giỏi nhất.

Vốn là dân “không sợ nước” và bơi cũng khá, em nhận lời ngay. Sau tiếng hô bắt đầu của cu Tèo, ba “vận động viên” nhảy ùm xuống kênh, trổ tài bơi lội. Chặng đầu tiên, em vượt lên trước Quốc và Tùng cả đoạn dài. Tính hiếu thắng trỗi dậy, em dồn sức bơi thật nhanh để về đích trước.

Nhưng… Ôi! Sao chân trái của em tự nhiên cứng đờ và đau quá thế này! Em đã bị “chuột rút”. Không thể duỗi chân ra bơi tiếp được nữa nên em vội kêu to nhưng càng kêu, nước càng ộc vào miệng nhiều hơn. Em mất thăng bằng, lạng người đi rồi trôi theo dòng nước. Phen này chắc em chết mất!

Trong cơn hoảng hốt, bỗng tay em quờ vào một vật gì đó mềm và ấm. Rồi hình như có ai đó túm chặt lấy quần em, cố lôi đi. Em định thần nhìn lại thì hóa ra là Lắc-ki, chú chó thân yêu. Nó đã dũng cảm lao xuống cứu em trong cơn nguy hiểm. Vừa lúc đó, Quốc và Tùng cũng đã đến kịp thời. Cả ba dìu em vào bờ. Lắc-ki rùng mình rũ nước rồi mừng rỡ chạy quanh em, cất tiếng sủa vang.

Được nghe chuyện chú chó liều mình cứu chủ, ai cũng khen là con chó có nghĩa. Từ hôm ấy em và tất cả những người thân trong gia đình càng yêu quý Lắc-ki hơn.

Kể về một con chó có nghĩa với chủ – Bài làm số 2

Thế giới quanh ta có biết bao điều kỳ diệu. Muôn hiếu một phan những điều kỳ diệu ấy phải có con mắt hết sức tinh tế, một tâm hồn hết sức nhạy cảm. Giấc Lơn đơn (1876 – 1916) với "Tiếng gọi nơi hoang dã" đã hé mở cho ta một điều kỳ diệu ấy: chuyện "con chó Bấc"

Bấc thuộc nòi Xanh ‘Bec-na lai nòi Xcốt – len, nặng một trâm bốn mươi pao, tương đương sáu mươi ba kí rưỡi. Bấc đang sống yên ôn trong nhà thấm phán Mi-lơ thì bị gã làm vườn Ma nu (/II bát cóc, bán đi. Bấc đã qua tay nhiều người, bị bắt làm lụng đốn kiệt sức, bị bỏ đói, bị đánh đập… Giôn Thoóc tơn đã cứu Bấc, chăm lo cho Bấc sông sót. Tình thương của anh dã cảm hóa Bấc. Trong quá trinh phục hồi sức khoẻ cho nó, một tình bạn khắng khít đã nảy sinh giữa nó và Thoóc-tơn.

Vì môi tình sâu sắc đó, sau này Bấc đã cứu anh khỏi chét đuôi, đánh trả Boc-tơn "Đen" và gắng hết sức bình sinh kéo cỏ xe chất nặng một nghìn Pao, vừa cứu danh dự cho anh vừa đem lại cho anh tiền đặt cược những một nghìn sáu trăm đôla.

Người ta nói: con đường đến với trẻ em đi qua con tim. Các nhà dạy thú cùng nói: trước hết, hãy đến với loài vật bằng tình thương. Còn bản năng thú thì sự dạy dỗ sẽ cảm hóa dần. Thoóc-tơn yêu con Bấc như yêu con. Bấc đáp lại bằng tình yêu thương sôi nổi, cuồng nhiệt, thương yêu đến mức tôn thờ. Môi giao hòa tình cảm giữa người và vật được Giắc Lơn-đơn đặc tả qua "ánh mắt ". Đôi mắt Thoóc-tơn tỏa rạng tình cắm tự đáy lòng, tình cảm của Bấc cũng sáng ngời lên qua đôi mắt nó. Mối quan hệ tình cảm giữa nó với chủ đã vượt xa cấp độ phản xạ sinh vật, trở thành một tình bạn sâu sắc, thủy chung. Đến nỗi, đang ngủ, sợ mất Thoóc-tơn, nó " vội vàng dậy… trườn qua giá lạnh, đến tận mép chiếc lều rồi đứng đấy lắng nghe tiếng thở đều

đều của chủ". Phải có một sức hư cấu phi thường mới nghĩ ra chi tiết tuyệt vời đó. Điều ấy cũng lý giải cho chúng ta những lần Bấc xả thân cứu chủ và trả thù cho chủ sau này. Sự xả thân của Bấc vì Thoóc-tơn không phải là điều thường gập trong xã hội loài người.

Có người còn nhận xét rất lạ, là: Cứu vật, vật trả ơn, cứu nhân, nhân trả oán. Chúng ta không muôn nghĩ xấu cho một số người, nhưng quả là quan hệ giữa hai cá thể, con người còn phải học tập con Bấc.

Bóc-tơn "Đen" đánh Thoóc-tơn. Bấc lao vào cứu chủ. Nó hành động nhanh như chớp, mạnh như sét: "… bỗng nghe… một tiếng gầm… Bấc từ nền nhà bay lên lao vút qua không trung nhằm vào cồ họng Bóc-tơn phóng tới…". Trong vụ này. Bóc-tơn sai. Cảnh này, nếu đưa lên màn ảnh, chắc chắn sẽ đón nhận chuỗi cười hả hê của các bạn trẻ.

Cảm động nhất là cảnh Bấc cứu Thoóc-tơn thoát chết đuối. Trên nhánh sông bốn mươi dặm, Thoóc-tơn bị nước cuốn. Bằng trí thông minh, bằng lòng dũng cảm. Bấc đã cứu được chủ, cả hai đều bị thương. Riêng Bấc bị gãy ba xương sườn. Tình thương hình thành lòng dũng cảm. Lòng dũng cảm gợi trí thông minh… Giắc Lơn-đơn đã sáng tạo nên một "tính cách thú" tuyệt vời, một "tính cách loài vật" hiếm có.

Trong văn học, người ta có nhân cách hóa loài vật, cho chúng nếp sống, hành động, suy nghĩ như người. Nhưng đó là chuyện xã hội loài vật với nhau (Ví dụ: "Dế Mèn phiêu lưu kí"). Ở "Tiếng gọi nơi hoang dã", tác giả đã đi sâu phân tích diễn biến tâm lý con vật như diễn biến tâm lý của một con người.

Lơn-đơn đặt Bấc vào xã hội loài người, cho nó ứng xử như một con người thật sự. Khi Giôn Thoóc-tơn mất đi. Bấc trở về đời "hoang dã". Nó không có bạn, như con người không có tri kỷ. Con người không có tri âm thì đập đàn đi (chuyện Bá Nha – Tử Kỳ). Con Bấc mất Thoóc-tơn thì nó từ giã xã hội loài người.

Gấp trang truyện "Tiếng gọi. nơi hoang dã", một cảm nghĩ bàng bạc trong tôi bỗng hiện hình thành nhận thức: Con người là sinh vật siêu đẳng của Tạo hóa. Con người hãy sống cho đẹp hơn.

Kể về một con chó có nghĩa với chủ – Bài làm số 3

Chú Cún của tôi giờ đã được bốn tuổi, lông trắng muốt, hơi xù trông rất đáng yêu. Bố tôi mua nó về vừa để nó giữ nhà, vừa để cho tôi có bầu có bạn.

Năm tôi 12 tuổi, nó còn bé nhỏ nên tôi gọi là “Cún Con”. Tôi là một cô bé rất yêu loài vật, nên tôi coi “Cún Con ” như một người bạn nhỏ vô cùng yêu thương, quý mến. Tôi luôn tự cho mình là một cô chủ tốt bụng, phải lo cho người bạn nhỏ một cách tận tình chu đáo. Tôi săn sóc Cún từ việc cho ăn những món ngon, đến tắm rửa, chải lông, nô đùa với Cún. “Cún Con ” rất quấn tôi. Ngày nào cũng vậy, lúc tôi đi học về là nó chạy ra ngõ, mồm rít lên như reo mừng, hai chân trước ôm chặt lấy tôi, dụi đầu vào chân, vào tay tôi. Có lúc, nó giả vờ cắn vào tay tôi; tôi biết là nó cắn yêu nên túm lấy đầu, lấy tai Cún. Lúc tôi ngồi học, nó nằm ở quanh chân, đôi tai vểnh lên nghe ngóng, cặp mắt lim dim theo dõi mọi cử động của tôi. “Cún Con ” vẫn theo tôi đi dạo chơi, đi thăm vườn.

Những buổi chiều chủ nhật, tôi thường dắt “Cún Con” đi dạo chơi trên đường phố. Dây xích buộc vào cổ, tôi đi trước, dắt Cún theo sau. Cún vô cùng vui sướng, lúc chạy lên, lúc vòng trái, lúc vòng phải. Nó nghiêng đầu, ngước mắt khi nhìn những khóm hoa, những bóng người đi lại; dạo chơi trong công viên. Những buổi dạo chơi ấy, tình bạn của tôi với “Cún Con ” càng trở nên đằm thắm, nồng hậu.

Nhưng, môt hôm, tôi đưa Cún ra công viên chơi. Vì mải mê xem chuồng thú, tôi đã buộc “Cún Con” vào một gốc cây phượng đang nở hoa. Có nhiều con thú mới lạ, nhiều loài chim đẹp mới được đưa về nuôi trong vườn thú. Tôi cứ say mê ngắm nhìn. Đến lúc quay lại thì “Cún Con” đã mất bóng từ bao giờ! Tôi hoảng lên. Tôi chạy khắp công viên tìm kiếm. Tìm mãi mà chẳng thấy. Tôi buồn như kẻ mất hồn. Đến tối mịt, tôi mới lững thững trở về một mình. Tôi vừa đi vừa khóc thút thít.

Tối hôm ấy, tôi cứ nằm thao thức, thương nhớ “Cún Con Mẹ tôi bảo: “Cún Con đã bị kẻ gian bắt mất rồi! Thương con chó tinh khôn và ngoan ngoãn quá!”. Cả ngày hôm sau, tôi cứ ngơ ngẩn cả tâm hồn. Ngồi trong lớp học, nhưng lúc nào tôi cũng nghĩ đến “Cún Con”.

Thật kì lạ, ba ngày hôm sau, một đêm mưa gió não nùng, tôi đang nằm thao thức, chợt nghe tiếng rên ư ử từ ngoài sận vọng vào. Bố tôi gọi: “Nhật ơi! Cún Con đã về”. Người nó ướt như chuột lột. Nó nhảy lên mừng rỡ, ôm chặt lấy tôi. Tôi vô cùng sung sướng chạy xuống bếp lấy cơm cho Cún ăn. Dưới ánh đèn, tôi bồi hồi ngắm nhìn người bạn nhỏ vừa thoát nạn trở về…

Hồng Loan tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm:

  • câu chuyện về một con chó có nghĩa với chủ
  • kể một con chó có nghĩ với chủ
  • em hãy kể về mổt con chó có nghĩa với chủ
  • hay ke ve mot chu cho co nghia voi chu
  • kể về một con chó có nghĩa với chủ

Bài viết liên quan

  • Tả con chó nhà em – Văn hay lớp 2
  • Tả một bạn học của em – Văn hay lớp 5
  • Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu – Văn hay lớp 6
  • Viết một đoạn văn ngắn nói về ông, bà hoặc một người thân của em – Văn hay lớp 2
  • Tả bà nội kính yêu của em – Văn hay lớp 6
  • Tả một người thân yêu và gần gũi nhất với em (Tả chị gái) – Văn hay lớp 6
  • Tôi thấy mình đã khôn lớn – Văn hay lớp 8
  • Tả một em bé – Văn hay lớp 6
0