25/05/2017, 12:10

Kể một kỉ niệm về thầy cô giáo của em – Văn mẫu lớp 7

Đánh giá bài viết Kể một kỉ niệm về thầy cô giáo của em – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An Gia đình em theo bố chuyển ra thị xã đã gần hai năm. Hôm nay, em mới có dịp về thăm quê. Vừa lên xe, em đã nhận ra cô Nga, cô giáo chủ nhiệm lớp 5A mà em rất quý mến. Em khoanh tay ...

Đánh giá bài viết Kể một kỉ niệm về thầy cô giáo của em – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An Gia đình em theo bố chuyển ra thị xã đã gần hai năm. Hôm nay, em mới có dịp về thăm quê. Vừa lên xe, em đã nhận ra cô Nga, cô giáo chủ nhiệm lớp 5A mà em rất quý mến. Em khoanh tay lễ phép chào cô. Cô mỉm cười kéo em ngồi xuống ghế bên cạnh và ân cần hỏi thăm tình hình học tập và ...

Kể một kỉ niệm về thầy cô giáo của em – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An

Gia đình em theo bố chuyển ra thị xã đã gần hai năm. Hôm nay, em mới có dịp về thăm quê. Vừa lên xe, em đã nhận ra cô Nga, cô giáo chủ nhiệm lớp 5A mà em rất quý mến. Em khoanh tay lễ phép chào cô. Cô mỉm cười kéo em ngồi xuống ghế bên cạnh và ân cần hỏi thăm tình hình học tập và sinh hoạt của em. Gặp cô, em mừng lắm. Bao nhiêu kỉ niệm tốt đẹp về quê lại trỗi dậy trong kí ức em…

   Hồi ấy, quê em còn nghèo. Đường làng lồi lõm, quanh co, sau mỗi cơn mưa, đất nhão thành bùn dính bết vào chân, đi lại rất khó khăn. Dân làng làm việc quần quật suốt ngày ngoài đồng, quanh năm vất vả. Trẻ em mới lên chín, lên mười đã phải phụ giúp cha mẹ những việc nhỏ như chăn trâu, cắt cỏ…

   Sáng sáng, em đi học cùng bạn Lâm. Nhà bạn ấy cách nhà em một xóm. Hôm đó, chờ mãi không thấy Lâm đến rủ, em đành tới trường một mình. Suốt mấy ngày mưa phùn lây rây, không khí ẩm ướt và lạnh thấu xương. Bầu trời xám xịt, mặt trời bị che khuất sau những đám mây dày sũng nước. Đến lớp, em thấy bạn nào cũng co ro vì lạnh, chân tay, quần áo lấm nhem bùn đất. Cô Nga nhìn chúng em với ánh mắt ái ngại và thương cảm. Cô khen chúng em chịu khó, chăm học, rồi cô bắt đầu giảng bài như thường lệ. Chúng em say mê nghe, quên cả trời mưa lạnh.

   Giờ chơi, các bạn ùa ra hành lang, túm năm tụm ba chuyện trò vui vẻ. Em chợt nhớ tới Lâm và định bụng tan học sẽ ghé thăm xem bạn ấy vì sao mà nghỉ học.

   Buổi trưa, ăn cơm xong, nghĩ tới đoạn đường đến nhà Lâm, em ngại quá! Em chui tọt vào chăn rồi ngủ quên mất. Mãi đến tối, em lấy hết can đảm dấn bước trên con đường trơn trượt để đến nhà Lâm. Em ngạc nhiên khi thấy bên ngọn đèn dầu, cô Nga đang giảng bài và hướng dẫn Lâm làm Toán. Lâm quàng chiếc khăn kín cổ mặt đỏ bừng như người đang sốt. Nhìn cảnh ấy, lòng em xao xuyến bối rối. Em thương Lâm và kính phục cô bao nhiêu thì lại tự trách mình bấy nhiêu. Lẽ ra tan học, em phải đến với Lâm ngay để giúp bạn ấy chép bài, làm bài mới đúng. Em thật có lỗi với bạn Lâm và cô giáo.

   Dường như nhận ra vẻ bối rối của em, cô Nga tươi cười bảo: "Đạt tới thăm Lâm đấy ư? Tốt lắm! Cô và hai em cùng giải mấy bài Toán khó này nhé!". Thế rồi cô tiếp tục hướng dẫn cặn kẽ cho tới lúc bạn Lâm tự làm được bài.

   Mẹ Lâm nói với em: "Chiều qua, Lâm ra đồng giúp bác nhổ cổ lúa nên bị cảm. Đêm nó sốt cao quá nên sáng nay phải nghỉ học. Nó mong cháu mãi đấy!". Nghe bác nói, em càng ân hận và trách mình sao quá vô tình.

   Chín giờ khuya, cô Nga cùng em trở về trên con đường lầy lội. Lúc chia tay, cô dặn em: "Nếu mai Lâm chưa đi học được thì Đạt tới chép bài cho Lâm nhé! Bạn bè phải giúp đỡ nhau lúc khó khăn, em ạ!". Em tần ngần đứng nhìn theo anh đèn pin xa dần mà lòng dâng lên niềm kính phục và quý mến cô vô hạn.

   Gần hai năm sống và học tập trong ngôi trường mới, em luôn nhớ đến những ngày thơ ấu dưới mái trường làng với bao kỉ niệm khó quên về thầy cô và bạn bè thân yêu. Mái trường đơn sơ nơi quê nghèo nhưng ấm áp tình người.

Kể một kỉ niệm về thầy cô giáo của em – Bài làm 2

Tôi cầm trên tay tấm hình chụp toàn lớp cũ của mình hồi còn học lớp dưới. Tất cả bọn tôi lúc đó, đứa nào đứa nấy trông thật ngộ nghĩnh, thật buồn cười. Trong ảnh, cô giáo chủ nhiệm để tay lên vai tôi. Cô cười hiền hậu. Cô như người mẹ hiền của tất cả chúng tôi. Tự nhiên, những kỉ niệm cũ về cô giáo lại trỗi dậy trong tôi bồi hồi, xúc động.

Cô giáo tôi có thói quen là cứ đến cuối học kì, hoặc cuối năm học lại đề nghị chúng tôi viết vào một tờ giấy nhỏ những ý nghĩ và nhận xét của mình về cô giáo. Việc làm ấy – chúng tôi làm khá đều đặn vì cô làm chủ nhiệm lớp tôi đã ba năm. Thường lũ học trò chúng tôi không hiểu hết ý định của cô giáo, mặt khác lại sợ cô nên chúng tôi đứa nào cũng viết toàn những lời đẹp đẽ về cô giáo mình.

Lần ấy, chúng tôi lại được cô giáo cho viết những lời nhận xét như thường lệ. Tôi tranh thủ viết ngay trong giờ Địa. Tôi nghĩ mãi, cuối cùng đã mạnh dạn viết:

“Em không buồn vì điểm 1 cô cho, mà em buồn vì em không học bài nên để cô giận. Mẹ em ốm nặng quá, em phải thức suốt đêm chăm sóc mẹ. Em đã tự hứa sáng mai sẽ dậy sớm để học, nhưng mệt quá lại ngủ quên. Cô ơi, nếu cô biết mẹ em ốm nặng thế nào thì chắc cô không cho em điểm 1 đâu… ”.

Viết rồi, tôi ngồi thẫn thờ xem có nên gửi hay không. Bỗng một giọng nói làm tôi giật mình:

–     Em viết gì thế? Đưa đầy thầy xem nào.

Thầy giáo dạy Địa cầm tờ giấy lên và đọc. Mặt thầy đỏ bừng. Thầy nói:

–     Lát nữa em lên văn phòng gặp cô chủ nhiệm.

Đến giờ ra chơi tôi theo thầy lên văn phòng. Gặp cô chủ nhiệm, thầy nói:

–     Chị xem học sinh của chị nói xâu chị đây này. Học trò như vậy thì thật là khó dạy.

Thầy đưa tờ giấy của tôi cho cô xem. Nước mất tôi cứ trào ra. Cô giáo chủ nhiệm cầm tờ giấy đọc chăm chú. Sau đó cô bước lại bên tôi, nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi òa lên khóc nức nở. Cô nói:

–     Có gì đâu em, đừng khóc, các bạn cười cho đấy.

Chiều đó, cô đến thăm mẹ tôi. Cô và tôi làm bếp nấu cháo cho mẹ. Cô như có điều gì vui lắm. Thỉnh thoảng cô lại vuốt tóc tôi. Khi cô về, tôi tiễn cô ra cổng. Cô nắm tay tôi rồi nói:

–     Cô cảm ơn, mai em học bài đi, cô sẽ kiểm tra lại, em nhé!

Tôi nhìn theo hút cái bóng mảnh mai, hiền hậu của cô đang khuất dần sau bụi tre, lòng đầy xúc động.

Kỉ niệm mà tôi nhớ nhất về cô giáo của mình là như thế đấy.

Kể một kỉ niệm về thầy cô giáo của em – Bài làm 3

Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Tú là người mẹ hiền thứ hai của em. Chồng cô là liệt sĩ; một mình cô nuôi dạy hai người con, chị Hảo và anh Vinh, nay đã trưởng thành: một người là kĩ sư đóng tàu, một người là bác sĩ. Với em, cô coi như con gái út ít. Em mồ côi bố, mẹ đã đi bước nữa. Lâu lâu mẹ mới về thăm. Đầu năm học, mẹ cho một ít tiền, cuối năm mẹ mua cho bộ quần áo mới. Em ở với hà ngoại, công nhân quốc phòng về hưu. Trước kia, hai hà cháu sống trong một ngôi nhà cũ kì, nền đất, một góc nhà bị dột. Từ năm 2000, hai bà cháu được ở trong ngôi nhà tình nghĩa ba gian, tường xây, lợp ngói đỏ, nền nhà xi măng bóng mượt. Nhiều người cho biết là cô Tú, đại hiểu Hội đồng nhân dân xã dã tích cực vận động cho hai bà cháu em được tặng ngôi nhà tình nghĩa này.

Em nhỏ bé nhất, hay bị các bạn bắt nạt. Khi học lớp Một, lớp Hai, em chỉ biết khóc. Cô nói với cả lớp, nói rất nghiêm: “Em Hải là cháu của cô. Từ rày trở đi, bạn nào còn bắt nạt Hải là cô phạt nặng. Em Huân, em Cờn, em Hoạch… đã nhớ chưa ?

Biết em nhà nghèo và cô đơn, những ngày mưa gió, cô đưa em về nhà nuôi và dạy em học thêm. Gặp bà em, cô nói: “Cụ đừng ngại. Chúng tôi coi cháu như con…”. Nhờ cô bồi dưỡng mà năm lớp Ba, lớp Bốn, em đều đạt học sinh giỏi. thi vở sạch, chữ đẹp được giải Nhất toàn trường, được giải Nhì về môn Tiếng Việt toàn huyện.

Cái áo len màu xanh dài tay, cái mũ vải của em đội hiện nay là của cô mua cho. Lần em lên sởi, cô và chị Hải bác sĩ đã đưa em lên bệnh viện chữa chạy, chăm sóc. Toàn bộ viện phí, cô đều cho hết. Lần cô bị ốm, em đến thăm, em ôm lấy cô, khóc và nói: “Con sợ mẹ Tú chết mất thôi. Mẹ chết con ở với ai?”. Nước mắt cô chảy ra. Em mang đến 2 quả cam làm quà, cô nhận và nói: “Hải ngoan lắm ! Mẹ thương con”. Những chiều chủ nhật đến thăm cô, được cô sai ra vườn hái lá chanh, lá bưởi, lá hương nhu đem vào nấu lên làm nước gội đầu, kỉ niệm êm đềm ấy, em nhớ mãi.

Hè năm 2004, cô giáo Tú về hưu. Lên lớp 5, em học với thầy Đại, thầy Đại cũng quý em lắm. Thế nhưng, có nhiều lúc ngồi học trong lớp, em cứ nghĩ vẩn vơ. Chiều thứ 5, thứ 7 tuần nào, em cũng đến thăm cô. Lúc ra về, có hôm cô nhẹ nhàng vuốt mái tóc em và nói: “Tóc con gái của mẹ dạo này xanh đen hơn. Không còn đỏ quạch như năm ngoái nữa…”. Mẹ cười nói, nước mắt chảy ra..

Đó là một vài kỉ niệm về “người mẹ thứ hai” mà em không bao giờ quên. Còn nhiều kỉ niệm sâu sắc lắm.

0