13/01/2018, 10:49

Kể lại sự việc làm em nhớ mãi – Văn hay lớp 7

Kể lại sự việc làm em nhớ mãi – Văn hay lớp 7 Kể lại sự việc làm em nhớ mãi – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Kiên Giang "Trong đợt thi đua chào mừng ngày 26 tháng 3, lớp dẫn đầu phong trào thì đua là lớp..' – Thầy hiệu trưởng chợt dừng lại làm tôi thêm hồi ...

Kể lại sự việc làm em nhớ mãi – Văn hay lớp 7

Kể lại sự việc làm em nhớ mãi – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Kiên Giang

"Trong đợt thi đua chào mừng ngày 26 tháng 3, lớp dẫn đầu phong trào thì đua là lớp..' – Thầy hiệu trưởng chợt dừng lại làm tôi thêm hồi hộp…" lớp 7 Văn'. Dường như chỉ chờ có thế, cả lớp tôi reo lên sung sướng. Mai công chúa thích chí thoi cho Hùng một quả. Cậu chàng nhăn mặt nhưng ngay sau đó lại toét miệng đến tận mang tai. Cả trường nhìn chúng tôi ngưỡng mộ và ghen tị. Đối với tôi ngoài niềm vui đó, tôi còn niềm vui nữa là lớp tôi vừa thoát khỏi “cơn sóng gió" đáng nhớ.

Lớp tôi  là lớp chuyên Văn, do đó sĩ số lớp là 37 thì có đến 30 là nữ. Bọn chúng tôi  thành "của hiếm" tròng vương quốc này. Mặc dù vậy, số lượng quá "khiêm tốn" của chúng tôi thường bị bắt nạt. Tôi nguyên là một lớp phó lao động, chức tước có vẻ khá nhất trong bọn. Vậy mà khi đối diện với chị em, mặt tôi cứ đỏ như mặt trời, ăn nói lắp bắp chẳng làm nên trò trống gì. Tướng vậy, quân còn khôn đốn hơn.

Vậy là được thế cho chị em lên mặt. Thật là hết chỗ nói, ngoài giờ học "chị em' túm lại từng nhóm để thảo luận. Họ thảo luận sôi nổi lắm, đề tài chăng có gì ngoài thời trang, phim ảnh. Có hôm cái Lan "ủy mị” khóc suốt buổi vì anh chàng Tom Cuise cưới vợ. Đó là yếu tố đề tình hình học tập giảm sút. Họ còn hay ăn quà. Quả là con gái lớp "ăn" có khác. Buổi học nào cùng rúc rích ăn như "mỏ khoét", Nói như vậy bạn lại cho tôi là vạch áo cho người xem lưng. Chúng tôi cũng đã góp ý nhưng chị em có thấu vào đâu! Sắp đến ngày 26 – 3 rồi, tình hình nguy mất. Bọn con trai lớp tôi đứa nào đứa nấy chuẩn bị sắm một "cái mo” để mà che mặt trong buổi chào cờ.

May thay, bọn con gái lớp tôi hồi này tự nhiên đổi khác, không còn rúc rích ăn quà như trước nữa, ít nói chuyện trong lớp hơn, thuộc bài cũ nhiều hơn, các ý kiến xây dựng bài khá hơn, có ý kiên còn được các thầy cô khen nữa là khác. Có lẽ “chúng nó" đã tỉnh ngộ ra rồi. Điểm giờ học của chúng tôi cao dần lên. Giờ kiểm tra bọn con gái không còn phải "nối mạng toàn cầu" nữa, lên bàng trả lời đâu vào đó cứ như là có phép màu. Điều làm chúng tôi há lòng há dạ là chúng ăn nói lễ độ hơn trước và tỏ ra biết tôn trọng các "tiểu trượng phu ". Và dĩ nhiên học hành như vậy thì các thầy cô tiếc gì mà không hạ bút cho chúng tôi điếm 10,

Chúng tôi dẫn đầu trường trong đợt thi đua, những chiếc mo bị quẳng vào sọt rác, chẳng cần nói nhưng tôi cùng vênh lắm. Sau chiến thắng mang tính chất toàn trường này tôi mới hiêu rằng: bọn con gái lớp tôi đã họp nhau thảo luận ra một kế hoạch (chác là dài lắm) để chấn chính hàng ngũ. Nó có hiệu lực thật. Nếu muốn biết kĩ thêm về kế hoạch đó thì xin mời bạn đến hỏi tác gia của nó. Đảm bảo bạn không bước chân ra khỏi lớp tôi được.

Tôi đang miên man suy nghĩ, bỗng vang lên một tiếng "hét":

– Cả lớp. Tiếng cái Oanh lớp trưởng nghe thật chói (con gái gì mà cứ như trăn lửa ấy) nhưng lại cũng rất đáng yêu.

– Cả lớp ngày mai đi lao động.  

Còn chần chừ gì nữa mà tôi không hét toáng theo cùng cả lớp: "Đồng ý!"    

Kể lại sự việc làm em nhớ mãi – Bài làm số 2

Tuần trước, trường em phát động phong trào học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người đánh mất.

Vào trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chầm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc lâu sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết mình đã đánh rơi. Mà nếu biết, chắc giờ này đang loay hoay tìm kiếm trên những đoạn đường đã qua. Người ấy là ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú cồng nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi đựng những gì? Thế nào lại chẳng có tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc? Bao câu hỏi cứ dồn dập hiện lên trong suy nghĩ của em. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Những người chạy xe máy hay xe đạp trên đường không mootjai chú ý tới em đang lơ ngơ với chiếc cặp trên vai và chiếc túi lạ trên tay.

Em nghĩ ngợi, phân vân mãi là trả hay không trả. Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, am thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Bỗng dưng, tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động như văng vẳng đâu đây: "Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hồ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi… ".

 Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!

Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.

Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vưẻ, chỉ có một chú trực ban. Thấy em, ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:

   – Có chuyện chi đó cháu?

   – Dạ thưa chứ… cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người bị mất ạ!

   Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:

   – Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu mình xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.

Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai triệu tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ và biên bản rồi yêu cầu em ghi tên và địa chỉ xuống phía dưới. Có tên tuổi, địa chỉ của người đánh mất, các chú công an sẽ thuận lợi trong việc trả lại chiếc túi.

Sáng thứ hai tuần sau đó, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ. Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cảm ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vở hoặc đồ chơi nhưng em kiên quyết từ chối.

Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui vui.

Kể lại sự việc làm em nhớ mãi – Bài làm số 3

Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào hòng mẹ tha thiết như dòng suối hiền, ngọt ngào…

Thật vậy, không có gì cao quý, thiêng liêng bằng tình yêu của mẹ. Dù là bể rộng non cao cũng khó sánh bàng tấm lòng mênh mông mà sâu thẳm ấy. Thế mà hôm chủ nhật vừa qua, em đã phạm sai lầm, làm mẹ vô cùng buồn bã. Qua sự việc đó, em càng thêm yêu quý mẹ hơn.

Hôm ấy, một ngày ấm áp, trong lành, em cùng mấy bạn bên hàng xóm rủ nhau chơi chọi đá. Cả bọn chia làm hai phe. Em hăng máu chọi “tới tấp”. Chợt “cốp”, hòn đá văng trúng thằng Hoàng. Nó khóc thét lên vì đau đớn. Em hoảng sợ, hèn nhát chạy về nhà. Chiều hôm đó, em đang học bài thì mẹ gọi vào, vói giọng bực tức. Em run bắn lên vì có lẽ mẹ đã biết chuyện. Đúng vậy, mẹ la em một trận nhớ đời. Em tức lắm, em cảm thấy mẹ không còn thương em nữa. Tối hôm đó. sau khi cơm nước xong, em lẻn đi chơi đến khuya mới về (chơi cũng chẳng có gì hấp dẫn, thú vị, nhưng em muốn mẹ phải lo lắng và ăn năn với việc mình làm).

Em đứng nép bên cửa sổ rụt rè không dám vào. Que khe cửa, em thấy mẹ mình đang ngồi vá áo, nét mặt thoáng buồn. Thỉnh thoảng mẹ lại nhìn ra ngoài xem em đã về chưa. Chợt em thấy trên khuôn mặt gầy gò của mẹ nhòa nước mắt. Mẹ đã khóc, khóc vì quá thương em hay vì lo lắng?

Không! Điều đó chỉ là một lí do nhỏ mà thôi: Mẹ khóc vì con mình không biết vâng lời cha mẹ. Em cảm thấy mình đã làm một điều gì sai trái. Mẹ có ghét bỏ gì mình đâu, mẹ mắng lạ để giáo dục, giúp đỡ mình nên người, cũng như câu tục ngữ: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Xung quanh em chỉ là màn đêm mù mịt, tiếng côn trùng nỉ non như lời trách móc, giận hờn.

Em đẩy nhẹ cửa bước vào. Mẹ lúng túng lau những giọt nước mắt và nhỏ nhẹ nói: “Con đi chơi sao về khuya thế!”. Biết mẹ cố tình giấu những giọt nước mắt xót xa, nên em vội nói: “Mẹ đừng buồn về con nữa! Con đã biết lỗi rồi. Con xin mẹ thứ lỗi cho con… cho đứa con hư hỏng này”. Nói xong, em òa khóc. Mẹ âu yếm ôm em vào lòng và tha lỗi cho em.

Mẹ như mái nhà che chở, nuôi nấng em lớn khôn. Người mẹ nào cứng muốn con mình tốt, giỏi, nên phải răn dạy khi con làm điều sai trái. Em sẽ cố gắng là một đứa con ngoan, trò giỏi, để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô.

Hồng Loan tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm:

  • kể lại việc làm khiến em nhớ mãi
  • hãy kể lại 1 chuyện làm em xúc động và nhớ mãi

Bài viết liên quan

  • Kể về một ngày hội mà em biết – Văn hay lớp 3
  • Tả hình ảnh mẹ (bố) khi em làm được việc tốt – Văn hay lớp 6
  • Nghị luận xã hội về tính tự lập – Văn hay lớp 12
  • Viết một bức thư cho bạn ở một tỉnh miền Nam (hoặc miền Trung, miền Bắc) để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tập – Văn hay lớp 3
  • Tả một người lao động đang làm việc – Văn hay lớp 5
  • Tả bác lao công trường em – Văn hay lớp 6
  • Thuyết minh về Rừng Sác, Cần Giờ – Văn hay lớp 9
  • Kể một việc tốt mà em đã làm – Văn hay lớp 6
0