28/05/2017, 13:01

Kể lại một việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh nơi công cộng

Đề bài: Kể lại một việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh nơi công cộng (có thể đối chiếu với những việc làm sai trái xảy ra nơi đó, lúc đó). Bài làm 1 Cái sự nắng nóng cực độ của mùa hè cứ thi nhau chen lấn xô đẩy xuống mặt đường. Ông mặt trời luôn tay ném ánh nắng xuống đất. Nóng bức đã tồi ...

Đề bài: Kể lại một việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh nơi công cộng (có thể đối chiếu với những việc làm sai trái xảy ra nơi đó, lúc đó). Bài làm 1 Cái sự nắng nóng cực độ của mùa hè cứ thi nhau chen lấn xô đẩy xuống mặt đường. Ông mặt trời luôn tay ném ánh nắng xuống đất. Nóng bức đã tồi tệ nay lại thêm phần khắc nghiệt hơn vì những tiếng còi inh tai nhức óc của xe cộ trên đường. Không thể chịu được nữa em đã cố vào chiếc xe buýt số 28 kia để về nhà. ở ...

Đề bài: (có thể đối chiếu với những việc làm sai trái xảy ra nơi đó, lúc đó).

Bài làm 1

Cái sự nắng nóng cực độ của mùa hè cứ thi nhau chen lấn xô đẩy xuống mặt đường. Ông mặt trời luôn tay ném ánh nắng xuống đất. Nóng bức đã tồi tệ nay lại thêm phần khắc nghiệt hơn vì những tiếng còi inh tai nhức óc của xe cộ trên đường. Không thể chịu được nữa em đã cố vào chiếc xe buýt số 28 kia để về nhà. ở đó, đa có một câu chuyện hết sức thú vị xảy ra.

Chiếc xe đã mau chóng rời khỏi bến. Trên xe chật ních người và chỉ có những người may mắn lắm mới tìm được ghế ngồi. Chẳng ai thèm nói một câu nào cả vì học đã quá mệt mỏi rồi. Bồng từ phía dưới có một bà cụ cất tiếng nói với anh trai trẻ:

“Anh này! Tôi già yếu lắm rồi không đứng được nữa. Anh có cái chỗ cho tôi ngồi nhờ”.

Bà cũng khoảng 80 tuổi. Mái tóc bạc phơ và vài sợi lấm tấm mồ hôi.

Những nếp nhăn bây giờ càng hằng rõ hơn trên khuôn mặt đã trải nhiều sương gió. Anh thanh niên dáng chừng không thích và bảo:

“Dại gì mà nhường ghế cho bà, đã già rồi còn lởn vởn ở đây, về nhà mà chăm con cháu đi”.

Câu nói của anh ta như chiếc búa giáng vào tai mọi người. Ai cũng quay xuống nhìn bà cụ một cách ái ngại, tồi nhìn anh thanh niên như để trách móc. Bà cụ chưa khỏi bàng hoàng trước lời nói đó thì đã có một cô bé dìu bà cụ về chỗ. Cô bé thật phúc hậu với hai mắt sáng ngời nhìn bà cụ rồi nói.

“Bà mệt thì cứ ngồi đây cho lại sức, cháu đứng cũng không mỏi.

Bà cụ vừa vui mừng, vừa xúc động rồi rối rít cảm ơn cô bé. Chính cô bé đã làm cho mọi người thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Anh thanh nhiên kia cúi mặt xuống vì anh biết rằng mình đã không bằng một em nhỏ bé bỏng.

Chiếc xe đã dừng lại ở bến. Ôi! Bây giờ em mới thấy mỏi chân vì bị đứng nhiều đây. Nhưng em vẫn vui vẻ vì biết rằng trên đời này còn rất nhiều người tốt bụng.

Bài làm 2 

Hôm nay thời tiết chuyển mùa, cả nhà em ai cũng cảm thấy uể oải. Cũng vì thế mà thằng cu Cò nhà em bị sốt, ho nhiều. Rất may là nhà em lại gần nhà cô Hoa bác sĩ nên mẹ bảo em cùng mẹ đưa cu Cò sang khám.

Cô Hoa mở phòng khám tại nhà đã lâu. Mọi ngày phòng khám luôn đông, nhưng hôm nay đông hơn hẳn. Mới đến gần em đã thấy lớp trong, lớp ngoài, người đứng người ngồi trong phòng khám. Em lấy số thứ tự rồi vào chỗ ngồi chờ. Nhìn quanh em thấy một bạn ngồi ở góc nhà đầu dựa vào tường trông vẻ mệt mỏi. Em ra bắt chuyện với bạn cho đỡ buồn nên biết tên bạn cho đỡ buồn nên biết tên bạn là Liên cũng học lớp 5 như em. Bạn bị cảm nhẹ, phải nghỉ học từ hôm qua. Chúng em đang nói chuyện với nhau thì ngoài cổng tiếng xe máydừng lại. Một cô bước vào trên tay bế một em bé đầu đội mũ len, mặc áo bông dày. Chú đi cùng vội vã lấy số thứ tự rồi loay hoay tìm chỗ. Thật may là còn một ghế trống cho hai mẹ con cô. Chắc đó là cặp vợ chồng cùng đứa con. Bỗng đứa bé khóc to, người vợ nựng mãi mà đứa bé không ngớt khóc. Mọi người ngồi trong phòng vừa cảm thấy ái ngại vừa thương đứa bé. Liên nhìn đứa bé: mặt đỏ bừng bừng và ho sụ sụ, tiếng thở khò khè Liên liền đứng dậy đi tới chỗ người phụ nữ bảo:

– Cô ơi, cháu chỉ hơi mệt thôi. Cô cho em vào khám trước kẻo em mệt.

Người phụ nữ nhìn Liên vẻ ái ngại. Liên vẫn chìa con số của mình ra:

– Chờ bác kia khám xong rồi cô đưa em vào khám cô ạ! Cô cầm lấy đi cô.

Người phụ nữ xúc động cầm lấy con số và cảm ơn Liên rối rít. Mọi người chứng kiến sự việc đó đều trầm trồ khen ngợi cô bé tốt bụng.

Từ nãy dến giờ em đã quan sát  hết và cảm thấy thán phục và hứa sẽ học hỏi người bạn nhỏ trong phòng khám.

Bài làm 3

Hôm nay là ngày chủ nhật, từng chú chim non ríu rít trên cành, nắng vàng trải thảm xuống mặt đường. Bỗng mẹ gọi em: “ Minh ơi, đi chợ với mẹ nào!”. Chỉ và phút sau là em và mẹ đã có mặt ở chợ. ở đằng kia có gì mà đông thế?  Em lon ton chạy ra xem.

Trên mặt đường bây giờ là những mảnh vỡ lăn lóc, dòng người vẫn qua lại, chẳng ai hỏi han gì. Em hỏi chú An thì mới hay đây là những mảnh vỡ của cô bán sữa, chả là sáng nay, cô ấy đem sữa đi bán, mọi người mua đông lắm, chẳng ai nhường ai, bỗng có một anh thanh niên chạy qua va vào xe cô làm xe đổ hết, nhưng anh ấy không xin lỗi và chạy đi mất rồi. Cô ấy bảo, cả nhà cô phụ thuộc vào mấy chai sữa, bây giờ đổ hết thì….Em đến gần mới thấy nét mặt cô đỏ gay, hai mắt rơm rớm, đã thế mấy cô hàng nước còn chế giễu cô: “Dào ơi, vài chai sữa chứ mấy, thôi đi đi, đừng ăn vạ, tôi không mang lửa đốt vía đâu”! Trông mặt cô lại càng thêm buồn, nước mắt cũng đã chảy dài trên làn má cô. Mọi người xung quanh bảo: “Cũng chục chai đấy chứ chả ít đâu đấy!” rồi lát sau cũng lủi đi mất. Bầu trời xám xịt lại, mọi người vẫn đi qua chẳng để ý gì. Thỉnh thoảng có người đi qua bảo” thật tội nghiệp, nhưng kệ, chả phải việc của mình” rồi đi luôn. Em thấy thương cô, bỗng ở trong nhà có một cụ già bước ra. Cụ già lăm rồi, hai má cụ đã hóp nhưng nét mặt cụ hiền từ nên ai cũng quý, cũng yêu, cụ bảo: “Ôi trời, thật là vô lương tâm, như thế mà cũng bỏ đi được sao?  Rồi cụ khẽ đi vào trong nhà lấy cái gì đấy, thì ra cụ lấy ái chổi đót cùng một cái xẻng đã cũ. Bà quét thật sạch sẽ, nhân tiện bà quét luôn cho nhà bên cạnh nhà này bẩn quá, hình như chưa quét sân bao giờ. Khi quét xong, bà vun gọn vào xẻng và đem đổ. Sau đó bà đẻ gọn chổi xẻng vào một chỗ rồi khẽ ra an ủi cô” thôi cháu à, tiếc làm gì, giận àm gì cái loại bất lương ấy”. “à, đây có ít tiền, cụ cho để mà mua mớ rau, mớ hành mà ăn” . Lúc đầu cô cũng từ chối, nhưng bà cụ cứ để vào tay cô.

Bây giờ, cô mới cất giọng run run và trầm: “bà ơi, cháu cảm ơn lòng thành của bà, cháu sẽ đền ơn, nhưng thôi , bà cứ cầm lấy mà ăn dưỡng tuổi già. Bà lại bảo: “Ơ cái chị này, bà cho, cầm lấy!” Bà nói mãi chị mới nhận lúc này, mấy cô hàng nước cũng hối hận lắm, nét mặt họ đỏ dừ vì xấu hổ, họ cũng xin lỗi cô và cũng góp chút ít. Em cảm động lắm và tự hỏi: “Sao mình không đỡ cô nhỉ? “Đang nghĩ thì mẹ gọi “Minh ơi, về thôi con”. Em liền theo mẹ đi về.

Em rất cảm kích trước tấm lòng của bà cụ, cụ thật lương thiện. Em sẽ cố gắng là một người như cụ.


LIKE HOẶC +1 ĐỂ ỦNG HỘ TÁC GIẢ

LIKE FANPAGE ĐỂ THEO DÕI
Tags:, ,
0