31/05/2017, 13:09

Kể lại chuyện mà em đã được nghe hay từng được học về một người có ý chí và nghị lực.

Đề bài: Kể lại chuyện mà em đã được nghe hay từng được học về một người có ý chí và nghị lực. Hãy nhớ lấy lời tôi Anh Nguyễn Văn Trỗi quê ở xã Thanh Quýt, huyện Điện Biên, tỉnh Quảng Nam. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, năm 15 tuổi, anh rời quê ra Đà Nẵng rồi vào Sài Gòn làm thợ điện. ...

Đề bài: Kể lại chuyện mà em đã được nghe hay từng được học về một người có ý chí và nghị lực.

Hãy nhớ lấy lời tôi

Anh Nguyễn Văn Trỗi quê ở xã Thanh Quýt, huyện Điện Biên, tỉnh Quảng Nam. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, năm 15 tuổi, anh rời quê ra Đà Nẵng rồi vào Sài Gòn làm thợ điện. Chứng kiến cảnh máy bay Mĩ ném bom đạn giết hại đồng bào, anh Trỗi vô cùng căm giận.

Tháng 5 năm 1964, chính phủ Mĩ cử một phái đoàn cao cấp do bộ trưởng Quốc phòng Mắc Na-ma-ra cầm đầu đến Sài Gòn để bàn bạc chính quyền Ngụy mở rộng chiến tranh. Nguyễn Văn Trỗi đề nghị cấp trên được tiêu diệt kẻ cầm đầu bộ máy chiến tranh của địch. Không may, đêm 9 tháng 5 năm 1964, giữa lúc đang gài mìn trên cầu thì anh bị bắt. Suốt thời gian bị địch bắt giam ở khám Chí Hòa và tra tấn dã man, anh không hề nhụt chí, trước sau chỉ nhận một mình gài mìn định giết Mắc Na-ma-ra.

Không làm thế nào để thuyết phục được người thanh niên yêu nước. Sáng 15 tháng 10 năm 1964, giặc đưa anh ra pháp trường xử bắn. Một nhà báo hỏi anh:

-      Trước khi chết anh có hối tiếc điều gì không?

Anh trả lời ngay:

-      Tôi chỉ tiếc chưa giết được Mắc Na-ma-ra.

Khi một linh mục đến định rửa tội, anh nói:

-      kẻ có tội không phải là tôi mà là bọn lính Mĩ.

Giặc trói anh vào cọc, rồi bịt mắt anh. Anh Trỗi giật mảng băng đen bịt mắt ra, bình tĩnh nói: “Không! Hãy để tôi nhìn mảnh đất thân yêu của tôi”.

Tốp lính địch lên đạn. Tiếng súng nổ không át nổi tiếng hô của anh. “Hãy nhớ lấy lời tôi! Việt Nam muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!”.

Nguồn: Những Bài Văn Hay
0