16/01/2018, 12:59

Kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện lí thú – Văn mẫu lớp 7

Kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện lí thú – Văn mẫu lớp 7 Kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện lí thú – Bài số 1 Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà ...

Kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện lí thú – Văn mẫu lớp 7

Kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện lí thú – Bài số 1

Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.

Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm.

Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.

Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.

Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia.

Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: "Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc  đời mình”.

Kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện lí thú – Bài số 2

Sau bữa cơm chiều rất thú vị, một ấm nước trà nóng được mẹ pha cùng với khay, chén chu đáo đặt trên bàn. Cả nhà quây quần bên bàn nước. Tôi vui miệng kể cho bố mẹ và em tôi nghe một câu chuyện lí thú của lớp 7A chúng tôi: Chúng tôi diễn kịch. Phải công nhận câu chuyện hấp dẫn vì thấy bố tôi ngừng đọc báo lắng nghe, mẹ mời bố chén trà nóng rồi cùng nhìn thôi chờ đợi, thằng Cao Thái Sơn em tôi thì cứ luôn miệng kể chuyện anh diễn kịch đi, anh Trung…

Trường con có tổ chức một hội thi diễn kịch. Các lớp đã chuẩn bị trong một số ngày vừa qua. Chiều nay, tất cả đã công diễn để chọn giải cho các vỡ diễn.

Lớp con quyết định chọn vở kịch về người anh hùng các nước ta thời nhà Trần chống quân Nguyên. Con được phân công đóng vai chính là Phạm Ngũ Lão vì người con to và khỏe nhất bọn. Bạn lớp trưởng tham gia đạo diễn, chỉ bảo các vai từng li từng tí một. Bạn Sơn có hoa tay, nên vẽ rất giỏi, được phân công làm voi bằng vải để hai người chui vào trong. Bạn Đông Nhi – tổ trưởng tổ con và bạn Phạm Trưởng đóng vai hai lính hầu của Hưng Đạo Vương. Bạn Khánh Phương làm Hưng Đạo Vương ra dáng lắm, chắp tay sau lưng, đi đi lại lại. Thỉnh thoảng lại đưa tay lên cằm như để vuốt râu (thực ra lúc đó Khánh Phương có động tác như sờ râu thì đúng hơn). Đùn đẫy mãi, không ai chịu chui vào làm voi. Cuối cùng, Đàm Vĩnh Hưng và Đan Trường xung phong. Các vai sau khi phân công đã khẩn trương tập dượt cho đến ngày biểu diễn. Và chiều nay, hội thi đã được thực hiện tại hội trường của trường, ngay trên sân khấu sánh rực ánh đèn… chúng con, đứa nào cũng rộng ràng như những diễn viên thực thụ…

Vào buổi chiều, tất cả đã nhập vai. Con không còn vừa "đan sọt" vừa nói leo với các bạn nữa. Khánh Phương không còn khó khăn khi leo lên con voi giả nữa. Đông Nhi và Phạm Trưởng giờ đây như những tên lính hầu thực sự. Hải còn đi xin thầy hiệu trưởng "vũ trang" cho các nhân vật trong vở kịch.

Chiều hôm ấy, sau khi kịch biểu diễn, tất cả các khôi 7 và 8 tập trung dưới sân. Chẳng hiểu các bạn 7B nói trêu Phạm Trưởng cái gì, mà trông vẻ mặt nó rất tức. Lúc đang biểu diễn, bạn Phạm Trưởng mang theo cái tức đó vào cuộc. Lên đến đoạn Phạm Ngũ Lão bị "tên lính Phạm Trưởng" – lính của Hưng Đạo Vương – cầm cây gậy nhựa chọn cho con một cái rõ mạng, đau ơi là đau. Nhóm kịch của chúng con được giải nhất và con được giải diễn viên nhí xuất sắc. Lúc ra về thầy hiệu trưởng thấy con di khập khiễng, thầy hỏi vui "Ồ! Lão cứ đi tập tễnh thế". Nghe vậy, cả bọn con cười thật thoại mái. Thằng Tuấn mặt cứ đỏ lựng. Bố mẹ thấy lớp con có vui không?  

Cả nhà đều cười. Mẹ bảo em: "Các con đoàn kết, vui vẻ như thế, bố mẹ rất mừng đấy". Nghe mẹ nói, em sung sướng vô cùng.

Kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện lí thú – Bài số 3

Tiết học hôm đó, đột nhiên lại buồn bã, không sôi nổi như lúc trước. Hết tiết học, có bạn trong lớp khóc vì không biết cô dạy ở đâu, làm gì, có vui vẻ như ở đây không… rất nhiều câu hỏi đặt ra. Nhưng sẽ không có câu trả lời…….! Mẹ ơi! Con có giác rất khó chịu, mỗi khi nhớ đến cô, con lại không kèm được nước mắt! 

Cô Văn của con là một người hơi gầy, tóc dài, uốn rất đẹp! Cô mặt áo dài rất xinh! Mắt của cô hiền từ như bà tiên. Khi cô ngồi trên ghế đá, dưới góc “hoa học trò” cô tâm sự với chúng con về những câu chuyện học hành, bạn bè, gia đình,….! Cô càng hiền dịu hơn khi những lá phương màu vàng rơi nhè nhẹ xuống!  

Con nhớ những nhớ lúc cô giảng, giọng cô thật ấm áp, dịu dàng, làm cho các bài học rất dễ đi vào lòng người khác. Khi học xong, cô lại kể những chuyện cổ tích, hài, hay là chuyện của cô! Nhưng giờ đây sẽ không còn nghe được giọng nói ấm áp của lúc trước nữa! Dù cô giáo bây giờ giảng rất hay nhưng không thể làm con quên được cô! Con yêu cô lắm! Cô không làm cho chúng con run sơ mỗi khi làm bài kiểm tra! Cô lại tuyên dương, khen thưởng những bạn có thành tích học tập tốt! Cô như một người bạn mỗi khi trò chuyện cùng con, lại như một người mẹ khi con buồn! Cô đối xử với các cô giáo cũng như học trò rất tốt, gần gũi và cũng được rất nhiều phụ huynh quí mến 

Con còn nhớ vào ngày sinh nhật của cô, chúng con góp tiền lại mua một chiếc bánh sinh nhật nho nhỏ, chỉ mong cô vui. Chúng con còn viết lên bảng những câu chúc mừng, vẽ những chiếc bánh kem, hoa, lá, có bạn còn vẽ chân dung của cô lên bảng nữa nhưng vẽ xấu lắm! Khi biết cô sắp lên lớp, chúng con ra đón cô và bịt mắt cô lại! Khi cô bước vào lớp, phòng học tối lắm, và những cây pháo nho nhỏ được thắp lên, chúng con hát Chúc mừng sinh nhật cô! Cảnh lúc ấy thật đẹp, lung linh! Lúc đó cô rất cảm động và… cô đã khóc….những giọt nước mắt hạnh phúc! Cô trò ta còn chụp hình và trét bánh kem vào mặt nữa! Lúc đó thật vui……nhưng….bây giờ… sẽ không còn cơ hội nữa! 

Vào ngày khai giảng năm học, chúng con rất buồn, không ai nở nụ cười nào. Nhưng….lúc ấy chúng con thấy được một bóng người quen thuộc- người mà chúng con thường thấy khi giảng bài, trò chuyện……chính là cô….. cô giáo dạy Văn! Bấy giờ không còn những giọt nước mắt buồn nữa thay vào đó là những nụ cười hạnh phúc khi cô trở lại! Chúng con ùa ra, ôm cô, những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống! Cảm giác thật bất ngờ và hạnh phúc, một cảm giác mà không có lời văn nào diễn đạt được! 

Lúc trước, chúng con cứ ngỡ sẽ không nghe được giọng nói ấm áp của ngày xưa. Và lúc ấy,chúng con lại nghe được giọng nói đó, những câu hỏi nhưCon có khỏe không? Con học thế nào? Có quen với cô giáo mới không?……! Không chỉ chúng con, mà những anh chị lớp lớn- những người mà gặp cô lâu hơn chúng con, cũng ra đón cô và cũng…khóc! Chúng con còn định nâng cô lên nhưng cô không chịu! Sau khi gặp tụi con, cô vào trong và gặp những thầy cô cũ! Thầy cô ở trường cũng rất bất ngờ! 

Nguyên này khai giảng, đột nhiên lại có cảm giác vui vẻ lạ thường mà cô T. mang đến! Khi hết chương trình chúng con lại ra ôm cô! Có bạn còn xách cặp giúp cô! Cô chủ nhiệm lớp con còn lấy máy ra chụp tụi con và cô! Khi nói chuyện với cô thì mới biết cô bị điều đi vào trường N.T.T- một ngôi trường thuộc loại khá giỏi! Chắc ngày hôm đó là ngày hạnh phúc nhất của chúng con! Cô còn hứa là ngày 20/11 cô sẽ về trường để thăm tụi con! Chúng con rất mừng khi cô nói như thế! 

Nhưng cuộc vui nào cũng có khi tàn, chúng con ôm cô như chưa ao giờ ôm- không muốn buông tay ra! Sợ cô đi rồi sẽ không trở lại nữa! Và lúc ấy, người khóc là cô, những giọt nước mắt yêu thương, không muốn rời xa chúng con! Giot nước mắt từ từ lăn trên má cô, nhưng con không muốn cô khóc! Các bạn đã cố gắng cười khi cô đi! Và…..cô đã đi……bóng của cô từ từ mờ dần và….khuất xa tầm mắt! 

Khi kể xong mẹ em khuyên: “ Con đừng buồn nữa và cũng đừng khóc, nếu cô T. biết con buồng thì cô có vui không? Thôi, nín đi con! Cô sẽ trở lại mà! Nhưng cô đi, đâu phải là do cô muốn đâu! Nhà trường điều đi mà! Theo mẹ biết thì cô con đã dạy trường SD được 17 năm rồi! Đến lúc cô phải đi thôi! Con hãy thông cảm cho cô và hãy cố gắng học tập nha con!” Nghe lời mẹ, em không khóc nữa, nhưng hình bóng của cô sẽ in mãi mãi trong tim của em và các bạn! Cô ơi…..!

Kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện lí thú – Bài số 4

Những bữa cơm chiều, không khí gia đình em rất vui. Mọi người đều kể chuyện về cơ quan, về trường lớp cho nhau nghe. Em mở đầu câu chuyện:

Bố mẹ có biết không? Hôm nay lớp con có chuyện rất nực cười về thằng Công Vinh Cả lớp cứ cười rũ rượi mẹ ạ!

Mẹ sửng sốt:

– Cười thì làm sao mà học được nữa. Thế chuyện gì hả con?

Thế là cả bố và mẹ đều chăm chú lắng nghe em kể.

…Chiều nay, lớp con có giờ học Toán. Cô giáo con đang say sưa giảng bài, bỗng nhiên cô dừng lại và đưa mắt về phía thằng Công Vinh. Té ra thằng "quỷ sứ" lấy chân nó bỏ vào ngăn bàn, miệng nó lẩm bẩm hát: "Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay" và mắt nó nhìn ra cửa sổ…. Cả lớp cười ầm lên. Nó lại tưởng cả lớp cười cái gì đấy, nó cũng cười phụ họa theo, nhưng lại cười to nhất. Trông nó thật ngộ ghê, vì nó không chú ý, nên cô giáo con cũng bật cười.

Bỗng cô giáo con bảo:

– Mời con trai Công Vinh đứng lên cho cô hỏi. Cô đang nói gì, con nói lại xem nào?

Nó đang rất lúng túng thì có đứa nhắc trêu nó: "tim hai ngăn, một vòng tuần hoàn". Vậy là nó nói theo và cả lớp cười ầm lên. Cười đã đành vì câu trả lời ngớ ngẩn, rồi còn cười vì mặt của thằng Công Vinh. Cô giáo con lại hỏi:

– Cả lớp mình đang học môn gì đó con?

Thằng Công Vinh như tỉnh giấc mộng, nó lí nhí trả lời

– Thưa cô, giờ học môn Toán ạ!

Tuy rất bực nhưng cô giáo con vẫn nhẹ nhàng khuyên bảo Công Vinh:

– Con phải tập trung và học tập chứ, sắp hết học kì I rồi! Con có hứa với cô và cả lớp là sẽ chăm chú vào việc học không?

Lại lí nhí trả lời có:

– Thưa cô, con hứa ạ…

Em nhìn mẹ, nhìn bố, thấy bố mẹ không cười nữa. Mẹ bỗng nhiên nét mặt lo lắng:

– Thằng Công Vinh học hành thế thì gay đấy. Còn con nữa phải chú ý vào học tập. Học kém là xấu hổ đấy con ạ.

Tôi "Vâng ạ". Nhưng mẹ lại bảo: "Cái thằng Công Vinh lớp con, thình thoảng lại làm trò hề. Cả lớp phải nhắc nhở, phải giúp nó".

Sau đó, bố tôi kể chuyện đá bóng chiều nay ở cơ quan bố, do công đoàn tổ chức. Bữa cơm chiều mỗi ngày đều có những câu chuyện đáng nhớ. Đầm ấm làm sao những bữa cơm gia đình.

Vũ Hường tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm

  • Ke lai 1 cau chuyen li thu nhat ma em da tung nghe
0