02/06/2018, 07:13

Hồ sơ cần chuẩn bị trước khi quyết toán thuế của công ty xây dựng

Đối với kế toán thuế tổng hợp ngoài việc biết hạch toán, cân đối chi phí, lập báo cáo tài chính Thì việc sắp xếp hồ sơ kế toán trong công ty xây dựng là một công việc không thể thiếu. Xem thêm: Khóa học thực hành kế toán tổng hợp xây dựng – xây lắp Kế ...

Đối với kế toán thuế tổng hợp ngoài việc biết hạch toán, cân đối chi phí, lập báo cáo tài chính

Thì việc sắp xếp hồ sơ kế toán trong công ty xây dựng là một công việc không thể thiếu.

Xem thêm: Khóa học thực hành kế toán tổng hợp xây dựng – xây lắp

Kế toán Việt Hưng hướng dẫn toàn bộ nội dung cần lưu ý trong khi kiểm tra, hệ thống lại hồ sơ cần chuẩn bị trước khi quyết toán thuế của công ty xây dựng gồm:

1. Đối với 1 hồ sơ thi công cần có

– Hồ sơ dự thầu

– Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình

– Quyết định chỉ định thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn các nhà thầu và các hợp đồng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu

– Dự toán chi phí:

Cần có xác nhận của bên lập báo cáo kinh tế kỹ thuật

– Bản vẽ thiết kế:

Cần có xác nhận của bên lập báo cáo kinh tế kỹ thuật

– Hợp đồng thi công:

Kiểm tra lại hợp đồng có đủ chữ ký, đóng dấu của bên chủ đầu tư và bên thi công chưa.

– Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn (nếu có) trong quá trình thi công xây dựng: Kiểm tra lại có đúng khối lượng hoàn thành có khớp với hóa đơn không về mặt giá trị, Và kiểm tra biên bản khối lượng công việc này về mặt thời gian có phù hợp với hóa đơn xuất hoàn thành công trình hay không. Về mặt nguyên tắc thời gian nghiệm thu công trình, bàn giao đưa vào sử dụng và xuất hóa đơn phải phù hợp với nhau. Quy định tại khoản 2 điều 16 thông tư 39/TT-BTC

– Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng (nếu có)

– Hồ sơ hoàn công:

Các văn bản quan trọng trong hồ sơ hoàn thành công trình như quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế – kỹ thuật, quyết định phê duyệt thiết kế, biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, biên bản bàn giao công trình…được lưu trữ bằng bản chính. Trường hợp không còn bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp;

– Nhật ký thi công công trình

– Hợp đồng thanh lý:

Về hợp đồng thanh lý công trình trong TH bên bạn đã hoàn thành 100% khối lượng công việc so với hợp đồng thi công

– Kiểm tra hóa đơn xuất hoàn thành công trình có đủ chữ ký:

Người mua hàng, người bán hàng, giám đốc, ký đóng dấu theo đúng nguyên tắc chưa.

Biên bản đối chiếu công nợ đối với từng chủ đầu tư và đối với từng công trình. Nên phô tô riêng hóa đơn GTGT đã xuất và phô tô giấy báo có ngân hàng liên quan đến công trình này.

2. Đối với hóa đơn:

2.1. Đối với hóa đơn bán ra

*/ Cách lưu trữ:

Bảng kê 01-2 theo tháng, quý sau đó đến liên 3 bán ra các hóa đơn theo bảng kê trên.

*/ Cách kiểm tra:

– Kiểm tra các liên có thống nhất chữ ký, đóng dấu đầy đủ 3 liên

– Kiểm tra lại hóa đơn xóa bỏ mà đã xé liên 2 ra khỏi cuống xem có biên bản thu hồi hóa đơn không thì kẹp riêng tệp hồ sơ: Hóa đơn xóa bỏ có biên bản thu hồi hóa đơn

– Kiểm tra lại hóa đơn xóa bỏ nhưng chưa xe liên 2 ra khỏi cuống thì có gạch bỏ chưa?. Nếu chưa cần phải gạch chéo cả 3 liên rồi gập lại.

– Kiểm tra lại hóa đơn hủy: Hủy có nghĩa là hóa đơn ko còn dùng được (nếu có) Hủy trong Trường hợp chuyển địa điệm khác quận…. Tức hóa đơn hết giá trị sử dụng thì đã cắt góc hóa đơn đó chưa. Nếu hóa đơn có thông báo hủy mà hiện trạng vẫn nguyên thì sẽ bị phạt do làm sai nguyên tắc.

– Kiểm tra xem có hóa đơn nào viết ra mà vẫn còn liên 2 chưa đưa cho khách hoặc khách không lấy thì nên xé liên 2 đó bỏ đi

– Kiểm tra lại hóa đơn xuất bán với nội dung: Khách lẻ không lấy hóa đơn – Đối với hóa đơn này thì cần để lại đủ cả 3 liên trên quyển hóa đơn mà không cần xé ra.

2.2. Đối với hóa đơn mua vào:

*/ Cách lưu trữ:

Bảng kê 01-1 theo tháng, quý sau đó đến các hóa đơn mua vào theo bảng kê trên.

*/ Cách kiểm tra:

– Hợp đồng mua bán theo từng nhà cung cấp theo thời gian, theo năm, kèm cùng là hóa đơn mua vào phô tô

– Nên kiểm tra lại tất cả hóa đơn mua vào có các thông tin sau

– Chữ ký người mua, chữ ký người bán, ký đóng dấu bên cung cấp.

– Các hóa đơn trên 20 triệu kẹp cùng giâý báo nợ của ngân hàng

3. Đối với sổ sách kế toán

3.1. In đầy đủ sổ cái:

Căn cứ in là căn cứ trên bảng cân đối tài khoản. Nghĩa là công ty bạn sử dụng bao nhiêu tài khoản thể hiện trên bảng cân đối tài khoản thì bạn cần in bấy nhiêu sổ cái.

3.2. In đầy đủ sổ chi tiết:

Đối với sổ chi tiết cần in các sổ nào có chi tiết liên quan.Có nghĩa là các tài khoản nào có chi tiết thì bạn in.

Ví dụ như TK: 511: Có TK chi tiết 5111- Doanh thu bán hàng, 5112 – Doanh thu thành phẩm, công trình.

In đầy đủ các báo cáo khác liên quan

+ Báo cáo về kho hàng hóa, kho nguyên vật liệu, kho công cụ dụng cụ

+ Báo cáo công nợ phải thu của khách hàng theo công trình chi tiết

+ Báo cáo công nợ phải trả nhà cung cấp

+ Báo cáo phân bổ CCDC chi tiết

+ Báo cáo khấu hao TSCĐ chi tiết.

3.3. Lập hợp đồng lao động nhân viên:

Căn cứ hồ sơ lương, lập hợp đồng tương ứng với bảng lương hàng năm, lưu ý các nội dung về BHXH.

– Lập các mẫu cam kết về thuế TNCN.

– Lâp mẫu ủy quyền QT thay thuế TNCN.

Đối với bài viết này kế toán Việt Hưng chia sẻ để các bạn kế toán đang làm tại công ty xây dựng hiểu quy trình tiết kiệm được thời gian quyết toán.

0