31/05/2017, 12:53

Hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và tính chất bi tráng của hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến

Cách diễn đạt theo lối cổ, dùng để diễn tả tâm trạng người anh hùng: “Người đi không hẹn ước” tức là người ra đi không hẹn ngày về: “một chia phôi” tức là một phần chia phôi không trở lại. Giữa nhà thơ và những ngày ở Tây Tiến có cả một khoảng cách thời gian và không gian thăm thẳm (Đường lên thăm ...

Cách diễn đạt theo lối cổ, dùng để diễn tả tâm trạng người anh hùng: “Người đi không hẹn ước” tức là người ra đi không hẹn ngày về: “một chia phôi” tức là một phần chia phôi không trở lại. Giữa nhà thơ và những ngày ở Tây Tiến có cả một khoảng cách thời gian và không gian thăm thẳm (Đường lên thăm thẳm một chia phôi)

Theo văn bản, bài thơ chia thành 4 đoạn. Anh/chị hãy nêu ý chính của mỗi đoạn.

Gợi ý:

-     Đoạn 1 (14 dòng đầu): đoàn quân Tây Tiến hiện ra trong nỗi nhớ da diết của tác giả, với những đêm hành quân gian khổ trên cái nền của thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng.

-     Đoạn 2 (từ dòng 15 đến dòng 22): những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng liên hoan.

-     Đoạn 3 (từ dòng 23 đến dòng 30): khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng của họ.

-     Đoạn 4 (4 câu cuối): nhà thơ đã phải xa đơn vị, gửi lòng mình mãi mãi gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.

 

Mạch cảm xúc của bài thơ: mở đầu là nỗi nhớ, tiếp theo là những kỉ niệm của nhà thơ về Tây Tiến và kết thúc là lời khẳng định sẽ mãi gắn bó lòng mình với Tây Tiến.

Hình ảnh người lính Tây Tiến được lặp lại trong đoạn thơ thứ ba. Hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và tính chất bi tráng của hình ảnh người lính.

Gợi ý:

a)   Bức chân dung người lính hiện lên với vẻ đẹp hào hùng:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Giải thích: “không mọc tóc”: người lính đầu trọc (anh vệ trọc) vì sốt rét rụng hết tóc. “quân xanh màu lá”: nước da xanh như lá vì sốt rét, “dữ oai hùm” có oai phong dữ tợn như loài hổ báo rìmg xanh. Đây là cách miêu tả ước lệ theo lối cổ.

b)  Người lính còn hiện lên với vẻ đẹp hào hoa:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

“Dáng kiều thơm” là dáng người đẹp Hà Thành. Người lính Tây Tiến nhớ đến người yêu, thật lãng mạn.

c)   Quang Dũng đã nói đến sự hi sinh của người linh một cách bi tráng

Rải rác biên cưong mồ viễn xử

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gần lên khúc độc hành

Ở đoạn cuối, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”?

Gợi ý:

a)   Nỗi nhớ Tây Tiến ở đoạn cuối được thể hiện một cách ám ảnh:

Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

Cách diễn đạt theo lối cổ, dùng để diễn tả tâm trạng người anh hùng: “Người đi không hẹn ước” tức là người ra đi không hẹn ngày về: “một chia phôi” tức là một phần chia phôi không trở lại. Giữa nhà thơ và những ngày ở Tây Tiến có cả một khoảng cách thời gian và không gian thăm thẳm (Đường lên thăm thẳm một chia phôi)

b)  Nhưng hồn người Tây Tiến thì vẫn gắn với Tây Tiến mùa xuân ấy. Nhà thơ viết Hồn về sầm Nứa chẳng về xuói, nghĩa là những người lính Tây Tiến đã dành tất cả trái tim mình cho Tây Tiến, gắn với những ngày tháng đẹp nhất của đoàn quân Tây Tiến - Một đoàn quân đã đi vào lịch sử của dân tộc như một chứng tích không thể nào quên.

Nguồn: Những bài văn hay
0