06/02/2018, 15:38

Giải thích câu tục ngữ “Gần thường xa thương”

Đề bài: Anh/ Chị hãy giải thích câu tục ngữ “gần thường xa thương” Bài làm Cuộc đời của chúng ta, được gắn bó với biết bao nhiêu câu tục ngữ, câu ca dao nó là lời khuyên giúp con người ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, vừa là một bài học chân lý đúng ...

Đề bài: Anh/ Chị hãy giải thích câu tục ngữ “gần thường xa thương”

Bài làm

Cuộc đời của chúng ta, được gắn bó với biết bao nhiêu câu tục ngữ, câu ca dao nó là lời khuyên giúp con người ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, vừa là một bài học chân lý đúng đắn, to lớn gắn với thực tiễn cuộc sống, vừa phát huy những giá trị của tình cảm, cách suy nghĩ nhân văn của người xưa. Chắc hẳn, chúng ta sẽ có cảm giác rất thân thuộc, giàu cảm xúc khi được nghe về câu tục ngữ “gần thường xa thương”, nó lại càng đúng, càng thấm nếu như ta đang phải là những người con xa xứ.

Con người ta là sinh vật sống có cảm xúc. Ở chúng ta luôn sống theo những quy tắc của bộ não, để rồi một khi có khoảng lặng, ta suy nghĩ sâu thì cảm nhận được những quy luật trong cảm xúc cũng sẽ tồn tại, mà ta cảm thấy nó rất khó để nhận ra nhưng chỉ biết là nó đúng với tâm trạng mình lúc này.

gần thường xa thương 

Vậy “gần thường” là gì?.

Phải chăng nó được hiểu theo nghĩa đen là ở gần thì bình thường. Ta dẫu ở gần bên người hết mực yêu thương, chăm chút cho ta nhưng lại ngày nào cũng được đón nhận, cảm nhận nó một cách bất đắc dĩ, ta coi điều đó là ngẫu nhiên ta được nhận, nó sẽ làm ta mất dần đi cảm xúc hào hứng, thích thú, con người không có thử thách, con người không có cái mới để biết những gì mình đang có đáng quý đến ngần nào. Điều đó, chỉ có thể tìm thấy khi ta đi xa, ta gặp những khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống, ta mới hiểu  rằng cảm giác “xa thương”  nó da diết đến như nào, ta mới thấy hối tiếc khi không trân trọng những gì mình đang có, khi sang một môi trường hoàn toàn khác lúc bình thường, ta mới cảm thấy dường như quá xa lạ, mới mẻ với những điều quen thuộc ấy của hoàn cảnh cũ, ta sợ hãi bản năng chút khi phải đối diện,..

 “Gần thường xa thương” là câu nói muốn chỉ cho ta thấy rõ nhất một điều con người ta ai cũng có quê hương, có gia đình, có người thân, sống cùng với nó đến ngày tháng trưởng thành, chí ít cũng có những khoảng thời gian gắn bó, để lại niềm vui, nỗi buồn của ta nó đã trở thành nơi chứa đựng những cảm xúc, ấn tượng của ta về mọi người, sự ghi nhớ, kỷ niệm có nhạt nhòa, có mãnh liệt và có thể củng cố, mang theo đến suốt cả cuộc đời về sau của ta. Và khi lúc sống gần gũi với nhau con người thấy nó bình thường, nhưng đến một ngày ta lớn, hay ta phải đi xa mọi người, đi xa nơi ở,… vì công việc, hay phải thay đổi hoàn cảnh sống,… ta mới cảm thấy trân trọng, cảm giác tình thương trong ta dạt dào khó diễn tả được hết với họ, với nơi đó, chỉ mong muốn được trở về một lần nữa.

Những ví dụ về câu nói trong cuộc sống có rất nhiều, còn khi đối với bạn những bữa cơm trong gia đình nơi quây quần mọi thành viên người bà, người mẹ,…, nhưng ta cũng chỉ yêu, chỉ trông chờ, chỉ nhớ, chỉ thèm bữa cơm đoàn tụ ấy, khi càng ngày càng thưa thớt dần, càng ngày càng xa nhà, không thể về được vì công việc, vì khó khăn xung quanh… nó đơn giản mà lại ngon lành, ấm áp.Hay khi ở bên người thân ta cư xử thấy bình thường không hề lộ hết những cảm xúc chân thành nhất vì nghĩ rằng mình còn có những cơ hội khác, hay đó là điều đương nhiên rồi chỉ hời hợt, có người còn chưa thể nói câu “cháu yêu bà/ yêu mẹ/  anh/ chị. Nhưng khi ta phải đi xa, cũng vì công việc vẫn nhớ thương, hoặc chỉ khi người thân mất đi rồi ta mới gào lên rằng “ta nhớ họ, ta yêu họ, ta xin lỗi họ,…”. Vậy nên những điều quý giá luôn tồn tại, và cũng chỉ khi con người qua đi rồi, ở một hoàn cảnh khác mới hiểu được, rút ra bài học phải biết trân trọng nó.

Hay như chính tác phẩm Bến Quê nổi tiếng, người họa sĩ-nhân vật chính cứ rong ruổi khắp nơi chỗ nào cũng tới nhưng lại chưa bao giờ đặt chân đến bền phà của quê hương. Để khi sắp bệnh tật đầy mình, quê hương vẫn đón ông, ông mới thốt lên điều nuối tiếc nhất vì bỏ lỡ những điều quý giá đó.

Điều vừa đáng thương, vừa đáng trách ở chỗ con người ta cứ hay sống với những khát khao lý tưởng xa vời, tìm những điều hạnh phúc viển vông ở đâu. Mà không biết ta chỉ hạnh phúc là khi được “đi thật xa để trở về” và vẫn biết thích nghi dần với môi trường, biết "làm giàu" cuộc sống hiện tại của chính mình. 

Câu tục ngữ sẽ không chỉ muốn nêu lên thông điệp, muốn con người ta thấy giá trị của sự xa cách, nó cũng chỉ chất xúc tác một phần đến cảm xúc con người, nhưng điều quan trọng nhất mà câu nói muốn hướng đến chính là con người ta dù có đi xa hay không, cần phải biết trân quý hạnh phúc giản dị ngay trước mắt, nó vun đắp lên thái độ sống tích cực của ta với cuộc đời. Câu tục ngữ “gần thường xa thương” sẽ luôn ở đây, khẳng định quy luật tình cảm con người thật sâu sắc.

0