28/05/2017, 13:15

Giải thích câu “Thương người như thể thương thân. Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Đề bài: Giải thích câu "Thương người như thể thương thân. Người trong một nước phải thương nhau cùng" Bài làm Sống ở trên đời, người Việt ta lấy chữ "Nhân" làm gốc, luôn lấy cái tình cái nghĩa làm trụ cột. Bởi vậy mà bài học yêu thương ta đã được học ngay từ khi mới lọt lòng. ...

Đề bài: Giải thích câu "Thương người như thể thương thân. Người trong một nước phải thương nhau cùng" Bài làm Sống ở trên đời, người Việt ta lấy chữ "Nhân" làm gốc, luôn lấy cái tình cái nghĩa làm trụ cột. Bởi vậy mà bài học yêu thương ta đã được học ngay từ khi mới lọt lòng. Tình yêu thương con người, đức vị tha luôn là thứ mà ta được dạy dỗ, được rèn luyện từ gia đình, mái trường. Chắc hẳn chưa ai quên một lời bài hát quen thuộc: " Bầu ơi ...

Đề bài: Giải thích câu "Thương người như thể thương thân. Người trong một nước phải thương nhau cùng"

Bài làm

Sống ở trên đời, người Việt ta lấy chữ "Nhân" làm gốc, luôn lấy cái tình cái nghĩa làm trụ cột. Bởi vậy mà bài học yêu thương ta đã được học ngay từ khi mới lọt lòng. Tình yêu thương con người, đức vị tha luôn là thứ mà ta được dạy dỗ, được rèn luyện từ gia đình, mái trường. Chắc hẳn chưa ai quên một lời bài hát quen thuộc: " Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn, bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.. ". Vâng, đạo lý yêu thương con người đã được đúc kết từ bao đời nay. Qua những lời hát, những dòng ca dao dân ca quen thuộc. Và câu nói: "Thương người như thể thương thân – Người trong một nước phải thương nhau cùng" đã diễn tả nội dung ấy. 

Hai câu ca dao  này với cùng nội dung về lòng yêu thương nhưng có sự phân cấp rõ rệt. Câu đầu tiên: "Thương người như thể thương thân". "Người" ở đây là những người xung quanh mình; "thân" là bản thân mỗi chúng ta. Nhân dân đã ví lòng thương người như thuong chính bản thân chúng ta. Chúng ta sợ đau, người khác cũng sợ đau; chúng ta tổn thương người khác cũng có thể bị tổn thương; chúng ta muốn được quan tâm người khác cũng muốn được quan tâm; chúng ta muốn nhận được yêu thương thì người khác cũng muốn nhận được nó. Bởi, chúng ta đều là con người. Con người với trái tim nóng hổi còn đập thì họ vẫn muốn yêu và được yêu. Tạo hóa đã ban cho con người một khối óc để suy nghĩ, một trái tim để yêu thương. Vì vậy mà không lí do gì con người lại ngừng yêu thương cả. Từ "thương" trong câu ca dao không chỉ thể hiện niềm yêu thương mà còn là niềm chua sót, đồng cảm với những con người bất hạnh trong cuộc sống. Biết chia sẻ những nỗi vất vả khổ cực với những con người còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. và điều quan trọng, đó chính là sẵn sàng dang rộng vòng tay giúp đỡ người khác khi có thể. Giúp đỡ không phải là hành động lớn lao hay cao xa. Nó có thể chỉ là một lời an ủi động viên lúc nản chí, chỉ là một cái nắm tay thật chặt khi họ sợ hãi đau khổ. Đâu phải ai trong cuộc sống này đều gặp may mắn. Họ vấp phải những khó khắn, những sóng gió, những tủi hờn không phải là do họ mong muốn. Ai cũng mong mình được hạnh phúc. Không ai muốn mình gặp khổ đau. Nhưng đúng như câu nói ông trời không chiều lòng người". Ai rồi cũng có lúc thịnh lúc suy, bởi "sông có khúc người có lúc". Nhưng ddieuf quan rọng là thái đọ của chúng ta trước những sự việc ấy như thế nào? Thờ ơ hay đồng cảm? Khinh miệt hay dang tay giúp đỡ? Đó là cả một dấu hỏi lớn cho cái xã hội phát triển như ngày nay. Dòng ca dao đầu như một lời nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương trân trọng người khác như đối với chính bản thân mình. Bởi biết đâu một ngày nào đó, ta sẽ lại rơi vào hoàn cảnh là người khác, cần sự giúp đỡ của người khác? Dòng ca da thứ hai là sự nhân cấp bậc của dòng ca dao đầu: "Người trong một nước phải thương nhau cùng". Tại sao tôi lại nói nó là sự nhân cấp bậc? Bởi lẽ, nếu câu đầu là nói đến tình yêu thương, sự đồng cảm với người xung quanh thì câu này nhân rộng ra phạm vi cả một nước. Tình cảm ấy đã lớn hơn thành tình dân tộc, đoàn kết dân tộc. Sống trong cùng một đất nước, dưới một nền chính trị, chúng ta nên biết yêu thương nhau, cùng nhau đưa đất nước "sánh vai với các cường quốc năm châu" như lời dạy của Bác Hồ. Nhưng quả thực, trên thực tế, chúng ta vẫn chưa làm tốt được điều này. Có rất nhiều xu hướng tiêu cực xảy ra. Nổi cộm hiên nay là sự phân biệt vùng miền. Điều này được thể hiện nhiều nhất trong cộng đồng giới trẻ. Một số bạn trẻ chưa nhận thức được hết tình đoàn kết dân tộc đã có những hành vi thiếu văn minh lịch sự. Ví dụ như coi thường miệt thị các bạn ở nơi khác đến như giữa miền Bắc với miền Nam, miền Bắc với miền Trung hay miền Tây. Sự phân biệt vùng miền không chỉ ảnh hưởng đến tình đoàn kết quốc gia mà còn tạo sự mâu thuẫn không đáng có. Các thế lực thù địch rất dễ lợi dụng điều này để chống phá nhà nước ta. Hay một thực trạng khác cũng khá phổ biến hiện nay là sự phân biệt các dân tộc với nhau. Nước Việt Nam chúng ta có 54 dân tộc anh em. Và dân tộc Kinh là chiếm đại bộ phận trong cộng đồng người Việt. Chính vì thế mà sự phát triển không đồng đều giữa người Kinh và các dân tộc khác đã làm nảy sinh sự khinh miệt. Nhiều người khinh mệt người dân tộc trình độ dân trí cũng như phát triển kinh tế thấp mà có những hành động thiếu văn minh với họ, chà đạp lên nét văn hóa của họ. Cụ thể như vụ việc tại một chương trình truyền hình phủ sóng quốc gia gần đây. Chiếc khăn piêu là biểu tượng văn hóa của dân tộc Thái, vậy mà họ lại đem ra làm khố cho trang phục của mình. Đây được đánh giá là sự bôi nhọ và không tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc của người Thái. Tạm gác lại câu truyện phân biệt vùng miền cũng như dân tộc. VẤn đề nóng hổi hiện nay là tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan, mối đe dọa của người tiêu dùng. Cùng là người sống trên cùng một đất nước chữ S  xinh đẹp, vậy mà chỉ vì chút lợi nhuận mà họ bị che mắt không từ bất cứ thủ đoạn nào. Thực phẩm ngâm hóa chất, rau tưới dầu nhớt, cá ure… Rất nhiều những thông tin khác nữa. Tuy nhiên, bên cạnh những vấn nạn đó, những hoạt động tình nguyện tốt vẫn được thực hiện hàng ngày. Như phát cơm miễn phí tại các bệnh viện lớn hay hoạt động thăm nom người gia neo đơn cùng vô số những hoạt động tình nguyện khác nữa đã làm cho giá trị của tình yêu thương, sự đồng cảm được trân trọng.

Là người Việt Nam, nói tiếng Việt, chảy dòng máu Việt hãy biết yêu thương, đồng cảm, giúp đỡ nhau. Đừng vì một chút lòng ích ki mà đánh mất đi truyền thống đạo lý của nhân dân ta. Đạo lý yêu thương con người và đạo lý làm người luôn là hành trang tốt để ta bước vào đời. Hãy luôn ghi nhớ và sử dụng hành trang ấy thật tốt. Để cuộc sống này thêm ý nghĩa và yên bình. 

Kim Oanh

0