13/01/2018, 11:25

Giải Sinh lớp 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái

Giải Sinh lớp 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái Bài 1 (trang 185 SGK Sinh học 12): Thế nào là diễn thế sinh thái? Lời giải: Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Song song với quá trình ...

Giải Sinh lớp 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái


Bài 1 (trang 185 SGK Sinh học 12): Thế nào là diễn thế sinh thái?

Lời giải:

Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất,… Ví dụ, một rừng lim nguyên sinh, bị tàn phá, lúc đầu bị chặt hết các cây lim sẽ còn là rừng thưa cây gỗ nhỏ (ưa sáng) rồi đến rừng cây gỗ nhỏ và cây bụi, rồi cây bụi và cây cỏ chiếm ưu thế, cuối cùng là trảng cỏ.

Bài 2 (trang 185 SGK Sinh học 12): Hãy mô tả quá trình diễn thế của một quần xã sinh vật nào đó xảy ra ở địa phương của em, hoặc ở địa phương khác mà em biết.

Lời giải:

Trong tự nhiên có nhiều khu diễn thế sinh thái, ta có thể nêu một ví dụ như sau: Diễn thế sinh thái của một khu rừng. Một khu rừng đang xanh tốt bình thường, bị nhóm người du canh du cư đến tàn phá làm nương rẫy. Một thời gian sau, đát hết màu mỡ, trồng cây không năng suát, hỏ bỏ đi, để lại khu đất hoang. Sau đó, mọc cỏ dần và hình thành những trảng cỏ, tiếp là sự hình thành những cây bụi và những cây gỗ nhỏ.

Sau một thời gian khá dài (nếu bị tàn phá) rừng được hồi phục lại xuất hiện những cây gỗ lớn và nhiều tầng cây.

Bài 3 (trang 185 SGK Sinh học 12): Trong một khu rừng nhiệt đới có các cây gỗ lớn và nhỏ mọc gần nhau. Vào một ngày có gió lớn, một cây to bị đổ ở giữa rừng tạo nên một khoảng trống lớn. Em hãy dự đoán quá trình diễn thế xảy ra trong khoảng trống đó.

Lời giải:

Diễn thế xảy ra trong khoảng trống đó:

* Giai đoạn tiên phong: Các cây cỏ ưa sáng tới sống trong khoảng trống.

* Giai đoạn tiếp theo:

– Cây bụi nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây cỏ.

– Cây gỗ nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây bụi, các cây cỏ chịu bóng và ưa bóng dần dần vào sống dưới bóng cây gỗ nhỏ và cây bụi.

– Cây cỏ và cây bụi ưa sáng dần dần bị chết do thiếu ánh sáng, thay thế chúng là các cây bụi và cây cỏ ưa bóng.

– Cây gỗ ưa sáng cạnh tranh ánh sáng mạnh mẽ với các cây khác và dần dần thắng thế chiếm phần lớn khoảng trống.

* Giai đoạn cuối: Nhiều tầng cây lấp kín khoảng trống, gồm có tầng cây thân gỗ lớn ưa sáng phía trên cùng, cây gỗ nhỏ và cây bụi chịu bóng ở lưng chừng, các cây bụi nhỏ và cỏ ưa bóng ở phía dưới.

Bài 4 (trang 185 SGK Sinh học 12): Hoạt động khác thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hoạt động "tự đào huyệt chôn mình" của diễn thế sinh thái được không? Tại sao?

Lời giải:

Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động "tự đào huyệt chôn mình" của diễn thế sinh thái. Việc làm đó gây ra một loạt các hậu quả:

– Làm biến đổi và dẫn tới mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật và giảm đa dạng sinh học.

– Thảm thực vật bị mất dần sẽ dần tới xói mòn đất, biến đổi khí hậu,… và là nguyên nhân của nhiều thiên tai như lụt lội, hạn hán, đất nhiễm mặn,…

– Môi trường mất cân bằng sinh thái, kém ổn định dễ gây ra nhiều bệnh tật cho người và sinh vật,…

Những hậu quả trên sẽ làm cho cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề, không ổn định.

Tuy nhiên, con người khác với sinh vật khác là có thể điều chỉnh các hành động của mình để khai thác tài nguyên hợp lí, bào vệ môi trường của con người và các sinh vật khác trên Trái Đất. Con người với khả năng khoa học đang ngày càng cải tạo tự nhiên làm cho quần xã sinh vật phong phú hơn. Vì vậy, chúng ta tin tưởng rằng hoạt động khai thác tài nguyên của con người sẽ dần dần hợp lí và môi trường sống trên Trái Đất sẽ được bảo vệ.

Bài viết liên quan

  • Giải Sinh lớp 12 Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 21: Di truyền y học
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
  • Giải Sinh lớp 9 Bài 25: Thường biến
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen
  • Giải Sinh lớp 9 Bài 10: Giảm phân
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo)
  • Giải Sinh lớp 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
0