13/01/2018, 11:23

Giải Sinh lớp 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Giải Sinh lớp 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái Bài 1 (trang 154 SGK Sinh học 12): Hãy điền tiếp những nội dung phù hợp về ảnh hưởng của các nhân tố vật lí và hoá học tới đời sống của sinh vật vào ô trống trong bảng sau và lấy ví dụ minh hoạ những ảnh hưởng đó. ...

Giải Sinh lớp 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái


Bài 1 (trang 154 SGK Sinh học 12): Hãy điền tiếp những nội dung phù hợp về ảnh hưởng của các nhân tố vật lí và hoá học tới đời sống của sinh vật vào ô trống trong bảng sau và lấy ví dụ minh hoạ những ảnh hưởng đó.

Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vật lí và hoá học tới sinh vật

* Học sinh có thể điền tiếp những nhân tố sinh thái khác nhau vào trong bảng.

Lời giải:

Bảng ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vật lí và hoá học tới sinh vật

Bài 2 (trang 155 SGK Sinh học 12): Thế nào là giới hạn sinh thái? Lấy vị dụ minh hoạ về giới hạn sinh thái của sinh vật.

Lời giải:

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật có thể tồn tại được. Học sinh lấy ví dụ minh hoạ về giới hạn của sinh vật.

Bài 3 (trang 155 SGK Sinh học 12): Hãy lấy 2 ví dụ về các ổ sinh thái. Nêu ý nghĩa của việc phân hoá ổ sinh thái trong các ví dụ đó.

Lời giải:

Một số ví dụ về ổ sinh thái: Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, loài dưới thấp hình thành các ổ sinh thái khác nhau.

Ý nghĩa:

– Giới hạn sinh thái ánh sáng của mỗi loài cây là khác nhau. Một số loài cây có tán lá vươn lên cao thu nhận nhiều ánh sáng mặt trời, một số loài lại ưa sống dưới tán của lá cây khác, hình thành nên các ổ sinh thái về tầng cây trong rừng.

– Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi… của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. Ví dụ, chim ăn sâu và chim ăn hạt cây, mặc dù chúng có cùng nơi nhưng ở những nơi thuộc hai ổ sinh thái khác nhau.

Bài 4 (trang 155 SGK Sinh học 12): Hãy điền tiếp vào bẳng: Những đặc điểm của thực vật do tác động của ánh sáng và ý nghĩa thích nghi của các đặc điểm đó.

Bảng: Tác động của ánh sáng tới thực vật

 

* Những đặc điểm của thực vật về hình thái lá, thân; cách xếp lá trên cây…; hiện tượng tỉa thưa tự nhiên.

Lời giải:

Điền tiếp vào bảng những biến đổi của thực vật do tác động của ánh sáng và ý nghĩa thích nghi của các đặc điểm đó:

Bảng về sự tác động của ánh sáng tới thực vật.

Bài 5 (trang 155 SGK Sinh học 12): Hãy giải thích vì sao động vật hằng nhiệt (thuộc cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng gần nhau) sống ở vùng ôn đới (nơi có nhiệt độ thấp) có kích thước cơ thể lớn hơn kích thước cơ thể của động vật hằng nhiệt ở vùng nhiệt đới ấm áp, đồng thời các động vật hằng nhiệt vùng ôn đới có tai, đuôi, chi,… nhỏ hơn đuôi, chi của động vật hằng nhiệt vùng nhiệt đới. Lấy ví dụ minh hoạ cho quy tắc về kích thước cơ thể và quy tắc về kích thước các bộ phận chi, tai, đuôi,… của cơ thể.

Lời giải:

Giải thích:

– Nguyên tắc chung: Khi so sánh tỉ số S/V của các cật thể có kích thước khác nhau (S là diện tích bề mặt của một vật thể và V là thể tích của vật thể đó) ta thấy: ở vật thể có kích thước lớn hơn thì tỉ số S/V nhỏ và ngược lại, ở vật thể có kích thước nhỏ thì tỉ số này lớn.

Động vật có kích thước lớn         Động vật có kích thước nhỏ

            S/V                               <                               S/V

Đối với động vật: Động vật hằng nhiệt (ví dụ: gấu, cáo, hươu, thỏ,…) sống ở vùng ôn đới (lạnh) có kích thước cơ thể lớn sẽ có tỉ lệ S/V nhỏ làm giảm diện tích toả nhiệt của cơ thể. Ngược lại, động vật sống ở vùng nhiệt đới (nóng) có kích thước cơ thể nhỏ sẽ có tỉ lệ S/V lớn làm tăng diện tích toả nhiệt của cơ thể.

– Động vật hằng nhiệt cùng nhiệt đới nóng có tai, đuôi, chi,… lớn hơn có tác dụng tăng cường diện tích tảo nhiệt của cơ thể.

– Cả hai quy tắc trên đều cho thấy động vật hằng nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể ổn định theo hướng thích nghi: sống ở vùng ôn đới có nhiệt độ lạnh, động vật hằng nhiệt có tỉ lệ S/V nhỏ có thể hạn chế khă năng mất nhiệt của cơ thể. Sống ở vùng nhiệt đới nóng, động vật hằng nhiệt có tỉ lệ S/V lớn làm tăng cường khă năng toả nhiệt cơ thể.

Từ khóa tìm kiếm:

  • giải sinh 12 bài 35

Bài viết liên quan

  • Giải Sinh lớp 12 Bài 23: Ôn tập phần di truyền học
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa
  • Giải Sinh lớp 9 Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 42: Hệ sinh thái
  • Giải Sinh lớp 10 Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
0