Giải bài tập Tiếng Anh lớp 10 mới Unit 2 Your Body and You

Giải bài tập Tiếng Anh lớp 10 mới Unit 2 Your Body and You GETTING STARTED (BẮT ĐẦU) An apple a day Một quả táo mỗi ngày 1. Lắng nghe và đọc. Nam: Này Scott, bạn có bao giờ nghe câu nói rằng “Một quả táo mỗi ngày thi tránh ...

Giải bài tập Tiếng Anh lớp 10 mới Unit 2 Your Body and You


GETTING STARTED (BẮT ĐẦU)

An apple a day Một quả táo mỗi ngày

1. Lắng nghe và đọc.

Nam: Này Scott, bạn có bao giờ nghe câu nói rằng “Một quả táo mỗi ngày thi tránh xa được bác sĩ” không?

Scott: Dĩ nhiên có. Sao vậy?

Nam: Bạn có biết điều này là đúng không?

Scott: Ý bạn là sao? Nếu tôi ăn một quả táo mỗi ngày tôi sẽ không bao giờ bị bệnh?

Nam: Không hẳn là vậy, nhưng nó có thể giúp bạn giảm cân, kiến tạo xương khỏe mạnh và cũng ngăn ngừa được các loại bệnh như ung thư. 

Scott: Ồ, thật phi thường. Tôi uống nước ép táo mỗi ngày.

Nam: Tốt đó. Nó giúp bạn ngăn ngừa được bệnh Alzheimer khi bạn già.

Scott: Đó có phải căn bệnh làm ảnh hưởng đến trí nhớ không?

Nam: Vâng.  Bởi vì uống nước táo ép giúp tăng cường chức năng ghi nhớ của não, nó giúp Bạn ghi nhớ mọi thứ trong thời gian rất dài.

Scott: Nhưng Nam à!

Nam: Gì vậy?

Scott: Có vài thứ tôi thật sự muốn quên đi.

Nam: Như việc thua trận bóng ngày hôm qua hả?

Scott: Chính xác!

2. Làm việc theo cặp. Đọc đoạn đối thoại lần nữa và trả lời các câu hỏi bên dưới.

1. “An apple a day keeps the doctor away” nghĩa là gì?

It means when you eat an apple a day, you will get better health/good body condition/stronger resistance to illnesses.

Nghĩa là khi hạn ăn một quả táo mỗi ngày, bạn sẽ có sức khỏe tốt hơn / cơ thể khỏe mạnh / sức đề kháng mạnh.

2. Kể tên 3 lợi ích của việc ăn táo hoặc uống nước ép táo.

Lose weight, build healthy bones and prevent diseases like cancer.

Giảm cân, tạo hệ cơ xương vững chắc và ngăn ngừa, hênh ung thư.

3. Bệnh Alzheimer tác động đến bộ phận nào của cơ thể?

Memory or (the) brain.

Trí nhớ hoặc não bộ.

4. Scott cảm thấy như thế nào về việc uống nước ép táo?

He feels uncertain about the benefits of apple juice.

Anh ấy không chắc lầm về lợi ích của nước ép táo.

3. Lắng nghe và lặp lại các từ. Sau đó trả lời các câu hỏi bên dưới

a. Các từ nào bạn đã nghe trong đoạn đối thoại? Khoanh tròn chúng.

Đáp án:

prevent        disease         bones         weight

brain            boost           healthy

b. Đặt các từ đúng loại trong bảng.

 Noun (Danh từ)

 

   Adjective (Tính từ)  

 

 Verb (Động từ)

 disease, balance, skeleton, system,

 bones, weight, brain, lungs

 nervous, healthy

 prevent, balance, boost, weight 

 

4. Lời hay ý đẹp.

Laughter is the best medicine. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.

Đọc câu nói ở trôn. Bạn có đồng ý với điều dó không? Bạn có thể nghĩ về một lần mà nụ cười là liều thuôc tốt nhất cho bạn không?

LANGUAGE (NGÔN NGỮ)

Vocabulary (Từ vựng)

1. Cơ thể bạn

a. Nhìn các cụm từ bên dưới và nối chúng với định nghĩa của chúng.

 Circulatory System (Hệ tuần hoàn) – c  

 a. Hệ thống này điều khiển cơ thể. Được dẫn dắt bởi não và dây thần kinh, nó cho phép chúng ta di chuyển, nói chuyện và cảm xúc.

 Digestive System (Hệ tiêu hóa) – d

 b. Hệ thống này của cơ thể giúp chúng ta hít khí ôxy vào phổi và thở ra khí các-bô-níc. 

 Respiratory System (Hệ hô hấp) – b

 c. Hệ thống này của cơ thể dược cấu tạo bởi tim và các mạch máu. Tim bơm máu xuyên suốt các mạch máu để mang ôxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể.

 Skeletal System (Hệ xương) – e

 d. Hệ thống này của cơ thể giúp chúng ta nghiền nát thức ăn khi chúng ta ăn và chuyển hóa chúng thành năng lượng.

 Nervous System (Hệ thần kinh) – a

 e. Hệ thống này của cơ thể được tạo nên bởi xương của chúng ta. Nó nâng đỡ cơ thể và bảo vệ nội tạng của chúng ta.

 

b. Thực hành nói tên các hệ thống với người kế bên.

2. Các bộ phận dưới đây thuộc cơ quan nào? Sử dụng từ điển để tra những từ mà em không biết.

Circulatuory system (Hệ tuần hoàn): heart (tim); blood (máu), pump (bơm)

Digestive system (Hệ tiêu hóa): stomach (bụng), intestine (ruột)

Respiration system (Hệ hô hấp): breath (thở), air (không khí), lung (phổi)

Skeletal system (Hệ xương): spine (xương sống), bone (xương), skull (sọ)

Nervous system (Hệ thần kinh): brain (não), nerves (dây thần kinh), thinking (suy nghĩ)

Pronunciation (Phát âm)

Tạp phát âm “pr”

Đầu tiên môi trên và dưới đóng lại sau đó mở miệng bật hơi từ bên trong ra tạo thành âm /p/, phát âm nhanh gọn. Sau đó, phát âm nhanh âm /r/ bằng cách cong lưỡi lên để tạo nên một khoảng trống ở giữa miệng nhưng lưỡi không chạm tới chân răng trên. Nâng cao vòm ngạc mềm để luồng hơi có thể thoát ra giữa đầu lưỡi và ngạc mà không tạo thành âm xát.

Tập phát âm “pl”

Đầu tiên môi trên và dưới đóng lại sau đó mở miệng bật hơi từ bên trong ra tạo thành âm /p/, phát âm nhanh gọn. Sau đó, phát âm nhanh âm /l/ bằng cách nâng cao vòm mềm, đầu lưỡi chạm vào phần chân răng phía trên để chặn phần giữa miệng (nhìn từ bên ngoài). Luồng hơi từ phía trong sẽ thoát ra qua hai bên của lưỡi và vòm miệng. Dùng giọng tạo ra phụ âm kêu.

Tập phát âm “gl”

Đầu tiên phát âm nhanh âm /g/, đây là âm ngắn và yếu, không bật hơi. Nâng phần lưỡi sau lên cao chạm tới vòm mềm, như vậy luồng hơi từ phía trong sẽ bị cản lại. Sau đó áp lực luồng hơi trong vòm miệng tăng lên, đẩy lưỡi đi xuống và ra ngoài. Thanh âm rung. Sau đó, phát âm nhanh âm /l/ bằng cách nâng cao vòm mềm, đầu lưỡi chạm vào phần chân răng phía trên để chặn phần giữa miệng (nhìn từ bên ngoài). Luồng hơi từ phía trong sẽ thoát ra qua hai bên của lưỡi và vòm miệng. Dùng giọng tạo ra phụ âm kêu.

Tập phát âm “gr"

Đầu tiên phát âm nhanh âm /g/, đây là âm ngắn và yếu, không bật hơi. Nâng phần lưỡi sau lên cao chạm tới vòm mềm, như vậy luồng hơi từ phía trong sẽ bị cản lại. Sau đó áp lực luồng hơi trong vòm miệng tăng lên, đẩy lưỡi đi xuống và ra ngoài. Thanh âm rung. Sau đó, phát âm nhanh âm /r/ bằng cách cong lưỡi lên để tạo nên một khoảng trống ở giữa miệng nhưng lưỡi không chạm tới chân răng trên. Nâng cao vòm ngạc mềm để luồng hơi có thể thoát ra giữa đầu lưỡi và ngạc mà không tạo thành âm xát.

1. Lắng nghe và lặp lại.

2. Đọc lớn các câu sau.

1. Đám báo chí đến xem buổi trình diễn để thu thập thông tin.

2. Thông thường vở kịch diễn ra ở sân trường.

3. Nhóm ngày càng tăng dần số người tham gia.

4. Tôi vui khi mà bạn liếc qua kính để nhìn ánh sáng rực rỡ.

Grammar (Ngữ pháp)

1. Đọc phần bên dưới về will và be going to

“will” được sử dụng để diễn đạt:

1. lời hứa

2. đề nghị và yêu cầu giúp đỡ

3. từ chối điều gì đó

4. và dự đoán về tương lai

“be going to” được sử dụng để:

5. kế hoạch, dự định

6. và phán đoán

Ghi chú: thỉnh thoảng will và be going to được thay thế cho nhau khi diễn đạt phán đoán.

2. Nhận diện cách sử dụng của “will” và “be going to” trong các câu bên dưới. Viết loại được sử dụng ở mục 1 (1-6) bên cạnh mỗi câu.

1.1        2. 4       3. 5       4. 6      5. 2

1. Cô ấy sẽ cho tôi một quyển sách nếu tôi lau sạch sàn nhà.

2. Cái đinh bị kẹt. Nó sẽ không lơi ra được.

3. Tôi dự định đi du lịch vòng quanh thế giới.

4. Việt nam sẽ trở thành một nước công nghiệp mới vào thế kỉ 21.

5. Nam (nhìn một bà cụ xách những cái túi nặng): Đừng lo, cháu sẽ mang chúng giúp bà.

3. Đọc các câu bên dưới. Đánh dấu ✓ nếu nó thích hợp và dấu x nếu nó không thích hợp. Giải thích cho sự lựa chọn của em.

1. Tôi cần sửa cửa sổ bị vỡ. Bạn sẽ giúp tôi chứ?   x

2. Dự báo nói rằng trời sẽ mưa vào ngày mai.  

3. Bạn có nghe tiếng ồn không? Có ai đó đang đi vào phòng.   

4. Quyết định là chúng ta sẽ ra bờ biển vào ngày mai nhé.   

5. Chúng tôi đã đặt vé, vì vậy chúng tôi sẽ bay đến Bangkok vào tháng sau.   

6. Tôi nghĩ một ngày nào đó loài người sẽ sống trên mặt trăng trong tương lai gần.  

7. Tôi sẽ dịch email này để ông chủ tôi có thể đọc nó.   

8. Đừng lo, tôi sẽ ổn.   

3. Hoàn thành các câu bên dưới với thì đúng của “will” hoặc “be going to”. Đôi lúc cả 2 đều đúng.

1. will/is going to           2. won’t         3. will/is… going to

1. are going to              5. will             6. are… going to

7. will                            8. am not going to

1. Nhìn những đám mây kìa. Tôi nghĩ trời sẽ mưa.

2. Tôi không thể mở cái chai này. Cái nắp không xê dịch.

3. Thời tiết sẽ như thế nào vào thế kỉ tới?

4. Như kế hoạch, chúng ta sẽ lái xe từ thành phố đến biển.

5. Thật không dễ để nói rằng mục tiêu gì sẽ đạt được vào năm tới.

6. Bạn đi du lịch bất cứ đâu vào Tết này hả?

7. Bất chấp cái nóng, chúng ta sẽ đến nơi đúng giờ.

8. Tôi sẽ không gia nhập với bạn ngay vì tôi quyết định ở nhà và học cho bài kiểm tra tuần tới.

5. Đọc các sự thật đáng kinh ngạc về cơ thể em và hoàn thành những câu có sử dụng thể bị động.

 SỰ THẬT ĐÁNG KINH NGẠC VỀ CƠ THỂ BẠN

 Tín hiệu thần kinh đến và đi từ não có thể di chuyển với tốc độ nhanh đến 170 dặm hay 273 ki-lô-mét một giờ.

 Một trái tim bơm khoảng 20.00 ga-lông hay 7.570 lít máu đi khắp cơ thể mỗi ngày.

 Não tiêu thụ một lượng năng lượng tương đương với một bóng đèn 10W.

 Chúng ta sử dụng 17 cơ để cười và 43 cơ khi nhăn mặt.

 Sự cháy nắng nhẹ, không quá gay gắt phá hủy diện rộng các mạch máu.

 Các nhà khoa học ước đoán có khoảng 32 triệu vi khuẩn trên 1 in-sơ vuông (2,5 cm2) trên da của chúng ta.

 Khoảng 7.000.000.000.000.000.000.000.000.000 (7 triệu lũy thừa 8) nguyên tử tạo nên cơ thể bạn.

 Chỉ con người mới sản xuất ra nước mắt cảm xúc.

1. The same amount of power as a 10-watt light bulb is consumed by the brain.

Một lượng năng lượng tương dương với 1 bóng đèn 10W được tiêu thụ bởi não.

2. The blood vessels are damaged, (extensively).

Các mạch máu bị phá hủy (trên diện rộng).

3. Your body is made up of around 7,000,000,000,000,000,000,000,000,000 (7 octillion) atoms.

Cơ thể của bạn được cấu tạo bởi 7.000.000.000.000.000.000.000.000.000 nguyên tử.

4. 2,000 gallon (around 7,570 litres) of blood is pumped through our body everyday (by the heart).

2.000 ga-lông (khoảng 7.570 lít) máu được bơm khắp cơ thể chúng ta mỗi ngày (nhờ tim).

5. 17 muscles are used to smile and 43 (are used / used) to frown.

17 cơ được sử dụng để cười và 43 cơ để nhăn mặt.

6. 32 million bacteria are estimated to live on one square inch of our skin.

32 triệu vi khuẩn được ước đoán sông trên 1 in-sơ vuông trên da của chúng ta.

7. Emotional tears are produced by humans only.

Nước mắt cảm xúc chỉ dược sản xuất bởi con người.

READING (ĐỌC)

Acupuncture (Thuật châm cứu)

1. Nhìn tranh, em biết gì về thuật châm cứu?

2. Đọc đoạn văn bên dưới. Trong cặp, hoặc trong nhóm chọn 3 điều thú vị nhất mà em học được từ thuật châm cứu qua đoạn văn và báo cáo trước lớp.

Châm cứu là một trong những cách chữa bệnh lâu đời nhất trên thế giới. Nó bắt nguồn từ Trung Quốc vào khoảng hơn 2.500 trước. Thực hành châm cứu bén rễ từ ý tưởng đẩy mạnh sự hài hòa giữa con người và thế giới xung quanh ta và sự cân bằng giữa âm và dương. Mặc dù có những vấn đề không thể lý giải được nhưng châm cứu vẫn thịnh hành. Các nghiên cứu khoa học đưa ra bằng chứng rằng nó giúp làm dịu cơn đau và chữa trị các căn bệnh từ đơn giản đến phức tạp.

Kỹ thuật châm cứu bao gồm việc đặt các kim nhọn trên các điểm ấn khác nhau (gọi là huyệt) xuyên suốt khắp cơ thể. Việc kích thích các điểm này được cho là sẽ làm tăng khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể và làm tăng các chức năng của chúng. Đầu tiên, có khoảng 365 huyệt nhưng ngày nay đã tăng lên hơn 2.000 huyệt.

Châm cứu được cho là rất an toàn khi có đầy đủ sự tiên liệu trước. Các bệnh được chữa trị hiệu quả nhất khi châm cứu là đau nhức, xuất huyết nhẹ hoặc mệt mỏi. Một số người có thể cảm thấy mệt mỏi sau một buổi châm cứu. Sự cẩn thận là rất cần thiết để các bộ phận sâu bên trong cơ thể không được tiếp xúc với kim châm.

Dù thường là an toàn, châm cứu không phải dành cho tất cả mọi người. Người gặp vấn đề về xuất huyết hoặc uống thuốc chữa bệnh liên quan đến máu không nên diều trị bằng châm cứu. Nó cũng không dành cho những người có thiết bị chữa bệnh bằng điện gắn bên trong cơ thể.

Ngày nay, nhiều người tìm đến châm cứu như là sự lựa chọn đáng tin cậy ngoài y học hiện đại.

Theo một cuộc khảo sát vào năm 2002 ở Mỹ, xấp xỉ 8,2 triệu người Mỹ trưởng thành đã từng châm cứu. Số liệu này dược báo cáo là sẽ tăng đều đặn.

3. Đọc nhanh đoạn văn và tìm những từ gần nghĩa nhât với những từ bên dưới.

 1. diseases (n)

 ailments

 ốm đau, bệnh tật       

 2. stop (v)

 ease

 dừng

 3. pressure points (n)      

 acupoints         

 huyệt

 4. care (n)

 precaution

 tiên liệu

 5. choice (n)

 alternative

 lựa chọn

 6. cure (n)

 treament

 chữa trị

 7. proof (n)

 evidence

 bằng chứng

 8. enhance (v)

 promote

 đẩy mạnh

 

4. Đọc đoạn văn lần nữa và trả lời câu hỏi bên dưới.

1. Ý niệm cơ bản của châm cứu là gì?

Promoting harmony between humans and the world around them and a balance between yin and yang.

Đẩy mạnh sự hài hòa giữa con người và thế giới xung quanh ta và sự cân bằng giữa âm và dương.

2. Tại sao châm cứu được tin tưởng là mang lại hiệu quả?

It is believed to promote the body’s natural healing capabilities and enhance its funtions.

Nó được tin là sẽ làm tăng khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể và làm tăng các chức năng của chúng.

3. Ngày nay cơ thể con người có tất cả bao nhiêu huyệt?

There are more than 2000 nowadays.

Ngày nay dã có hơn 2.000 huyệt.

4. Châm cứu hiệu quả nhất với các bệnh nào?

There are soreness, slight bleeding, or discomfort.

Đố là đau nhức, xuất huyết nhẹ hoặc mệt mỏi.

5. Ai không nên châm cứu?

Those who have electrical or electronic medical devices inside them.

Những người có thiết bị chữa bệnh bằng điện hoặc từ gắn bên trong cơ thể.

6. Tại sao ngày càng nhiều người tìm đến châm cứu?

Acupunture is considered as a reliable alternative to modern medicine.

Châm, cứu dược cho là sự lựa chọn đáng tin cậy ngoài y học hiện đại.

5. Em có biết các phương pháp trị liệu nào như yoga, châm cứu, mát-xa đầu, xoa bóp bằng dầu thơm không? Làm việc trong cặp hoặc trong nhóm để chia sẻ thông tin và báo cáo trước lớp.

SPEAKING (NÓI)

1. Những thói quen nào bên dưới tốt và những thói quen nào xấu đối với em?

Good habits (Các thói quen tốt)

     being thankful (thể hiện lòng biết ơn)

     keeping a routine (duy trì đều đặn những công việc thường làm mỗi ngày)

     doing regular exercise (tập thể dục đều đặn)

     never giving up (không bao giờ từ bỏ)

     saving money (tiết kiệm tiền)

     reading regularly (chăm đọc sách)

     arriving just in time (đến đúng giờ)

Bad habits (Các thói quen xấu)

     leaving things until the last minute (để mặc mọi thứ đến những giây phút cuối cùng)

     eating what you like (ăn những gì mà bạn thích)

     watching TV all day (xem ti vi cả ngày)

     staying up late (thức khuya)

     littering (vứt rác bừa bãi)

2. Làm việc theo cặp hoặc trong nhóm và thảo luận tại sao các thói quen trên toft và tại sao xấu cho em.

Sử dụng mẫu bên dưới:

I think staying up late is not good since it makes me feel tired the next morning.

Tôi nghĩ thức khuya không tốt vì nó làm cho tôi mệt mỏi vào sáng hôm sau.

I think never giving up is good because it gives you determination and courage.

Tôi nghĩ việc không bao giờ từ bỏ là tôt vì nó tạo cho tôi tính quả quyết và dũng khí.

3. Nhìn vào đoạn văn bên dưới và đọc các lời khuyên. Em cò thể làm theo không? Tại sao có? Tại sao không? <

0