22/02/2018, 15:09

Giải bài tập 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 trang 190 Sinh 9: Ôn tập phần sinh vật và môi trường

Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 190 Sinh Học lớp 9: Ôn tập phần sinh vật và môi trường Bài 1: (trang 190 SGK Sinh 9) Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật không? Đáp án và hướng dẫn giải bài 1 ...

Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 190 Sinh Học lớp 9: Ôn tập phần sinh vật và môi trường

Bài 1: (trang 190 SGK Sinh 9)

Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật không?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật.


Bài 2: (trang 190 SGK Sinh 9)

Nêu những điểm khác biệt về các mối quan hệ cùng loài và khác loài?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Điểm khác biệt về các mối quan hệ cùng loài và khác loài là: quan hệ khác loài có nhiều hình thái quan hệ hơn quan hệ cùng loài.


Bài 3: (trang 190 SGK Sinh 9)

Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở những đặc trưng nào? Nêu ý nghĩa của hình tháp dân số

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

–     Quần thể người khác quần thể sinh vật khác là có những đặc trưng kinh tế – xã hội mà quần thể sinh vật khác không có.

–     Ý nghĩa của hình tháp dân số:

Hình tháp dân số thể hiện tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong của từng lứa tuổi, từ đó cho thấy được đặc điểm phát triển dân số của một nước.


Bài 4: (trang 190 SGK Sinh 9)

Quần xã và quần thể phân biệt với nhau về những mối quan hệ cơ bản nào?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Quần xã và quần thể phân biệt với nhau về những mối quan hệ cơ bản là những quan hệ khác loài (ở quần xã).


Bài 5: (trang 190 SGK Sinh 9)

Hãy điền những cụm từ thích hợp vào các ô vuông ở sơ đồ chuỗi thức ăn dưới đây và giải thích

Đáp án và hướng dẫn giải bài 5:


Bài 6: (trang 190 SGK Sinh 9)

Trình bày những hoạt động tiêu cực và tích cực của con người đối với môi trường?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 6:

–     Những hoạt động tiêu cực của con người đối với môi trường:

+ Khai thác rừng bừa bãi.

+ Săn bắt động vật hoang dã.

+ Đổ rác thải, chất thải công nghiệp, sinh hoạt ra môi trường.

+ Sử dụng các chất phóng xạ, các hóa chất độc,..

–     Những hoạt động tích cực của con người đối với môi trường:

+ Sử dụng nguồn năng lượng sạch.

+ Khai thác tài nguyên lâm, thủy sản hợp lí.

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,…

+ Trồng cây, gây rừng.

+ Phòng cháy rừng.

+ Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.

+ Phát triển dân số hợp lí.

+ Sử dụng đất hợp lí, có kế hoạch cải tạo đất.

+ Chống thử và sử dụng vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân.

+ Quy hoạch bãi rác thải, nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường.


Bài 7: (trang 190 SGK Sinh 9)

Vì sao nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra? Nêu những biện pháp hạn chế ô nhiễm.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 7:

i)    Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây.

j) Giáo dạc để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống.

k) Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ các chất gây nguy hiểm cao.

l) Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học.

m) Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn.


Bài 8: (trang 190 SGK Sinh 9)

Bằng cách nào con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lí?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 8:

–     Sử dụng hợp lí tài nguyên đất bằng các hoạt động chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn,… và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

–     Sử dụng hợp lí tài nguyên nước: bằng cách không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước.

–     Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng bằng cách kết hợp khai thác có mức độ tài nguyên với bảo vệ và trồng rừng, thành lập các -khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia,… để bảo vệ các khu rừng quý có nguy cơ bị khai thác.


Bài 9: (trang 190 SGK Sinh 9)

Vì sao cần bảo vệ các hệ sinh thái? Nêu các biện pháp bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 9:

Có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải, bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm, đồng thời chống ô nhiễm môi trường biển.

Bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái nông nghiệp:

Bên cạnh việc bảo vệ là cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao.


Bài 10: (trang 190 SGK Sinh 9)

Vì sao cần có Luật Bảo vệ môi trường? Nêu một số nội dung cơ bản của luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 10:

—   Cần có luật bảo vệ môi trường để:

+ Điều chỉnh hành vi của xã hội, để ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.

+ Điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lí để phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.

–      Một số nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam (gồm 7 chương với 55 điều khoản):

1.Phòng, chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (Chương II)

–     Quy định về phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường có liên quan tới việc sử dụng các thành phần môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan.

–     Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.

2.Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (Chương III)

–     Các tổ chức và cá nhân cần phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp.

Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.

————– HẾT ————-

0