22/02/2018, 15:12

Giải bài 1,2,3, 4,5,6 trang 155 SGK Hóa 9: Saccarozơ

Tóm tắt lý thuyết và giải bài 1, 2,3,4,5,6 trang 155 SGK Hóa 9: Saccarozơ A. Lý thuyết: Saccarozơ I. Trạng thái thiên nhiên và tính chất vật lý – Saccarozơ có nhiều loại thực vật như: mía, củ cải đường, thốt nốt,… – Saccarozơ C 12 H 22 O 11 là chất rắn kết tinh ...

Tóm tắt lý thuyết và giải bài 1, 2,3,4,5,6 trang 155 SGK Hóa 9: Saccarozơ

A. Lý thuyết: Saccarozơ

I. Trạng thái thiên nhiên và tính chất vật lý

– Saccarozơ có nhiều loại thực vật như: mía, củ cải đường, thốt nốt,…

– Saccarozơ C12H22O11 là chất rắn kết tinh không màu, vị ngọt, tan nhiều trong nước, nhất là nước nóng.

II. Tính chất hoá học

Phản ứng quan trọng của saccarozơ là thủy phân trong môi trường axit,

C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6

Saccarozơ                   glucozơ  fructozơ

III. Ứng dụng

Saccarozơ dùng làm thức ăn cho người, là nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm là nguyên liệu để pha chế thuốc.

B. Hướng dẫn giải bài tập trang 155 SGK Hóa 9: Saccarozơ

Bài 1 (SGK Hóa 9 trang 155)

Khi pha nước giải khát có nước đá người ta có thể làm như sau:

a) Cho nước đá vào nước, cho đường, rồi khuấy.

b) Cho đường vào nước, khuấy tan, sau đó cho nước đá.

Hãy chọn cách làm đúng và giải thích.

Giải bài 1:

Cách làm đúng:
Cách b vì khi chưa cho nước đá vào, đường sẽ dễ tan hơn do nhiệt độ của nước trong cốc nước chưa bị hạ xuống.


Bài 2 (SGK Hóa 9 trang 155)

Hãy viết phương trình hóa học trong sơ đồ chuyển đổi hóa học sau:

Saccarozơ -(1)-> Glucozơ -(2)-> Rượu etylic.

Giải bài 2:

PTHH trong sơ đồ chuyển đổi:

2016-05-19_095506


Bài 3 (SGK Hóa 9 trang 155)

Hãy giải thích tại sao khi để đoạn mía lâu ngày trong không khí, ở đầu đoạn mía thường có mùi rượu etylic.

Giải bài 3:

Trong không khí có thể có một số vi khuẩn giúp phân hủy dần saccarozơ thành glucozơ, sau đó lên men glucozơ thành rượu etylic.


Bài 4 (SGK Hóa 9 trang 155)

Nêu phương pháp hóa học phân biệt ba dung dịch sau: glucozo, rượu etylic, saccarozơ

Giải bài 4:

* Cho từng dung dịch qua AgNO3/NH3, chỉ có glucose tạo kết tủa bạc :
C5H11O5-CHO + 2[Ag(NH3)2]OH = C5H11O5COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
** Cho các dung dịch còn lại qua CuO nung nóng thấy màu đen của CuO chuyển thành màu đỏ của Cu => C2H5OH
C2H5OH + CuO = CH3CHO + Cu + H2O
Chất còn lại là saccharose


Bài 5 (SGK Hóa 9 trang 155)

Từ một tấn nước mía chứa 13% saccarozơ có thể thu được bao nhiêu kg saccarozơ ?

Cho biết hiệu suất thu hồi đường đạt 80%

Giải bài 5:

Khối lượng saccarozơ có trong 1 tấn nước mía là:

1 x (13/100) = 0,13 tấn = 130 kg

Khối lượng saccarozơ thực tế thu hồi được là: 130 x (80/1000 = 104 kg.


Bài 6 (SGK Hóa 9 trang 155)

Khi đốt cháy một loại gluxit (thuộc một trong các chất sau: glucozơ, saccarozơ) người ta thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ là 33 : 88

Xác định công thức hóa học của gluxit trên.

Giải bài 6:

Gọi công thức của gluxit là CxHyOz

PTHH của phản ứng cháy:

4CxHyOz + (4x + y – 2z) O2 —tº→ 4xCO2 + 2yH2O

Theo PTHH ta có; cứ 1 mol gluxit bị đốt cháy sẽ tạo ra 44x gam CO2 và 18 x y/2 gam H2O

Theo đề bài: 2016-05-19_100740

Kết hợp với dữ kiện của đề bài ta thấy công thức phù hợp với gluxit là C12H22O11. Đó là saccarozo.

Bài sau: Giải bài 1,2,3, 4 trang 158 SGK Hóa 9: Tinh bột và xenlulozơ

0