31/05/2017, 22:17

Giá trị lịch sử và giá trị văn chương của bản Tuyên ngôn độc lập ( Hồ Chí Minh)

Đề bài: Anh chị hãy phân tích giá trị lịch sử và giá trị văn chương trong tác phẩm “Bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh” I/ Mở bài : II/ Thân bài Nêu khái quát suy nghĩ của mình : _ Một tác phẩm văn học thường gắn với số phận của một cá nhân nào đó. Nhưng những áng thiên cổ hùng văn lại gắn liền ...

Đề bài: Anh chị hãy phân tích giá trị lịch sử và giá trị văn chương trong tác phẩm “Bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh” I/ Mở bài : II/ Thân bài Nêu khái quát suy nghĩ của mình : _ Một tác phẩm văn học thường gắn với số phận của một cá nhân nào đó. Nhưng những áng thiên cổ hùng văn lại gắn liền với số phận của cả một dân tộc một quốc gia. Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh là một tác phẩm như thế. _ Sau 80 năm quất khởi ...

Đề bài: Anh chị hãy phân tích giá trị lịch sử và giá trị văn chương trong tác phẩm “Bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh”

I/ Mở bài :

II/ Thân bài

Nêu khái quát suy nghĩ của mình :

_ Một tác phẩm văn học thường gắn với số phận của một cá nhân nào đó. Nhưng những áng thiên cổ hùng văn lại gắn liền với số phận của cả một dân tộc một quốc gia. Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh là một tác phẩm như thế.

_ Sau 80 năm quất khởi đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp, nhân dân ta lại ca khúc khải hoàn : Độc lập tự do. Tác phẩm không chỉ ghi dấu một thời hào hùng của lịch sử dân tộc mà còn tác động mạnh mẽ đến tâm trí muôn triệu người đọc, người nghe

_ Nên cho rằng “ Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị lịch sử to lớn mà còn là một tác phẩm văn chương mẫu mực…” là rất chí lí ( đồng tình )

Phân tích và chứng minh làm sáng tỏ suy nghĩ trên

1/ Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh có giá trị lịch sử to lớn :

a/ nó ra đời trong không khí và thời điểm trọng đại đối với vận mệnh của một dân tộc, lại được người con ú tú nhất của dân tộc ấy đại diện nói lên ý chí và khát vọng của đất nước mình

– Sau bao nhiêu năm vùng lên phá bỏ xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, ngày 19/8/45, chính quyền ở Hà Nội đã về tay nhân dân. Và ngày 26/8 Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà 48 Hàng Ngang nNgười soản thảo Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2/9/45, tại quảng trường Ba Đình Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước 50 vạn quốc dân đồng bào.

– Đó là áng văn mở nước của thời đại cách mạng vô sản, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc : kỉ nguyên độc lập tự do

b/ Nó thực sự là một văn kiện lịch sử to lớn :

– Khái quát đầy đủ, toàn diện về lịch sử Việt Nam của hơn 80 năm trước ngày Độc lập

“…Hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”

– Chi tiết (thật ) cụ thể điển hình :

“Trước ngày 9/3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Yhậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”.

– Hồ Chí Minh đã phân tích thế cuộc trong và ngoài nước một cách sắc sảo và dự báo những gì sẽ diễn ra sau đó

Khi đặt bút viết tác phẩm này, đối tượng hướng tới của Bác không chỉ là nhân dân trong nước, nhân dân thế giới và công luận quốc tế mà còn là trùng vây đế quốc Anh, Pháp Mĩ và bè lũ phản độngTrung Hoa Quốc dân đảng – những kẻ đang tung ra trước dư luạn thế giới những luận điệu xảo trá…

Bên cạnh nhiệm vụ tuyên bố độc lập, Bác còn lật tẩy bản chất xấu xa đê hèn và đập tan những luận điệu xảo trá nhằm xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp.

Trong phần mở đầu trang trọng của bản Tuyên ngôn Bác trích dẫn hai câu nói nổi tiếng trong hai bản tuyên ngôn nổi tiếng thế giới… nhằm cảnh tỉnh bọn có dã tâm xâm lược bằng chính lời răn dạy của tổ tiên cha ông chúng. Đó là sự mền dẻo của sách lược lạt mềm buộc chặt

Với tầm nhìn của một nhà chiến lược

Bác chỉ rõ cục diện chính trị mới “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Từ nô lệ, “dân ta đã đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng lên nước Việt Nam độc lập”, “dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập lên chế độ dân chủ cộng hòa”. Để rồi giữa Ba Đình rực nắng, Người trịnh trọng tuyên bố “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và Độc lập, và thực sự đã trở thành một nước tự do và Độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc ta sau đó đã được Bác dự báo trước từ thời điểm ấy. Và Bác cũng đã chuẩn bị tâm thê cho dân tộc ta từ buổi trưa lịch sử ấy.

2/ Tuyên ngôn Độc lập còn là một tác phẩm văn chương mẫu mực

mà ở tác phẩm ta cảm nhận được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận với chất văn chương mang tư tưởng lớn lao của thời đại mới.

a/ Tuyên ngôn Độc lập là bài văn chính luận mẫu mực :

– Sức thuyết phục mạnh mẽ được toát ra từ lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép tác động mạnh đến lí trí người đọc người nghe

Nhiệm vụ của phần mở đầu của một bản tuyên ngôn là nêu nguyên lí chung làm cơ sở tư tưởng cho toàn bài.

Để xác định cơ sở pháp lí cho bản tuyên ngôn của mình Bác đã mở đầu bằng cách trích dẫn 2 câu nói nổi tiếng trong hai bản tuyên ngôn nổi tiếng thế giới

Bản Tuyên ngôn Độc Lập 1776 của Mĩ viết :“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”;

Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp 1791 cũng nói : “Người ta sinh ra có quyền tự do và bình đẳng về quyền lợi. Và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

–>Bằng cách ấy, Bác không chỉ đặt cơ sở tư tưởng vững chắc cho bản Tuyên ngôn Độc lập mà còn khéo léo và kiên quyết khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của người Pháp người Mĩ, dùng gậy ông đập lưng ông nhằm rung lên hôi chuông cảnh báo ngăn chặn âm mưu xâm lược của chúng

–>Bằng cách mở đầu như thế, Bác đã đặt ba cuộc cách mạng ngang nhau, ba nền độc lập ngang nhau. Bác đã nâng tầm vóc văn hóa Việt Nam sánh ngang với ánh sáng văn minh thế giới

Nét sáng tạo mới mẻ trong ngòi bút chính luận Hồ Chí Minh không chỉ ở việc trích dẫn trong 2 bản tuyên ngôn nổi tiếng mà Bác còn suy rộng phát triển vấn dề lên thành một tư tưởng mới :

+ Những gì tuyên ngôn của người Pháp người Mĩ đưa ra đều đáp ứng cho nhu cầu thuộc về cá nhân, về cái tôi của mỗi người, không có bóng dáng của lập trường dân tộc

+ Tài lập luận của Bác là ở chỗ Bác cho rằng mọi người là tất cả con người, tất cả con người làm thành dân tộc. Do đó mọi người có thể thay thế bằng dân tộc : “Từ lời nói bất hủ ấy suy rộng ra có nghĩa là : Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Óc suy luận của nhà chính trị Hồ Chí Minh quả là sáng suốt và lôgic, biết cách dùng từ và dùng đúng chỗ. Từ quyền con người Bác đã vận dụng thiết thực và sáng tạo vào quyền độc lập dân tộc, từ khái niệm con người cá nhân sang khái niệm dân tộc một cách tổng quát và đầy thuyết phục.

“Những lẽ phải không ai chối cãi” của phần mở đầu được dùng như một tiền đề, một xuất phát điểm chắc chắn để dẫn tới cái đích cuối cùng :

Bác trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới về nền độc lập của dân tộc

Và trong phân tuyên bố này cái tài lập luận của nhà chính trị Hồ Chí Minh là ở chỗ :

+ Lấy lời nói của các nước đồng minh để khéo léo thắt buộc các nước Đông minh : “Chúng tôi tin rằng các nước đồng minh đã công nhân nguyên tắc dân tộc bình đẳng quyết không thể không công nhận độc lập của nhân dân Việt Nam. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập”

“Tin” là tỏ vẻ tôn trọng là giả định phẩm chất tốt đẹp của họ. Đó là cách Bác buộc họ không thể không công nhận quyền độc lập của nhân dân Việt Nam. Bác đã lùi một bước “tin” để tiến thêm hai bước dài “quyết không thể không công nhận…”, hai lần phủ định “không” để dẫn tới sự khẳng định mạnh mẽ “quyền độc lập của dân tộc Việt Nam”

Một bài văn chính luận chặt chẽ không thể thiếu

– Hệ thống luận điểm, luận chứng chặt chẽ toàn diện, tiêu biểu và đầy ấn tượng

Để bóc trần bộ mặt giả danh khai hóa bảo hộ của thực dân Pháp, để chứng minh chúng là kẻ làm trái nguyên lí, Bác đã

+ Khái quát hai loại tội ác

về chính trị …

Về kinh tế …

–>Với ngòi bút hiện thực sắc sảo, Bác không chỉ tái hiện sinh động chân dung tên khổng lồ thực dân Pháp với bàn tay sắt bóp chết một sinh vật nhỏ bé mà còn xé toang chiêu bài khai hóa bảo hộ giả dối bịp bợp bấy lâu nay của chúng

Không chỉ khái quát hai loại tội ác trên, Bác còn :

+ Vạch trần bộ mặt hèn nhát và phản bội của chúng “…”

. Quì gối đầu hàng mở cửa rước Nhật- bán nước ta 2 lần cho Nhật

. Chúng quang thêm một ách lên đầu lên cổ nhân dân Việt Nan, kết quả là 2 triệu người chết đói

. Chúng biến Việt minh thành kẻ thù chính và thẳng tay khủng bố

Đối lập với cái dã man ti tiện của chúng là

Nhân dân Việt Nam – những người làm đúng nguyên lí

Đối với những kẻ bàn tay còn vấy máu

+ Việt minh vẫn đối xử nhân đạo “giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng tài sản cho họ”.

–>Đến đây hình ảnh thực dân Pháp hoàn toàn nhỏ bé yếu đuối đáng thương. Ta hiện ra ở thể đối lập : Nhân hậu, anh hùng vị tha cao thượng

–> Bằng thế đối lập ấy Bác khẳng định trước công luận quốc tế : chính thực dân Pháp là những kẻ làm trái nguyên lí đi ngược lại truyền thống văn hóa của cha ông chúng và của nhân loại, nhân dân Việt Nam là những người làm đúng nguyên lí. Vậy thì ai sẽ bảo hộ ai

Không những tạo ra thế đối lập giữa ta và địch, Bác còn

+ Khẳng định sự thật lịch sử

. Từ mùa thu 1940 nước ta trở thành thuộc địa của Nhật chứ không phải là thuộc địa của Pháp

. Dân ta vùng lên giành chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp

Phá chạy Nhật hàng vua Bảo Đại thoái vị

–> Về lý một vật đã bán cho người khác tất thuộc quyền sở hữu của người đó. Ta lấy lại vật đã mất từ tay Nhật, như thế về mọi mặt, Pháp không có quan hệ gì với Việt Nam

b/ Chất văn chương của Tuyên ngôn Độc lập cũng tác động rất lớn đến người đọc, người nghe
– Bác xây dựng thực dân Pháp và dân tộc Việt Nam thành hai con người có thể hình dung diện mạo cốt cách và đối kháng nhau. Đó là hai hình tượng mang đầy tính thẩm mĩ của văn chương

– Khi tố cáo tội ác thực dân Pháp, từng câu từng chữ bên cạnh thuật ngữ chính trị, còn ám ảnh nhức nhối tâm can người đọc bợi sức mạnh nghệ thuật của văn chương

Các đoạn văn, câu văn được mở đầu bằng hàng loạt từ “chúng” gắn với hành động tàn bạo… Cách nói trùng lặp ấy tạo cho đoạn văn giọng điệu liên hoàn không chỉ thể hiện tội ác chồng chất mãi không thôi của kẻ thù mà còn là những nhát búa đập thẳng vào lớp vỏ bọc mĩ miều của thực dân Pháp

Bên cạnh đó tác giả còn

Sử dụng những điệp từ, điệp ngữ, trạng từ có sức nặng miêu tả bản chất của sự việc

Hình thức đối lập kết hợp cách nói giàu hình ảnh làm cho từng câu từng chữ như dồn nén bao căm giận bao cảm xúc

–> Cảm xúc hòa quyện với lí trí tạo lên sức mạnh chiến đấu sắc sảo trong văn phong chính luận Hồ Chí Minh

– Để nêu bật chân dung tên khổng lồ Pháp đang bị teo tóp co quắp run sợ,

Bác đã dùng nhiều động từ miêu tả : Quì gối, đầu hàng, mở cửa rước Nhật, bỏ chạy…

Dùng từ nhấn mạnh cái ti tiện cái dã man của chúng : thậm chí, nhẫn tâm, giết nốt, số đông…

– Khi đập lại luận điệu xảo trá của thực dân Pháp

rằng Đông dương là thuộc địa của chúng, Bác đã dùng điệp ngữ , lặp cú pháp “sự thật là…chứ không phải”. Cách nói trùng lặp ấy khẳng định mạnh mẽ chiến thắng của ta và phủ nhận dắt khoát mọi sự bắt mối ảo tưởng về chủ quyền của Pháp trên đất Việt Nam
– Tuyên bố với nhân dân thế giới về việc thành lập của một nhà nước mới,

tác giả đã đanh thép và triệt để : “chúng tôi – lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất mọi đặc quyền của Pháp trên đất Việt Nam”. Những cụm từ “thoát li hẳn”, “xóa bỏ hết”, “xóa bỏ tất” như những nhát gươm chém sắc chém thẳng vào những dây dợ còn dính líu của thực dân Pháp, phủ nhận tuyệt đối mọi quan hệ lệ thuộc của Pháp và Việt Nam

Bác còn sử dụng những câu văn có kết cấu song song : “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập”àTao điệp khúc âm vang hào hùng.

Bản tuyên ngôn kết thúc băng nhưng câu móc xích trùng điệp nêu bật ý chí khát vọng độc lập tự do của dân tộc Việt Nam : “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do độc lập và thực sự đã là một nước tự do độc lập.Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”

Lời văn không khô khan mà trũ tình đanh thép. Mỗi từ mỗi câu đều chứa đựng trong đó sức nặng tinh thần của cả một dân tộc anh hùng quyết hi sinh để giữ độc lập tự do. Cụm từ độc lập tự do được lặp đi lặp lại ba lần như khắc sâu vào muôn triệu người Việt Nam, như tiếng kèn xung trận vang lên mạnh mẽ hào hùng. Lời tuyên bố mở nước cũng là lời thề sắt đá vừa thiêng liêng vừa khích lệ nhân dân ta vừa là lời cảnh báo đối với kẻ thù. Tác phẩm kết thúc những cũng là mở đầu cho một thời kì đấu tranh giữ vững chủ quyền độc lập tự do của dân tộc.

III/ Kết luận

0