31/05/2017, 12:13

Đôi nét về nhà thơ Trần Tế Xương – Nhà thơ trào phúng

Trần Tế Xương, nhà thơ trào phúng Trần Tế Xương lúc nhỏ tên là Trần Duy Uyên, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, sinh ngày 10 tháng 8 Canh Ngọ (5 – 9 -1870), tại làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay là phố Hàng Nâu, thánh phố Nam Định. Đến năm 1903, nhà thơ đôi tên một lần nữa, thành ...

Trần Tế Xương, nhà thơ trào phúng Trần Tế Xương lúc nhỏ tên là Trần Duy Uyên, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, sinh ngày 10 tháng 8 Canh Ngọ (5 – 9 -1870), tại làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay là phố Hàng Nâu, thánh phố Nam Định. Đến năm 1903, nhà thơ đôi tên một lần nữa, thành Trần Cao Xương, nhân khoa thi Quý Mão. Cha là nhà nho Trần Duy Nhuận, thi nhiều lần không đỗ, làm Tự thừa ở dinh đốc học Nam Định. Trần Tế Xương, là con trưởng trong gia đình có chín ...

Trần Tế Xương, nhà thơ trào phúng

Trần Tế Xương lúc nhỏ tên là Trần Duy Uyên, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, sinh ngày 10 tháng 8 Canh Ngọ (5 – 9 -1870), tại làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay là phố Hàng Nâu, thánh phố Nam Định. Đến năm 1903, nhà thơ đôi tên một lần nữa, thành Trần Cao Xương, nhân khoa thi Quý Mão. Cha là nhà nho Trần Duy Nhuận, thi nhiều lần không đỗ, làm Tự thừa ở dinh đốc học Nam Định. Trần Tế Xương, là con trưởng trong gia đình có chín anh em. Nhà thơ lấy vợ, bà Phạm Thị Mần, năm mới mười sáu tuổi. Sau này, bà trở thành nhân vật nổi tiếng của phụ nữ nước Nam xinh xắn, giàu lòng yêu chồng thương con, hết mực tảo tần.

Nối tiếng thông minh, con đường hoạn lộ của nhà thơ bắt đầu từ năm 17 tuổi, nhưng thi mãi tám lần cũng chỉ đỗ Tú tài. Suốt đời ngoài việc đi thi, làm thơ phú và nay đây mai đó, nhà thơ hầu như không làm gì, kể cả dạy học, một nghề thường thấy của các nho sĩ ngày xưa.

Trần Tế Xương mất đột ngột ngày Rằm tháng Chạp năm Bính Ngọ (29 – 1 – 1907), trong một đêm rét mướt tại quê ngoại, làng Đê Tứ, huyện Mỹ Lộc. Năm đó, nhà thơ mới ba mươi bảy tuổi.

Cuộc đời ngắn ngủi của nhà thơ Trần Tế Xương rơi vào đúng giai đoạn có nhiều biến động, đau thương nhất của lịch sử dân tộc và xã hội Việt Nam: mất Nam Kỳ, Bắc Kỳ rồi thực dân đặt ách thống trị trên toàn cõi Việt Nam; xã hội phong kiến mục ruỗng nhưng chưa chết hẳn lại manh nha một xã hội mới nhố nhăng hơn… Những nỗi đau, buồn, phẫn uất riêng của Tú Xương đã hòa chung với nỗi đau của dân tộc, nhân dân thời bấy giờ. Và thế là, cái xã hội ấy đã đi vào thơ Tú Xương hầu như nguyên vẹn cả hình hài, từ sự tha hóa của nhiều bộ phận xã hội trước ma lực của đồng tiền đến “sĩ khí rụt rè gà phải cáo” của tầng lớp nho sĩ cuối mùa, vừa muốn giữ vẻ oai nghiêm, chững chạc vốn có, vừa lom khom chen lấn để có tí chút quyền lực và của cải. Cả đời, Tú Xương hầu như làm thơ trào phúng về bao cái mới quái gở đó. Nhà thơ vạch trần, đả kích thẳng tay và khi cần gọi tên, điểm mặt.

Tính khái quát của thơ trào phúng của Tú Xương cũng khá cao, vì thế cái xã hội cụ thể mà ông nói đến là xã hội Vị Hoàng, Nam Định, song cũng là cái xã hội Việt Nam thời bấy giờ.

Bên cạnh phần lớn thơ trào phúng, Tú Xương còn để lại nhiều bài thơ trữ tình thắm thiết. Điều này phản ánh bản chất, cốt cách của nhà thơ, một người giàu lòng yêu thương, luôn thao thức với đời và cũng hết sức chân thật khi tự trách mình. Có người đã tôn Tú Xương là “nhà thơ thiên tài” Còn Xuân Diệu cho sự tồn tại của Tú Xương trong văn chương dân tộc là vĩnh hằng.

0