24/04/2018, 20:32

Đọc bài thơ “Bè xuôi sông La” rồi trả lời các câu hỏi sau, Bài thơ gợi tả vẻ đẹp êm đềm, thơ mộng của dòng sông La và nói lên...

Bè xuôi sông La – Đọc bài thơ “Bè xuôi sông La” rồi trả lời các câu hỏi sau. Bài thơ gợi tả vẻ đẹp êm đềm, thơ mộng của dòng sông La và nói lên những cảm xúc say mê của tác giả BÈ XUÔI SÔNG LA Bè ta xuôi sông La Dẻ cau cùng táu mật Muồng đen và trái đất Lát chun rồi lát hoa ...

Bè xuôi sông La – Đọc bài thơ “Bè xuôi sông La” rồi trả lời các câu hỏi sau. Bài thơ gợi tả vẻ đẹp êm đềm, thơ mộng của dòng sông La và nói lên những cảm xúc say mê của tác giả
BÈ XUÔI SÔNG LA

Bè ta xuôi sông La

Dẻ cau cùng táu mật

Muồng đen và trái đất

 Lát chun rồi lát hoa

 

Sông La ơi sông La

Trong veo như ánh mắt

Bờ tre xanh im mát

Mươn mướt đôi hàng mi

Bè đi chiều thầm thì

Gỗ lượn đàn thong thả

Như bầy trâu lim dim

Đắm mình trong êm ả

Sóng long lanh vẩy cá.

Chim hót trên bờ đê

 

Ta nằm nghe, nằm nghe

Giữa bốn bề ngây ngất

Mùi vôi xây rất say

Mùi lán cưa ngọt mát

Trong đạn bom đổ nát

Bừng tươi nụ ngói hồng

Đồng vàng hoa lúa trổ

Khói nở xòa như bông…

Vũ Duy Thông

Đọc bài thơ “Bè xuôi sông La” rồi trả lời các câu hỏi sau:

1. Tìm đại ý và ý nghĩa bài thơ “Bè xuôi sông La”?

2. Sông La ở đâu và đẹp như thế nào ?

3. Chiếc bè gỗ được ví với gì? Cách nói ấy có gì hay?

4. Vì sao nhìn những bè gỗ trôi xuôi dòng sông La, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng ?

5. Hình ảnh “Trong đạn bom đổ nát- Bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì?

BÀI LÀM

1. Đại ý và ý nghĩa của bài thơ:

Bài thơ gợi tả vẻ đẹp êm đềm, thơ mộng của dòng sông La và nói lên những cảm xúc say mê của tác giả khi ngắm nhìn những bè gỗ xuôi dòng mà nghĩ về ngày mai tái thiết quê hương đất nước trong hòa bình yên vui.

2. Sông La thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Qua bài thơ, ta cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng, êm đềm của con sông này. Nước sông La “trong veo”. Sóng nước lăn tăn như “vảy cá”, phản chiếu ánh sáng mặt trời, gương sông trở nên “long lanh”. Những bờ tre “in mái”, soi bóng xuống dòng sông. Tiếng chim hót ríu ran trên bờ đê sớm sớm chiều chiều.

3. Những bè gỗ quý xuôi dòng được ví với đàn cá đang “lượn” được so sánh với bầy trâu đang “đắm mình trong êm ả” giữa buổi chiều “thầm thì”. Đây là những câu thơ nói về bè gỗ trên dòng sông La:

“Bè đi chiều thầm thì

Gỗ lượn đàn thong thả

Như bầy trâu lim dim

Đắm mình trong êm ả.”

Cách ví von, so sánh của tác giả rất hay, tạo nên những hình tượng gợi cảm. Những bè gỗ quý nửa chìm nửa nổi, nối đuôi nhau thành một dãy dài giống như “đàn” cá đang “lượn” trên sông, khác nào “bầy trâu lim dim” cặp mắt hiền lành đang “đắm mình trong êm ả” giữa buổi chiều quê “thầm thì”. Cảnh sắc dòng sòng La thật hữu tình, thơ mộng.

4. Tác giả say mê ngắm nhìn những bè gỗ quý trôi xuôi trên dòng sông La, giữa thời “đạn bom đổ nát” mà lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng, vì nhà thơ lạc quan tin tưởng một cách mãnh liệt rằng: cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta nhất định toàn thắng, đất nước sẽ được độc lập thống nhất, hòa bình, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

5. Hình ảnh “Trong đạn bom đổ nát – Bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên cảnh tượng tái thiết đất nước trên đống tro tàn sau chiến tranh. Những ngôi nhà, những trường học, bệnh viện, những nhà máy mới… hùng vĩ, tráng lệ được nhân dân ta xây dựng nên trong khung cảnh hòa bình. Và đó cũng là niềm tin tưởng lạc quan của Vũ Duy Thông gửi gắm qua những vần thơ đẹp.

pov-olga4

0 chủ đề

23913 bài viết

0