14/01/2018, 15:52

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 2 năm 2013 trường THPT Gia Lộc, Hải Dương

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 2 năm 2013 trường THPT Gia Lộc, Hải Dương Đề thi thử đại học môn Văn có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn là đề thi thử đại học môn Văn có đáp án đi ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 2 năm 2013 trường THPT Gia Lộc, Hải Dương

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

là đề thi thử đại học môn Văn có đáp án đi kèm dành cho các bạn thi sinh luyện đề, ôn tập và củng cố kiến thức, nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi THPT Quốc gia 2016 sắp diễn ra.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn tiếng Anh lần 2 năm 2013 trường THPT Gia Lộc, Hải Dương

SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT GIA LỘC

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2.0 điểm)

Trình bày những nét chính phong cách nghệ thuật của thơ Tố Hữu.

Câu 2 (3.0 điểm)

Từ sự cảm nhận những câu thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm:

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...

(Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm)

Anh (chị) suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nước.

Câu 3 (5.0 điểm)

Phân tích ý nghĩa hình tượng cây xà nu trong truyện "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Câu 1 (2.0 điểm) Trình bày những nét chính phong cách nghệ thuật của thơ Tố Hữu.

  • Lướt qua cuộc đời, tiểu sử Tố Hữu...
  • Trọng tâm là phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
    • Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị, quan tâm thể hiện những vấn đề lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của cách mạng và con người cách mạng. Khuynh hướng sử thi nổi bật trong những sáng tác từ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp trở về sau. ....(dẫn chứng minh hoạ)
    • Thơ Tố Hữu tràn đầy cảm hứng lãng mạn luôn hướng người đọc tới chân trời tươi sáng... (dẫn chứng)
    • Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết- giọng của tình thương mến. Nhiều vấn đề chính trị, cách mạng đã được thể hiện như những vấn đề của tình cảm muôn đời. (dẫn chứng minh hoạ)
    • Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc không chỉ trong nội dung mà còn trong nghệ thuật biểu hiện: Các thể thơ và thi liệu truyền thống được sử dụng nhuần nhuyễn, ngôn từ giản dị, vần điệu phong phú, nhạc tính dồi dào... (dẫn chứng minh hoạ)

Câu 2 (3.0 điểm) Từ đoạn thơ trong bài Đất Nước của NKĐ suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nước.

Yêu cầu:

  • Thể loại: Nghị luận xã hội.
  • Nội dung: Quan niệm về lẽ sống, trách nhiệm với Tổ Quốc
  • Phạm vi dẫn chứng: Thực tế, văn học...
  • Hình thức: Một bài văn ngắn- có đầy đủ 3 phần: Mở, thân, kết.

I. Đặt vấn đề

  • Tình yêu đất nước quê hương....
  • Dẫn đoạn thơ của NKĐ- nêu đại ý khái quát vấn đề

II. Giải quyết vấn đề

1. Giải thích: Các từ ngữ "máu xương, gắn bó, san sẻ, hoá thân" => Nội dung đoạn thơ: Đất Nước gần gũi, gắn bó mật thiết với mỗi người như là một phần thân thể chính mình. Cho nên mỗi cá nhân cần phải biết tự nguyện gắn bó, cống hiến, hi sinh để làm giàu đẹp thêm cho đất nước, giữ gìn, phát huy và nối tiếp truyền thống của đất nước.

2. Khẳng định vấn đề

  • Vai trò của quê hương, đất nước
    • Đất nước vốn rộng lớn, trừu tượng nhưng cũng rất cụ thể, gần gũi với mỗi con người
    • Đất nước là không gian, thời gian sinh hoạt lao động hàng ngày, lưu giữ cho ta những kỉ niệm, kí ức, cảm xúc...
    • Đất nước hiện hình trong dáng dấp, màu da, mái tóc, giọng điệu của mỗi con người
    • Đất nước là quê hương, là những người thân yêu...
    • Vì thế hi sinh, cống hiến cho đất nước cũng là hi sinh cống hiến cho những người thân yêu của mình
  • Mỗi cá nhân, mỗi thế hệ là một mắt xích quan trọng trong cuộc chạy tiếp sức vĩnh cửu giữa các thế hệ để làm nên truyền thống dân tộc. Đặc biệt là thanh niên- lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai thúc đẩy sự phát triển của đất nước thì cần phải có trách nhiệm gánh vác trọng trách thiêng liêng ấy.
    • Ở mỗi thời điểm, thanh niên có hành động gắn bó và san sẻ khác nhau (HS lấy dẫn chứng minh hoạ: Trong lao động, trong chiến đấu, trong thời kì hội nhập hôm nay. VD:
      • Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù", "Ta biết giấu mặt vào đâu, gấu quần hay gấu áo khi đường Trường Sơn không có dấu chân ta" (Mãi mãi tuổi hai mươi)...

3. Bàn luận, mở rộng

  • Phê phán: Những quan niệm sai lầm về đất nước, phê phán lối sống ích kỉ, hưởng thụ, hoặc đòi hỏi ở đất nước, ngại khó ngại khổ...không đóng góp thậm chí làm băng hoại, hoen ố truyền thống tốt đẹp của dân tộc
  • Bổ sung: Trong thời kì HĐH đất nước, hội nhập mở cửa hiện nay, thanh niên cần trau dồi tri thức, bắt kịp thời đại, rèn luyện bản lĩnh vững vàng trước cuộc hội nhập quốc tế, rèn đức luyện tài để "vừa hồng, vừa chuyên" đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

III. Đánh giá chung: Qua đoạn thơ, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện một quan niệm đúng đắn về đất nước, ý thức rõ ràng trách nhiệm của mình và thế hệ mình trước vận mệnh dân tộc. Tư tưởng đó phù hợp với mọi thời đại và có tác dụng to lớn trong việc hiệu triệu thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

- Liên hệ bản thân

Câu 3 (5.0 điểm) Cảm nhận về ý nghĩa hình tượng xà nu trong truyện

* Yêu cầu:

  • Thể loại: Nghị luận văn học.
  • Nội dung: Phân tích ý nghĩa hình tượng cây xà nu trong truyện "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành.
  • Phạm vi dẫn chứng: Tác phẩm "Rừng xà nu".

A. Đặt vấn đề:

  • Bối cảnh lịch sử....
  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm...
  • Khái quát ý nghĩa của hình ảnh: cây xà nu- một hình tượng tạo vẻ đẹp hùng tráng, chất sử thi và lãng mạn cho câu chuyện về làng Xô man với những con người bất khuất kiên cường.

B. Giải quyết vấn đề

Cảm nhận về hình tượng (4,0 điểm)

  • Cây xà nu: đặc điểm (d/c) trong truyện được xuất hiện nhiều lần dường như rất quan thuộc với con người nơi núi rừng Tây Nguyên, nó tham dự vào tất cả những sinh hoạt, đời sống, những vui buồn của người dân nơi đây (d/c)
  • Tác phẩm là bản anh hùng ca về cuộc đời đau thương anh dũng, bất khuất kiên cường của Tnú cũng như tất cả người dân làng Xôman  tương đồng hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu đau thương mà anh dũng....
    • Xà nu đau thương, bị tàn phá dữ dội, khốc liệt (d/c)...
    • Xà nu kiên cường, kiêu hãnh.... (d/c); sức sống mãnh liệt đầy trẻ trung (d/c) => Con người – thế hệ trẻ nơi đậy đau thương không chịu khuất phục: luôn gắn bó với cách mạng, bất khuất từ lúc bé thơ (Mai, Tnú, Dít, bé Heng...) lớn lên trong lửa đạn, trưởng thành trong đau thương, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì tự do của dân tộc.

=> Nghệ thuật nhân hoá, cây xà nu, rừng xà nu có tính cách như con người...

    • Sức sống bất khuất kiên cường của cây xà nu còn được tạo bởi hàng vạn cây, ở những đồi xà nu nối tiếp nhau tới tận chân trời; ở tấm ngực lớn của rừng ưỡn ra che chở cho làng. => Bất chấp hi sinh, một lòng đi theo Đảng, theo cách mạng hết thế hệ này đến thế hệ khác: một cây ngã > < bốn năm cây con mọc lên...thay thế những cây đã ngã → Anh Xút, bà Nhan, Mai... Tnú, Dít... mà tiêu biểu là hình ảnh cụ Mết – "như một cây xà nu lớn" (d/c)
    • Cây xà nu còn là người chứng kiến sự giác ngộ, sự hi sinh thầm lặng, lòng dũng cảm, chí khí quật khởi của làng Xô Man (d/c); ánh lửa xà nu soi sáng lời dặn của anh Quyết (d/c); Lửa xà nu còn minh chứng cho lòng can đảm của Tnú (d/c)
    • Giọng điệu sử thi của "Rừng xà nu" bắt đầu từ câu chuyện kể của cụ Mết dưới ánh lửa xà nu mang đến phong vị anh hùng ca cho tác phẩm. Cây xà nu không chỉ gắn với quá khứ, hiện tại anh hùng mà còn gắn bó với mọi sinh hoạt, phong tục và đời sống văn hoá của người Xô Man, của các dân tộc Tây Nguyên.

C. Kết thúc vấn đề.

  • Khái quát ý nghĩa của hình tượng: Cây xà nu là 1 hình tượng sáng tạo nghệ thuật độc đáo giàu ý nghĩa của NTT. Qua hình tượng này người đọc không chỉ thấy rõ sức sống kiên cường của nhân dân làng Xôman, của con người Tây Nguyên nói riêng mà còn là sức sống mãnh liệt của nhân dân Việt Nam trong những ngày chống Mĩ.
  • Liên hệ cá nhân: Yêu mến, khâm phục tự hào...Thế hệ trẻ hôm nay cần phát huy những nét đẹp của cha ông trong quá khứ để sống sao cho xứng đáng ....
0