Đề thi thử ĐHQGHN 2015 môn Văn
Đề thi thử ĐHQGHN 2015 môn Văn Bài thi thử đánh giá năng lực ĐHQGHN phần tư duy định tính Bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015 gồm 3 phần: Phần 1 - Tư duy định lượng (môn ...
Đề thi thử ĐHQGHN 2015 môn Văn
Bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015 gồm 3 phần: Phần 1 - Tư duy định lượng (môn toán), Phần 2 - Tư duy định tính (môn văn), Phần 3 - Phần tự chọn, thí sinh có thể chọn 1 trong 2 phần (Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên). VnDoc.com xin giới thiệu đến các bạn bài thi thử đại học môn văn của ĐHQGHN. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, nhằm chuẩn bị tốt hơn cho bài thi đánh giá năng lực năm 2016 của ĐHQG Hà Nội.
Đề thi thử đánh giá năng lực ĐHQGHN 2016: Tư duy định tính
Đề thi thử đánh giá năng lực ĐHQGHN 2016: Khoa học tự nhiên
Đề thi thử đánh giá năng lực ĐHQGHN 2016: Khoa học xã hội
Đề thi thử đánh giá năng lực ĐHQGHN 2016: Tư duy định lượng (môn Toán)
ĐỀ THI THỬ VÀO ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH
Số câu: 50 câu hỏi Thời gian làm bài: 60 phút
1. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Với lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh, truyện ngắn Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) đã tái hiện vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của con người và truyền thống văn hiến Tây Nguyên.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: văn hiến B: tráng lệ
C: truyện ngắn D: hào hùng
2. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Văn học hiện đại là văn học thoát ra khỏi biện pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: trung đại B: đổi mới
C: biện pháp D: phương Tây
3. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Nhìn chung, …………………… đề cao cá tính sáng tạo, đề cao “cái tôi” cá nhân.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Văn học trung đại B: Văn học hiện đại
C: Văn học dân gian D: Văn học viết nói chung
4. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Những tay cướp biển người Vai-king từng giương buồm đi khắp châu Âu và Bắc Đại Tây Dương trên những chiếc thuyền dài, đánh phá cướp bóc, xâm lược phần lớn các vùng đất trù phú tại châu Âu.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: những tay cướp biển B: xâm lược
C: trù phú D: giương buồm
5. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Điểm yếu B: Khuyết điểm
C: Yếu điểm D: Nhược điểm
6. Tác phẩm nào KHÔNG cùng thể loại với các tác phẩm còn lại?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Rừng xà nu B: Người lái đò Sông Đà
C: Vợ chồng A Phủ D: Vợ nhặt
7. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Kể từ đó, cả con hẻm 84 này lúc nào cũng chìm trong nỗi kinh hoàng của ma túy gây ra, không người nào dám bén mảng ra ngoài đường sau 10 giờ đêm.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: bén mảng B: kể từ đó
C: của D: lúc nào
8. Đọc đoạn trích sau và trả lời 6 câu hỏi liên tiếp dưới đây:
Chỉ số thông minh, hay IQ (viết tắt của Intelligence Quotient trong tiếng Anh), thường được cho là có liên quan đến sự thành công trong học tập, trong công việc. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên quan giữa IQ và sức khỏe, tuổi thọ (những người thông minh thường có nhiều kiến thức hơn trong việc chăm sóc bản thân) và cả số lượng từ mà người đó sử dụng. Vậy, những điều gì khiến cho con người có chỉ số IQ cao hay thấp?
Vai trò của di truyền và môi trường tác động lên trí thông minh là những điều được nói đến nhiều nhất. Khả năng kế thừa của một gen từ thế hệ trước sang thế hệ sau được biểu diễn bằng một số trong khoảng từ 0 đến 1, gọi là hệ số di truyền. Nói một cách khác, hệ số di truyền là phần trăm khả năng di truyền cho đời sau của một gen. Cho đến gần đây hệ số di truyền hầu hết chỉ được nghiên cứu ở trẻ em và người ta cho rằng hệ số di truyền trung bình là 0,5. Điều này cho thấy một nửa số gen của số trẻ được nghiên cứu là gen đã biến dị, hoặc bị tác động của yếu tố môi trường. Con số 0,5 cho thấy trí thông minh một phần là do kế thừa từ cha mẹ. Nghiên cứu ở người lớn tuy vẫn chỉ ở những mức rất sơ khai nhưng cũng có những kết quả rất thú vị: hệ số di truyền có thể lên đến 0,8. Yếu tố môi trường đóng vai trò rất lớn trong việc xác định trí thông minh ở một số trường hợp. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho lúc nhỏ được coi là rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng kém có thể làm suy giảm trí thông minh. Một số nghiên cứu khác về yếu tố môi trường còn cho rằng thai phụ trước khi sinh hay cho con bú nếu tiếp xúc với những loại độc tố hay thiếu các vitamin và muối khoáng quan trọng có thể ảnh hưởng đến IQ của đứa bé. Trong xã hội đã phát triển, môi trường trong gia đình có thể tạo ra 25% sự khác biệt. Tuy nhiên, khi lớn lên, điều này hầu như biến mất.
(*) Mỗi câu hỏi nhỏ dưới đây được tính điểm tương ứng với một câu hỏi trong phần thi.
8.1. Theo đoạn trích, chỉ số thông minh được cho là có liên quan đến:
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: kết quả học tập, công việc, sức khỏe, tuổi thọ và cách diễn đạt
B: kết quả học tập, công việc, sức khỏe, tuổi thọ và hành vi
C: kết quả học tập, công việc, sức khỏe, tuổi thọ và số lượng từ
D: kết quả công việc, học tập, sức khỏe, tuổi thọ và tính cách
8.2. Theo đoạn trích, con số 0,5 của hệ số di truyền ở trẻ KHÔNG nói lên điều gì sau đây?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Có sự tác động của môi trường đến trí thông minh của trẻ
B: Một nửa số gen của trẻ trong nghiên cứu là gen đã biến dị
C: Khả năng kế thừa của gen ở thế hệ sau là rất lớn
D: Trí thông minh một phần là do kế thừa từ cha mẹ
8.3. Theo đoạn trích, chỉ số IQ của con người chịu tác động của những yếu tố nào?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Hệ số di truyền và vitamin
B: Điều kiện môi trường và chế độ dinh dưỡng của đứa trẻ
C: Chế độ dinh dưỡng của người mẹ và đứa trẻ
D: Yếu tố di truyền và môi trường
8.4. Theo đoạn trích, tác động của yếu tố môi trường gia đình đối với chỉ số IQ của con người như thế nào?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Quan trọng hơn yếu tố di truyền và chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ
B: Rất quan trọng đối với chỉ số IQ khi con người trưởng thành
C: Quan trọng hơn yếu tố di truyền và chế độ dinh dưỡng của người mẹ
D: Quan trọng khi con người còn nhỏ và dần biến mất khi con người trưởng thành
8.5. Theo đoạn trích, hệ số di truyền được hiểu là gì?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Là con số trong khoảng từ 0 đến 1, thể hiện sự kế thừa gen thông minh của bố mẹ
B: Là con số trong khoảng từ 0 đến 1, thể hiện tỉ lệ di truyền trí thông minh từ thế hệ trước sang thế hệ sau
C: Là con số trong khoảng từ 0 đến 1, thể hiện số gen biến dị hoặc bị tác động bởi yếu tố môi trường
D: Là con số trong khoảng từ 0 đến 1, thể hiện khả năng kế thừa của một gen từ thế hệ trước sang thế hệ sau
8.6. Chủ đề của đoạn trích là gì?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Vai trò của di truyền và môi trường tác động lên trí thông minh của con người
B: Vai trò của hệ số di truyền đối với trí thông minh của con người
C: Vai trò của di truyền và môi trường đối với chỉ số thông minh (IQ)
D: Chỉ số thông minh (IQ) và các thành tố liên quan
9. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Một ........................ của những người nuôi ong, nhà bảo tồn và những người ủng hộ an toàn thực phẩm đã kiện chính phủ Mỹ về việc giới chức nước này ........................... người dân sử dụng những loại thuốc trừ sâu có thể gây hại cho ong.
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: đoàn thể – thuận tình cho B: liên minh – cho phép
C: tập hợp – cấm D: liên quân – cáo buộc
10. Đọc đoạn trích sau và trả lời 4 câu hỏi liên tiếp dưới đây:
Người ta có một niềm tin đầy tính áp đặt và bất di bất dịch vào quyền lực vô biên của cơ học cổ điển. Hệ thống cơ học của Niu-tơn đã vận hành tốt trong hơn hai trăm năm; đến mức, ở cuối thế kỉ XIX, nhiều nhà vật lí đã tin rằng chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi sách giáo khoa Vật lí có thể khép lại mà không phải viết thêm gì nữa. Có thể còn những vấn đề mới sẽ nảy sinh, nhưng những vấn đề ấy chắc chắn sẽ giải quyết được trong khuôn khổ của vật lí Niu-tơn.
Tuy nhiên, bất chấp niềm tin đó, bước vào ngưỡng cửa thế kỉ XX đã bắt đầu xuất hiện một số vết rạn nhỏ trong cơ học cổ điển mà người ta không thể phớt lờ đi được: có hai đặc tính nhỏ của ánh sáng chẳng phù hợp vào đâu trong hệ thống này. Năm 1900, trong bài diễn văn đọc trước viện Hoàng gia, huân tước Ken-vin, một nhà vật lí xuất sắc sau khi hết lời ca ngợi những chiến công của cơ học Niu-tơn đã đề cập đến hai vấn đề còn chưa giải quyết được liên quan đến ánh sáng và gọi đó là "hai đám mây còn sót lại ở bức tranh phong cảnh của Niu-tơn". Nhưng việc xua tan được hai đám mây liên quan đến ánh sáng này hóa ra lại là rất khó, bất chấp sự chú tâm của những trí tuệ mẫn tiệp nhất.
(*) Mỗi câu hỏi nhỏ dưới đây được tính điểm tương ứng với một câu hỏi trong phần thi.
10.1. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Tính ưu việt của thuyết cơ học cổ điển của Niu-tơn
B: Quá trình phát triển thuyết cơ học cổ điển của Niu-tơn
C: Thuyết cơ học cổ điển của Niu-tơn và hạn chế của nó
D: Quyền năng vô hạn của thuyết cơ học cổ điển của Niu-tơn
10.2. Theo đoạn trích, "quyền lực vô biên của cơ học cổ điển" có thể được hiểu là gì?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Thuyết cơ học cổ điển là cơ sở của mọi học thuyết vật lí khác
B: Thuyết cơ học cổ điển có thể giải quyết mọi vấn đề trong thế giới
C: Thuyết cơ học cổ điển có thể giải quyết mọi vấn đề xảy ra trong vật lí
D: Thuyết cơ học cổ điển là học thuyết xuất sắc nhất của mọi thời đại
10.3. Theo đoạn trích, "hai đám mây" là hình ảnh thể hiện hai vấn đề như thế nào?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Chưa rõ ràng B: Vô nghĩa
C: Viển vông D: Phi thực tế
10.4. Từ "vết rạn" (được gạch chân trong đoạn trích) có thể được thay thế bằng từ nào sau đây?
Chọn 1 câu trả lời đúng
A: Nhầm lẫn B: Vấn đề
C: Sai lầm D: Nghi vấn